Qua kết quả quan trắc môi trường từ năm 1998-2005 và kết quả kiểm tra môi trường KCN hàng năm, hiện trạng môi trường trong các KCN ở Đồng Nai được thể hiện như sau:
Nai thành KCN thân thiện môi trường”
Tính đến tháng 12/2005, lượng xả thải trung bình trong 17 KCN tập trung của Đồng Nai ước tính trên 60.000m3/ngày đêm
Trong 17 KCN đã được Chính phủ phê duyệt có 3 KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung (Biên Hòa 2, Amata, Loteco). Nước thải từ các KCN không có nhà máy xử lý nước thải tập trung với lưu lượng lớn và thành phần ô nhiễm đa dạng, phức tạp đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt các sông, suối trong khu vực.
Hiện nay, Công ty phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) đang thực hiện những dự án như: Xây dựng và vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải KCN Long Thành với công suất 5.000m3/ngày (giai đoạn 1); Nhà máy xử lý nước thải KCN Gò Dầu với công suất 500m3/ngày; Cải tạo – nâng cấp hạ tầng kỹ thuật KCN Biên Hòa I, trong đó có dự án chuyển nước thải 2.000m3/ngày từ KCN Biên Hòa 1 về nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hòa 2. Công ty Phát triển đô thị và KCN (URBIZ) xây dựng và đang vận hành thử hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Trạch I với công suất 2.000m3/ ngày.đêm.
Trong các KCN, những chỉ tiêu ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép phổ biến là: Colifom, COD, BOD, tổng chất rắn lơ lửng, Phenol. Các dạng ô nhiễm khác như: pH, Phospho tổng, Amoniac. Riêng ô nhiễm kim loại và kim loại nặng trong nước thải có Fe, Ni, Xianua.
Tại một số KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung, chất lượng nước thải sau xử lý tuy có chiều hướng cải thiện nhưng chưa ổn định, thường là vượt tiêu chuẩn quy định theo TCVN 5945-1995 (loại A) ở các thông số sau: COD, BOD; Amoniac, coliform, chất rắn lơ lửng…
Nai thành KCN thân thiện môi trường”
Tại các KCN chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì phần lớn các DN đều xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn thải TCVN 5945:1995 (loại A).
• Về khí thải:
Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng không khí xung quanh do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật trường Đồng Nai cho thấy các chỉ tiêu CO, NO2, SO2, bụi lơ lửng đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937: 1995.
Tuy nhiên, khí thải của những DN có nguồn thải cố định do đốt nhiên liệu dầu FO, DO cung cấp cho lò hơ, lò sấy, lò nung, lò đúc, lò nấu, máy phát… thường chứa các chất ô nhiễm như bụi, CO, NO2, SO2, các chất hữu cơ bay hơi (THC); nhưng chưa được xử lý triệt đạt tiêu chuẩn khí thải công nghiệp TCVN 1939:1995.
• Về chất thải rắn:
Qua thống kê sơ bộ, lượng chất thải rắn trong các KCN trên địa bàn tỉnh khoảng 200.000 tấn/ năm gồm có: 60.000 tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, 120.000 tấn/năm chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và 20.000 tấn/năm chất thải nguy hại. Thành phần chất thải nguy hại phát sinh từ các DN trong các KCN rất đa dạng và phát sinh chủ yếu từ các DN sản xuất giày da, điện- điện tử, ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng …;
Theo thống kê có 9 đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bản tỉnh, nhưng giải quyết được khoảng 20% chất thải nguy hại phát sinh, số còn lại hiện đang tồn trữ tại các DN.
Nai thành KCN thân thiện môi trường”
Trong năm 2002, tỉnh đã tổ chức thẩm định 6 dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại các địa bàn trên, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai xây dựng. Riêng tại thành phố Biên Hòa đã và đang triển khai dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại hợp vệ sinh 15ha tại phường Trảng Dài.
Đồng Nai đã có dự án quy hoạch tổng thể và báo cáo đánh giá tác động môi trường khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp với diện tích 100ha, tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom; đã xây dựng nhà kho chứa 3.00m2 và đấu thầu thi công hố chôn lấp trên diện tích 2,1ha và vận hành khu xử lý hóa chất thải lỏng với công suất 20m3/ ngày tại KCN Biên Hòa II.