Kết quả xác định liều tiêm vaccine Phù đầu lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất vaccine bổ trợ keo phèn phòng bệnh phù đầu lợn do e coli dung huyết gây ra theo quy mô công nghiệp (Trang 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3 Kết quả kiểm nghiệm vaccine sản xuất thử nghiệm

4.3.8. Kết quả xác định liều tiêm vaccine Phù đầu lợn

Nhằm xác định liều tiêm vaccine phù đầu lợn phù hợp, để có hiệu lực bảo hộ đàn lợn sau khi tiêm vaccine đạt hiệu quả cao nhất và có độ dài miễn dịch dài nhất, chúng tôi đã tiến hành xác định liều tiêm vaccine trên đàn lợn nuôi như sau: ô lợn thí nghiệm gồm 15 con, chia làm 3 nhóm khác nhau, mỗi nhóm lợn thí nghiệm có 5 con lợn ở 6 tuần tuổi. Sau đó tiến hành tiêm cho lợn thí nghiệm như sau:

- Nhóm 1: Tiêm vaccine Phù đầu cho lợn với liều tiêm 1ml/con, dưới da sau hốc tai.

- Nhóm 2: Tiêm vaccine Phù đầu cho lợn liều 1ml/con/mũi với 2 mũi tiêm cách nhau 7 ngày, tiêm dưới da sau hốc tai.

- Nhóm 3: Tiêm vaccine Phù đầu cho lợn liều tiêm 2ml/con /mũi, tiêm dưới da sau hốc tai.

Lợn thí nghiệm được đánh số từ KT1 đến KT15. Trong đó: Lợn ký hiệu KT1 đến KT5 là lợn nhóm 1, từ KT6 đến KT10 là lợn nhóm 2 và từ KT11 đến KT15 là lợn thuộc nhóm 3.

Trước khi tiêm vaccine tiến hành lấy máu kiểm tra kháng thể, sau khi tiêm 21 ngày, lấy máu lợn thí nghiệm để xác định hàm lượng kháng thể kháng lại vi khuẩn E. coli có trong máu lợn được tiêm phòng vaccine. Dựa trên kết quả hàm lượng kháng thể có trong máu lợn ở 3 nhóm khác nhau, có thể xác định được liều tiêm vacxin cho 1 lợn phù hợp đạt hiệu lực phòng bệnh phù đầu cho lợn cao nhất.

Bảng 4.13. Kết quả xác định kháng thể ở lợn tiêm vaccine với liều tiêm khác nhau

TT Mẫu HT

Kết quả xác định hiệu giá kháng thể Trước

tiêm VX

Sau tiêm VX

E.coli Liều tiêm VX

1 KT1 - 1/32 1ml/con Tiêm 1 mũi 2 KT2 - 1/32 3 KT3 - 1/32 4 KT4 - 1/32 5 KT5 - 1/32 6 KT6 - 1/32 1ml/con Tiêm 2 mũi cách nhau 7 ngày 7 KT7 - 1/32 8 KT8 - 1/32 9 KT9 - 1/32 10 KT10 - 1/64 11 KT11 - 1/32 2ml/con Tiêm 1 mũi 12 KT12 - 1/32 13 KT13 - 1/32 14 KT14 - 1/32 15 KT15 - 1/32

Kết quả bảng 4.13 cho thấy cả 15 lợn ở lô thí nghiệm được tiêm vaccine khi lấy mẫu máu kiểm tra trước khi tiêm vaccine đều âm tính và sau khi tiêm vaccine đều có kháng thể tương ứng với các thành phần vi khuẩn E. coli.

Kết quả cũng cho thấy: Ở nhóm 1 tiêm 1 mũi duy nhất với liều tiêm 1ml/con, sau khi tiêm vaccine 21 ngày, hiệu giá kháng thể kháng vi khuẩn E. coli

cao nhất là 1/32.

Lợn ở nhóm 2: Tiêm 2 mũi với liều tiêm 1ml/con, sau khi tiêm vaccine 21 ngày, hiệu giá kháng thể kháng vi khuẩn E. coli cao nhất chỉ đạt 1/32 đến1/64.

Lợn ở nhóm 3: Tiêm 1 mũi với liều tiêm 2ml/con, sau khi tiêm vaccine 21 ngày, hiệu giá kháng thể kháng vi khuẩn E. coli đạt hiệu giá 1/32 .

Kết quả cho thấy: Không có sự khác biệt lớn giữa liều tiêm 1ml/con/1 lần với liều 1ml/con/2 lần và 2ml/con/1 lần tiêm.

