Tình hình thực hiện công tác QLMT KCN 1 Hiện trạng môi trường KCN

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng khu công nghiệp Hố Nai tỉnh Đồng Nai thành khu công nghiệp thân thiện môi trường (Trang 52 - 54)

GIỚI THIỆU VỀ KCN HỐ NA I ĐỒNG NAI   

3.5 Tình hình thực hiện công tác QLMT KCN 1 Hiện trạng môi trường KCN

3.5.1 Hiện trạng môi trường KCN

Hiện trạng môi trường KCN Hố Nai trong giai đoạn hoạt động hiện nay có các nét chính như sau:

Môi trường không khí xung quanh KCN : Theo kết quả giám sát môi

trường 6 tháng đầu năm 2006 của KCN Hố Nai thì môi trường không khí xung quanh KCN vẫn đang trong tình trạng bình thường, mức độ ô nhiễm không lớn lắm. Hầu hết các chỉ tiêu đo đạc và phân tích môi trường không khí trong KCN Hố Nai đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Chỉ có tại ngã tư GB độ ồn vượt quá mức cho phép và ở ngã tư AE nồng độ bụi và độ ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

Nai thành KCN thân thiện môi trường”

Nước thải sản xuất : trong báo cáo giám sát môi trường vừa qua, có

30 nhà máy trong KCN được lấy mẫu ngẫu nhiên, trong đó có 9 nhà máy có đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Kết quả phân tích mẫu cho thấy:

Đối với nhà máy có hệ thống xử lý nước thải: nồng độ các chỉ

tiêu cơ bản trong nước thải (TSS, BOD5, COD, N tổng, P tổng và Coliform) đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải cục bộ của các công ty đều chưa xử lý đạt yêu cầu.

Đối với các nhà máy không có hệ thống xử lý nước thải, thải trực tiếp vào cống thoát nước thải của KCN: nồng độ các chỉ

tiêu cơ bản trong nước thải đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. • Nước mặt : nước thải sản xuất của KCN Hố Nai không qua hệ thống

xử lý tập trung mà thải ra thẳng suối Nhỏ. Kết quả phân tích mẫu nước mặt ở suối Nhỏ cho thấy nước suối cũng không đạt tiêu chuẩn môi trường. Các chỉ tiêu BOD5, COD, Cr(VI), DO và Coliform không nằm trong giới hạn cho phép, chứng tỏ nguồn nước mặt cũng đang dần bị ô nhiễm.

Nước ngầm : chất lượng nước ngầm trong KCN Hố Nai còn tương

đối tốt, chỉ có chỉ tiêu Coliform là không đạt yêu cầu. • Môi trường đất : chưa bị ô nhiễm.

Chất thải rắn : được phân loại tại nguồn.

Chất thải rắn sinh hoạt: được thu gom, tập trung đúng nơi quy

Nai thành KCN thân thiện môi trường”

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: nếu CTR có khả năng

tái chế thì được sử dụng hoặc bán cho các nàgnh công nghiệp khác. Còn CTR không có khả năng tái chế, các nhà máy tự hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại: được các nhà máy hợp đồng

với tư nhân để xử lý, có 14/72 nhà máy đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hạitại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

Tình hình này đã gián tiếp phản ánh chất lượng công tác QLMT KCN chưa đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng khu công nghiệp Hố Nai tỉnh Đồng Nai thành khu công nghiệp thân thiện môi trường (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w