Mức thu
Cơ quan Bảo hiểm xã hội quận căn cứ hồ sơ của đơn vị đóng trên địa bàn quận và người tham gia để xác định đối tượng, tiền lương, mức đóng, số tiền phải đóng BHXH.
Hàng tháng người lao động đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Hàng tháng người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động cụ thể như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ.
Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
Mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Tình hình thực hiện mức lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động của các đơn vị trên địa bàn quận Ba Đình được thể hiện qua kết quả cụ thể như sau: Bảng 4.7. Tổng hợp mức lương thực tế và mức lương làm căn cứ đóng BHXH ĐVT: đồng Số TT Diễn giải 2014 2015 2016 Mức lương thực tế bình quân 1 LĐ Mức lương bình quân đóng BHXH Mức lương thực tế bình quân 1 LĐ Mức lương bình quân đóng BHXH Mức lương thực tế bình quân 1 LĐ Mức lương bình quân đóng BHXH 1 DNNN 4.322.864 4.043.839 4.834.096 4.470.508 4.961.495 4.445.121 2 DNN.Ngoài 10.854.148 9.685.949 12.215.810 10.243.578 11.370.372 7.742.360 3 DN NQD 4.050.750 3.601.547 4.945.212 4.111.062 5.175.620 4.516.774 4 Khối HCSN 4.266.743 3.919.908 4.914.665 4.580.147 4.999.698 4.586.072 5 Ngoài công lập 3.198.515 2.660.504 3.664.066 3.103.605 4.015.648 3.381.215 6 Hợp tác xã 3..480.308 3.059.130 4.517.369 3.614.035 4.526.168 3.977.305 7 Khối phường xã 4.074.988 4.011.048 4.367.539 4.082.869 4.458.172 3.607.680 8 Hộ KD cá thể 2.954.917 2.475.546 3.396.135 2.747.212 3.740.221 2.890.510
Theo bảng 4.7 mức lương thực tế bình quân của 01 lao động trong các khối quản lý tăng ổn định và có sự chênh lệch không đáng kể trong 3 năm qua, mức lương thực tế bình quân 01 lao động trong doanh nghiệp Nhà nước năm 2014 là 4.322.864 đ đến năm 2015 tăng lên 4.834.096 đ và sang năm 2016 là 4.961.495 đ. Số chênh lệch tiền lương tăng qua các năm thấp. Phần lớn do ảnh hưởng từ sự điểu chỉnh có lộ trình mức lương tối thiểu áp dụng cho các đơn vị của Nhà nước. Các loại hình doanh đơn vị còn lại mức tăng lương thực tế bình quân qua 3 năm không cao.
Tiến lương làm căn cứ đóng BHXH chỉ mang tính tượng trưng, hình thức, không phải là tiền lương thực tế của người lao động; Mức lương bình quân đóng BHXH qua 03 năm luôn thấp hơn so với mức lương thực tế bình quân 01 lao động được hưởng, cụ thể năm 2014 trong doanh nghiệp nước ngoài mức lương thực tế bình quân 01 lao động là 10.854.148 đ nhưng mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH chỉ có 9.685.949đ; Đến năm 2016 cũng như vậy mức lương thực tế bình quân 01 lao động là 11.370.372đ và mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH là 7.742.360 đ; Tất cả khối đơn vị còn lại cũng như vậy đều có sự chênh lệch giữa tiền lương thực tế và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Có thể nói mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH hoàn toàn tách rời với tiền lương, tiền công thực tế của người lao động, như vậy đã tạo điều kiện cho những sai phạm về BHXH xảy ra. Hậu quả là quỹ BHXH bị thất thu, mức hưởng các chế độ BHXH của người lao động thấp.
Như vậy, sự ổn định về mức lương thực tế bình quân 01 lao động của các đơn vị trên địa bàn quận góp phần giúp cơ quan BHXH dễ dàng định mức và giám sát được mức BHXH phải thu hàng năm. Tuy nhiên, mức lương thực tế này vẫn còn thấp so với công lao động và nhu cầu của người lao động; điều này ảnh hưởng lớn tới việc tham gia BHXH của người lao động, việc tăng nguồn quỹ BHXH quận và đảm bảo nâng cao thu nhập trong tương lai của người tham gia BHXH khi họ hết khả năng lao động. Không những mức lương thực tế thấp mà mức lương tham gia đóng BHXH cho người lao động còn thấp hơn, không đúng với mức lương thực tế mà người lao động được hưởng. Các đơn vị cố tình đóng với mức lương thấp hơn so với mức lương thực tế nhằm mục đích giảm khoản tiền phải trích nộp của chủ sử dụng lao động, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người lao động từ đó ảnh hưởng tới công tác thu BHXH bắt buộc.
Phương thức thu
Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH quận. Đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền đóng BHXH vào quỹ BHXH;
Hiện nay phương thức thu BHXH bắt buộc của BHXH Quận Ba Đình vẫn là giao dịch qua chuyển khoản, theo đó tất cả các giao dịch về nộp BHXH bắt buộc qua tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH Quận Ba Đình số tài khoản: 144.02.02.901025 tại Ngân hàng NN&PTNN chi nhánh Bắc Hà Nội hoặc tài khoản: 3741.0.9054048.92008 tại Kho Bạc Nhà Nước Quận Ba Đình.