Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần may đức giang, long biên, hà nội (Trang 89 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất

4.2.1 Yếu tố khách quan

Hệ thống cơ chế chính sách QLCL được thực hiện theo quy định chung của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợ và có cụ thể hóa tại các Doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quản lý ngành may mặc nói chung và may mặc xuất khẩu nói riêng, cụ thể như một số văn bản sau:

Bảng 4.14. Tổng hợp một số văn bản về quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu của các cơ quan quản lý Nhà Nước

Số ký hiệu Cơ quan ban hành Ngày ban hành Ngày hiệu lực Nội dung 23/2016/TT -BCT Bộ Công thương 12/10/2016 26/11/2016

Thông tư bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may

118/2013/N

Đ-CP Chính phủ 09/10/2013 01/12/2013

Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam

16/2010/TT -BCT

Bộ công

thương 20/04/2010 05/06/2010

Thông tư về việc cấp Mã số nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu (MID) sang thị trường Hoa Kỳ 32/2010/TT

-BTC Bộ tài chính 09/03/2010 23/04/2010

Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện "Chương trình đào tạo nguồn nhân lực Dệt May Việt Nam"

07/2009/TT -BCT

Bộ công

thương 09/04/2009 3/5/2009

Thông tư về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng dệt may đối với một số chủng loại hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ

42/2008/Q Đ-BCT

Bộ Công

Thương 19/11/2008 17/12/2008

Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Với việc không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách về QLCL hàng may mặc xuất khẩu là căn cứ để nhà nước quản lý về lĩnh vực này ngày càng có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, phát hiện ra những chồng chéo, ít hiệu quả lại đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản để đưa hoạt động QLCL hàng may mặc xuất khẩu đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý của Công ty Cổ phần May Đức Giang về các cơ chế, chính sách quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của Nhà nước ở bảng 4.15 cho thấy 57,9% các cán bộ đánh giá cao về sự phù hợp và rất phù hợp của các chính sách của Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, vẫn có 7,9% cán bộ quản lý của Công ty đánh giá các chính sách ban hành của Nhà nước là không phù hợp.

Bảng 4.15. Đánh giá của Cán bộ quản lý chất lượng về cơ chế chính sách quản lý chất lượng hàng may mặc xuất khẩu của Nhà nước

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

Tổng số mẫu lấy ý kiến 38 100%

- Rất phù hợp 5 13,2

- Phù hợp 17 44,7

- Trung bình 13 34,2

- Không phù hợp 3 7,9

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ số liệu phiếu điều tra (2017) 4.2.1.2. Điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh

Mọi ngành sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Khí hậu và đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp như bông, đay, trồng dâu nuôi tằm...Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp là một yếu tố đầu vào của ngành dệt may. Khi sợi, bông có năng suất, chất lượng cao thì sản phẩm dệt may sản xuất ra cũng có chất lượng cao hơn cạnh tranh dễ dàng trên thị trường, nó là yếu tố nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế, nằm ở khu vực đang phát triển sôi động nên rất thuận lợi cho việc trao đổi thương mại về sản phẩm, nguyên liệu, máy móc, công nghệ khoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới ngành.

Tuy nhiên trong điều kiện khoa học- kỹ thuật phát triển như hiện nay việc đánh giá vai trò của các yếu tố cần phải tránh cả hai khuynh hướng đối lập nhau: hoặc là quá lệ thuộc hoặc quá coi nhẹ vai trò của điều kiện tự nhiên, cả hai khuynh hướng đó đều không đúng. Dưới sự thống trị của khoa học kỹ thuật hiện đại đã nghiên cứu và sản xuất ra các sản phẩm nhân tạo như các loại sợi tổng hợp, sợi tơ nhân tạo, sợi hoá học, thì tài nguyên thiên nhiên không phải là nguyên liệu duy nhất quyết định cho sự phát triển của ngành. Ngược lại nếu xem nhẹ yếu tố điều kiện tự nhiên sẽ không khai thác được đầy đủ lợi thế để thúc đẩy phát triển ngành hoặc khai thác tự nhiên một cách lãng phí không hiệu quả.