Như vậy có thể đánh giá liều tiêm vaccine cho lợn đạt hiệu lực bảo hộ tốt nhất là tiêm vaccine Phù đầu lợn 2 mũi, với liều tiêm 1ml/con /mũi cách nhau 7 ngày, tiêm dưới da sau hốc tai. Nhưng với đều kiện của thực tiễn sản xuất, chỉ cần tiêm liều tiêm thích hợp nhất là 1ml/con/1 lần. Với hiệu giá kháng thể đạt được trong máu lợn sau khi tiêm 21 ngày, có thể đánh giá sau khi tiêm vaccine 4 tháng vẫn có hiệu lực bảo hộ đàn lợn 100% với vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu ở lợn. 4.3.9. Kết quả xác định độ dài miễn dịch của vaccine Phù đầu lợn

Chúng tôi đã tiến hành chọn 10 lợn khoẻ mạnh 30 – 35 ngày tuổi được tiêm vaccine với liều 1 ml/con/mũi dưới da sau hốc tai. Các lợn thí nghiệm được đánh số tai và được nuôi chung trong cùng một ô chuồng rộng và được xác định trọng lượng trung bình trước và sau khi tiêm vaccine thử nghiệm.

Tiến hành theo dõi trạng thái và biểu hiện lâm sàng của các lợn trước và sau khi tiêm vaccine. Tiến hành lấy máu vào các thời điểm: trước khi tiêm vaccine và sau khi tiêm vaccine mũi 1 vào ngày thứ 21, 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng. Xác định mức độ đáp ứng miễn dịch của lợn tiêm vacxin bằng phản ứng ngưng kết, hiệu giá ngưng kết phải đạt ≥ 1/16 sau 4 tháng lợn được tiêm vacxin.

Kết quả xác định độ dài miễn dịch được thể hiện tại các bảng 4.14 Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể trên lợn tiêm vaccine

TT Mẫu HT

Kết quả xác định hiệu giá kháng thể Trước tiêm VX Sau tiêm VX 21 ngày 2 tháng 3 tháng 4 tháng 1 PP1 - 1/32 1/32 1/16 1/16 2 PP2 - 1/32 1/16 1/16 1/16 3 PP3 - 1/64 1/32 1/32 1/16 4 PP4 - 1/32 1/32 1/32 1/16 5 PP5 - 1/32 1/32 1/16 1/16 6 PP6 - 1/32 1/32 1/32 1/16 7 PP7 - 1/64 1/16 1/16 1/16 8 PP8 - 1/32 1/32 1/16 1/16 9 PP9 - 1/32 1/32 1/32 1/16 10 PP10 - 1/32 1/32 1/32 1/16

Kết quả bảng 4.14 cho thấy cả 10 lợn được tiêm vaccine khi lấy mẫu máu kiểm tra trước khi tiêm vaccine đều âm tính và sau khi tiêm vaccine đều có kháng thể tương ứng với vi khuẩn E. coli.

4.4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VACCINE TRÊN DIỆN RỘNG

Trên cơ sở các kết quả thử nghiệm vaccine thu được trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm vaccine trên địa bàn một số tỉnh. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm vaccine trên địa bàn một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Vĩnh phúc, Hưng Yên, Thái Bình và Hải Phòng. Tiêm vaccine cho lợn con 3- 8 tuần tuổi, liều 1ml/con vào dưới da gốc tai. Theo dõi an toàn của vaccine bằng phương pháp theo dõi trực tiếp và đánh giá hiệu quả phòng bệnh của vaccine bằng phương pháp so sánh tỷ lệ lớn ốm, chết giữa nơi tiêm và nơi chưa tiêm, giữa các năm trước chưa tiêm vaccine và các năm tiêm vaccine.

+ Toàn bộ số lợn được tiêm vaccine không có biểu hiện bệnh phù đầu. + Vaccine E. coli vô hoạt keo phèn hoàn toàn an toàn với lợn từ 3 tuần tuổi trở lên với liều tiêm thích hợp là 1 ml/con.

+ Các lợn con trước và sau cai sữa được tiêm vaccine đều phát triển bình thường và có khả năng bảo hộ chống lại bệnh phù đầu.

Kết quả theo dõi an toàn của vacxin trên diện rộng trong trong thời gian qua, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

+ Tại các tỉnh đã thử nghiệm vaccine: theo báo cáo của Chi cục Thú y đã triển khai tiêm phòng cho các huyện trong tỉnh với số đầu lợn được tiêm là 100.000 con. Qua theo dõi thấy tỷ lệ lợn không có biểu hiện bệnh là 80%, tuy nhiên, sau khi tiêm có rất ít lợn có biểu hiện phản ứng phụ (chiếm 0.1%) như run, tăng hô hấp, tiêu chảy nhẹ, sau đó tự khỏi hoặc dùng kháng sinh điều trị sau 1 ngày thì khỏi.

