Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMTHố Nai bậc xanh – sạch – đẹp (phân loại 3Đ)

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng khu công nghiệp Hố Nai tỉnh Đồng Nai thành khu công nghiệp thân thiện môi trường (Trang 94 - 97)

f. Công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc.

4.7.4Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMTHố Nai bậc xanh – sạch – đẹp (phân loại 3Đ)

sạch – đẹp (phân loại 3Đ)

Các nội dung đầu tư đã xác định trong bước 5 của mô hình SSPM gồm: 4.7.4.1. Hoàn thành các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN

• Đầu tư hoàn thành các cam kết về xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải và nước mưa, bãi chứa trung chuyển CTR, giảm thiểu ô nhiễm bụi, khói, ồn, rung ….

Nai thành KCN thân thiện môi trường”

4.7.4.2. Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT KCN

• Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT tại KCN và các DN sao cho bảo đảm tính gọn nhẹ, đồng bộ và hiệu quả cao:

 KCN phải có Phòng QLMT với số lượng cán bộ tối thiểu là 3 người trực thuộc BQL KCN hoặc Công ty cổ phần Hố Nai.

 Mỗi DN phải có bộ phận QLMT với số lượng cán bộ tối thiểu là 1 người trực thuộc Ban giám đốc DN.

 KCN đầu tư trang bị Phòng thí nghiệm phân tích môi trường nhằm xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật chính theo tiêu chuẩn môi trường nhà nước đã ban hành, cũng như phục vụ cho các hoạt động QLMT khác và hội nhập kinh tế quốc tế.

• Các giải pháp QLMT KCN gồm:

 Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế quản lý KCN khác nhau của Chính phủ, Bộ CN và Bộ TN&MT đã ban hành.

 Tổ chức công tác quản lý hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM theo Quy chế quản lý hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ TN &MT ban hành.

 Tổ chức công tác quan trắc và giám sát môi trường KCN vào nề nếp nghiêm túc theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

 Tuân thủ nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, thanh – kiểm tra môi trường theo quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

4.7.4.3. Thực hiện tăng cường công tác giáo dục – đào tạo và nâng cao ý thức về BVMT KCN

• Tổ chức công tác giám sát, thanh tra và ký kết các cam kết tự nguyện thi đua tự quản về BVMT giữa các DN, xí nghiệp và nhà máy trong KCN.

Nai thành KCN thân thiện môi trường”

• Tổ chức công tác giáo dục đào tạo và tuyên truyền cho công nhân về pháp luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động BVMT KCN, nâng cao ý thức và trình độ QLMT thông qua các chương trình đào tạo về kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải, áp dụng các giải pháp SXSH, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp, an toàn vệ sinh lao động…

4.7.4.4. Tăng cường công tác hội nhập kinh tế quốc tế

• Tổ chức áp dụng mô hình QLMT tiên tiến EMS cho các DN. • Tổ chức áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14.000 cho các DN. 4.7.4.5. Gia tăng đầu tư về sinh thái môi trường cho KCN

• KCN bảo đảm tỷ lệ cây xanh và mặt nước trên diện tích đã được phê duyệt quy hoạch cho cả 03 giai đoạn phát triển KCN.

• KCN gia tăng đầu tư trồng bồn hoa, thảm cỏ, đài phun nước, lắp đặt quạt thông gió trên khuôn viên khu điều hành KCN và trên các trục đường giao thông chính, phụ.

• Mỗi DN gia tăng đầu tư trồng bồn hoa, thảm cỏ, đài phun nước, lắp đặt quạt thông gió trên khuôn viên DN, nhà máy, xí nghiệp và nơi nghỉ ngơi của công nhân.

4.7.4.6. Gia tăng đầu tư về công tác kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu chất thải

• Tổ chức quản lý thị trường trao đổi chất thải nội bộ và ngoài phạm vi KCN, trong đó bao gồm các nội dung chính như : hoạch định nhu cầu trao đổi chất thải, khuyến khích các DN tham gia trao đổi chất thải và chuẩn bị hình thành mạng lưới trao đổi sinh thái công nghiệp trong phạm vi KCN. Việc trao đổi chất thải trên thị trường chỉ hoạch định cho chất thải rắn không nguy hại và nước thải.

Nai thành KCN thân thiện môi trường”

• Tổ chức quản lý chương trình trao đổi, tiết kiệm năng lượng, nước nội bộ và ngoài phạm vi KCN dưới sự điều hành trực tiếp của BQL KCN.

• Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH, mà trước hết là các giải pháp quản lý tốt nội vi và kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn nhằm phòng ngừa hợp lý các khả năng phát thải trong hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng khu công nghiệp Hố Nai tỉnh Đồng Nai thành khu công nghiệp thân thiện môi trường (Trang 94 - 97)