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn nhất quan trọng nhất trong cả nước có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển toàn diện các mối quan hệ kinh tế – xã hội liên vùng với miền núi và miền biển. Đồng thời được bao xung quanh là đồng bằng phì nhiêu, trù phú, đông dân cư. Đó chính là nơi cung cấp các nguyên liệu đầu vào như bông tơ tằm đay...phục vụ sản xuất của ngành. Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu là vùng cung cấp nguyên liệu đạt chất lượng cao và điều kiện giao thông thuận lợi. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu cho Dệt May trên địa bàn. Do đó ngành phải nhập từ các tỉnh khác như bông ở Đồng Nai, Đắc Lắc; tơ ở Lâm Đồng và một số nước bên ngoài như Trung Quốc, Thái Lan...

Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý của Công ty Cổ phần May Đức Giang về điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới chất lượng hàng may mặc xuất khẩu bảng 4.16 cho thấy hơn 34,2% cán bộ quản lý của Công ty đánh giá về điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh tác động tốt đến hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty, 42,1% các cán bộ đánh giá là không có ảnh hưởng và 23,7% đánh giá là có ảnh hưởng xấu đến chất lượng hàng may mặc xuất khẩu của Công ty.

Bảng 4.16. Đánh giá của Cán bộ quản lý về điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới chất lượng hàng may mặc xuất khẩu

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

Tổng số mẫu lấy ý kiến 38 100

- Ảnh hưởng tốt 13 34,2

- Không ảnh hưởng 16 42,1

- Ảnh hưởng xấu 9 23,7

4.2.1.3. Thị trường xuất khẩu

Hiện nay các sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế giới nhưng thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, trong đó thị trường Hoa Kỳ luôn dẫn đầu chiếm trên 25%. Tiếp đến là thị trường Ba Lan chiếm trên 20%, thị trường Nhật Bản xếp vị trí thứ ba với lượng nhập khẩu tăng dần theo các năm, năm 2015 chiếm 16%. Các thị trường còn lại thị phần tương đối nhỏ so với toàn bộ giá trị xuất khẩu của công ty (bảng 4.18)

Năm 2014 giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 6,2 % so với kim ngạch xuất khẩu năm 2015, nhưng đến năm 2016 giá trị kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng chậm hơn năm 2015, với mức tăng bình quân 3,6%.

Ngoài các thị trường trên, sản phẩm may mặc của công ty còn xuất sang các thị trường như: Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha... với kim ngạch xuất khẩu nhỏ chiếm trên 3,3% so với tổng kim ngạch trên thị trường.

Đa số các thị trường xuất khẩu của Công ty đều là các thị trường “khó tính” đòi hỏi quy định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, yêu cầu của thị trường theo từng đơn đặt hàng quyết định chất lượng sản phẩm của Công ty cung ứng.

Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý của Công ty Cổ phần May Đức Giang về bối cảnh thị trường xuất khẩu may mặc tới công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại Công ty bảng 4.17 cho thấy 44,7% cán bộ quản lý của Công ty đánh giá bối cảnh thị trường xuất khẩu trong những năm sắp tới là khó khăn do sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới, bên cạnh đó là sự đòi hỏi khắt khe hơn về các tiêu chuẩn chất lượng khi hàng may mặc được xuất khẩu vào các thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản...

Bảng 4.17. Đánh giá của Cán bộ quản lý về bối cảnh thị trường xuất khẩu may mặc tới công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu

tại Công ty

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

Tổng số mẫu lấy ý kiến 38 100

- Rất thuận lợi 5 13,2

- Thuận lợi 7 18,4

- Bình thường 9 23,7

- Khó khăn 17 44,7

Bảng 4.18. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Đức Giang từ năm 2014 đến 2016

STT Thị trường chính

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1 Hoa kỳ 185 25,2 261 29,1 264 29 1,15 0.1 1,07 2 Ba Lan 148 20,1 222 24,7 223 24,7 1,22 1 1,1 3 Nhật bản 123 16,7 121 13,5 144 16 0,8 1,19 0,98 4 Đức 112 15,2 117 13 97 10,8 0,85 0,83 0,84 5 Đài Loan 77 10,5 60 6,7 86 9,5 0.63 1,42 0,95

6 Tây Ban Nha 38 5,2 52 5,8 66 7,3 1,11 1,25 1,19

7 Canada 28 3,8 28 3,1 8 0,9 0,81 0,29 0,49

8 Khác còn lại 24 3,3 37 4,1 16 1,8 1,24 0,43 0,73

Tổng cộng 735 100 897 100 901 100

Nguồn: Công ty cổ phần may Đức Giang (2014-2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng sản phẩm may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần may đức giang, long biên, hà nội (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)