Nhìn chung, trong số lợn được tiêm vaccine phòng bệnh phù đầu, số lợn có phản ứng phụ là rất thấp, không ảnh hưởng gì đến tăng trọng và phát triển của lợn. Từ những kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những chủng vi khuẩn E. coli phân lập được sử dụng làm giống chế vaccine đã được bảo quản ở dạng thạch lỏng và đông khô có mang đầy đủ các yếu tố gây bệnh gây ra bệnh phù đầu lợn con trước và sau cai sữa. Vaccine E. coli chế tạo từ các chủng vi khuẩn điển hình phân lập được đảm bảo các chỉ tiêu vô trùng, an toàn và hiệu lực trong phòng thí nghiệm và có khả năng tạo được miễn dịch phòng hộ trên lợn khi thử trên sản xuất diện rộng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể rút ra một số kết luận sau đây: 1. 5 chủng vi khuẩn E. coli phân lập được sử dụng để chế vaccine phòng bệnh phù đầu cho lợn là đại diện cho các chủng vi khuẩn gây bệnh phù đầu lợn con trước và sau cai sữa tại các tỉnh, sau khi bảo quản thời gian dài dưới dạng thạnh lỏng và đông khô, vẫn mang đầy đủ các đặc điểm sau:

+ Mang đầy đủ các đặc tính hình thái, nuôi cấy, sinh hóa như chủng gây bệnh trong tự nhiên.

+ Mang các gen quy định sinh tổng hợp các yếu tố gây bệnh ổn định sau khi lưu giữ sau thời gian dài ở thạnh lỏng Glycerin và đông khô.

+ Có độc lực mạnh, gây chết 100% chuột thí nghiệm trong vòng 24 giờ. 2.Các lô vaccine chế tạo trên quy mô công nghiệp đều đạt các chỉ tiêu về: + Bằng phương pháp lên men sục khí canh trùng nuôi cấy đạt đậm độ vi khuẩn: từ 17 x 109 vi khuẩn/ml.

+ Vô trùng bằng Formol 0,5% đạt kết quả 100% vô trùng khi kiểm tra trên các môi trường thạch máu, nước thịt, môi trường yếm khí và thạch nấm.

3. Các lô vaccine chế tạo trên quy mô công nghiệp đều đạt các chỉ tiêu về: + Khi thử nghiệm trên chuột bạch, đạt chỉ tiêu an toàn 100% với liều tiêm 0.5ml/chuột với đường tiêm vào phúc xoang và hiệu lực bảo hộ đạt từ 70-90%.

+ Với liều tiêm gấp đôi và gấp ba liều tiêm miễn dịch: vaccine an toàn 100% với lợn từ 21 ngày tuổi

4.Vaccine khi được thử nghiệm trên diện rộng đạt chỉ tiêu an toàn cao với liều tiêm 1 ml/con và tạo được miễn dịch phòng hộ tốt.

5.2. KIẾN NGHỊ

Cho sử dụng vaccine đã chế trên quy mô công nghiệp từ các chủng phân lập được để phòng bệnh phù đầu cho lợn con từ 21 ngày tuổi tại tất cả các tỉnh trong toàn quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bùi Trung Trực, Nguyễn Việt Nga, Thái Quốc Hiếu, Lê Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2004). Phân lập và định typ kháng nguyên vi khuẩn E. Coli trong phân heo nái, heo con tại tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, (1).

2. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thuý, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Xuân Huyên, Văn Thị Hường và Đào Thị Hảo (2004). Lựa chọn chủng E. coli để chế tạo Autovacxin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con theo mẹ. Viện Thú Y 35 năm xây dựng và phát triển (1969 – 2004). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh và Đỗ Ngọc Thuý (2000). Kết

quả phân lập vi khuẩn E. coli và Salmomella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh hoá học của chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị. Kết quả nghiên cứu KHKT Thú Y 1996 – 2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Chủng sản xuất vaccine. Báo cáo tại Hội thảo REI, Hà Nội.

5. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ và Huỳnh Văn Kháng (1996). Bệnh ở lợn nái và lợn con. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 57 – 147.

6. Hoàng Thuỷ Nguyên, Đặng Đức Trạch, Ninh Đức Dự, Nguyễn Hồng Việt, Nguyễn Thị Kê và Lê Thị Oanh (1974). Vi sinh vật Y học, tập 1. NXB Y học, Hà Nội. 7. Laval A (2000). “Dịch tễ Salmonellosis”. Báo cáo tại hội thảo về bệnh lợn tại Viện

Thú y – Hà Nội tháng 6/2000, Tài liệu dịch của Trần Thị Hạnh – Viện Thú y. 8. Lê Văn Tạo (1997a). Bệnh do Escherichia coli gây ra. Những thành tựu mới về

nghiên cứu phòng chống bệnh ở vật nuôi, tài liệu giảng dạy sau đại học cho bác sĩ thú y và kỹ sư chăn nuôi. Viện thú y quốc gia, Hà Nội.

9. Lê Văn Tạo và cs. (1993). Nghiên cứu chế tạo vacxin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con. Tạp trí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, 9/1993, Hà Nội.

10. Lê Văn Tạo và cs. (1996). Xác định các yếu tố gây bệnh di truyền bằng Plasmid trong vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng chọn.

11. Nguyễn Bá Hiên (2001). Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

12. Nguyễn Khả Ngự (2000). Xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong bệnh phù đầu lợn con ở đông bằng sông Cửu Long, chế vacxin phòng bệnh. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y, Hà Nội.

13. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Văn Đức, Đặng Hồng Mai và Nguyễn Vĩnh Phước (1976). Một số phương pháp nghiên cứu Vi sinh vật, tập 1 và 2. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. Nguyễn Như Thanh (2001). Dịch tễ học thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương (1997). Vi sinh

vật thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Kim Lan (2004). Thử nghiệm phòng và trị bệnh coli dung huyết cho lợn con ở Thái Nguyên và Bắc Giang. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. XII (3). 17. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thị Sở và Trần Thị

Thu Hà (1989). Nghiên cứu vaccine đa giá Salco phòng bệnh ỉa chảy cho lợn con. Kết qủa nghiên cứu KHKT Thú y 1985 –1989, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Nguyễn Vĩnh Phước (1974). Vi sinh vật Thú y, tập 1 và 2. NXB Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội.

19. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân và Trương Văn Dung (1997). Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Trịnh Quang Tuyên (2004). Phân lập và xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli từ lợn con bị tiêu chảy nuôi tại trại lợn Tam Điệp. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y (4).

21. Trương Quang (2005). Kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn 1 – 60 ngày tuổi. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú Y. XII (1). 22. Trương Văn Dung, Yoshihara shinobu (2002). Cẩm nang chẩn đoán tiêu chuẩn

về các bệnh gia súc ở Việt Nam. Viện Thú y Quốc gia và Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản.

23. Vũ Khắc Hùng, M. pilipcinec (2004). Nghiên cứu và so sánh các yếu tố độc lực của các chủng E. coli phân lập từ lợn con bị tiêu chảy ở cộng hòa Slovakia. Báo cáo khoa học chăn nuôi Thú y, Hà Nội.

Tiếng Anh:

2. Carter G.R, Chengapa.M.M, Rober T.S.A.W (1995). Essentials of veterinary Microbiology. A warerly Company, 1995.

3. Casey, T. A., Nagy, B. & Moon, H. W. (1992). Pathogenicity of porcine enterotoxigenic Escherichia coli that do not express K88, K99, F41, or 987P adhesins. American Journal of Veterinary Research 53.

4. Dean E. A, Whipp S. C. & Moon H. W. (1989). Age-specific colonization of porcine intestinal epithelium by 987P-piliated enterotoxigenic Escherichia coli.

Infection and Immunity 57.

5. Dean-Nystrom E. A. & Samuel, J. E. (1994). Age-related resistance to 987P fimbria-mediated colonization correlates with specific glycolipid receptors in intestinal mucus in swine. Infection and Immunity 62.

6. Ewing, Edward (1970). Indentification of Enterobacteriaceae. Edicion Revolucionnalria, Instituto Cubano Del libro 19 No 1002, Vedado Habana. 7. Fairbrother.J.M (1992). Enteric colibacillosis Diseases of swine. IOWA State

University Press/AMES, IOWA U.S.A 7th Edition, 1992.

8. Giannella, R. A. (1976). Suckling mouse model for detection of heat-stable Escherichia coli enterotoxin: characteristics. of the model. Infection and Immunity 14.

9. Guinee, P. A. M. & Jansen, W. H. (1979). Behavior of Escherichia coli K antigens K88ab, K88ac, and K88ad in immunoelectrophoresis, double diffusion, and haemagglutination. Infection and Immunity 23.

10. Isaacs.on, R. E., Nagy, B. & Moon, H. W. (1977). Colonization of porcine small intestine by Escherichia coli: Colonization and adhesion factors of pig

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất vaccine bổ trợ keo phèn phòng bệnh phù đầu lợn do e coli dung huyết gây ra theo quy mô công nghiệp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)