Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng tham gia bhxh bắt buộc tại quận ba đình
4.1.2. Tình hình tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc
Một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức BHXH tiến hành nghiệp vụ thu của mình là tiền lương của NLĐ tham gia BHXH. Để đảm bảo mọi quyền lợi cho đối tượng tham gia cũng như chính sách BHXH được hoạt động thông suốt, có hiệu quả. Nhiệm vụ của nhà làm công tác quản lý phải theo dõi thường xuyên, liên tục, chặt chẽ những diễn biến của tiền lương - tiền công của NLĐ và tổng quỹ tiền lương của từng đơn vị SDLĐ tham gia.
Tiền lương, tiền công trả cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động.; Đối với công chức, viên chức làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và các doanh nghiệp nhà nước) do Nhà nước trả lương; người lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước do người sử dụng lao động quy định và tiền lương này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Trách nhiệm của cơ quan BHXH là căn cứ vào các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương và các quyết định nâng lương của cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định; trường hợp nâng lương không đúng quy định, cơ quan BHXH từ chối thu BHXH, yêu cầu đơn vị sử dụng lao động thực hiện. Nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, bên cạnh sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, BHXH phối hợp với ngành chức năng để nắm vững phân cấp quản lý lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc thống kê, phân loại xác định các mức thu, tỷ lệ thu và phương thức thu của từng nhóm đối tượng. Trên cơ sở nắm chắc tổng quỹ tiền lương của từng đơn vị và tiền lương của NLĐ, nên trong những năm qua mặc dù Nhà nước thường xuyên thay đổi chế độ tiền lương và
đối tượng tham gia BHXH biến động lớn, nhưng việc thu nộp BHXH được thực hiện không có sự sai sót.
Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động, cán bộ thu và các cán bộ làm công tác BHXH tại đơn vị SDLĐ cần phải nắm chắc qui định về tiền lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng do Chính phủ ban hành để tiến hành quản lý mức tiền lương và trích nộp theo đúng quy định.
Đồng thời với việc tăng cường quản lý các đối tượng tham gia BHXH thì việc tăng cường quản lý quỹ lương làm căn cứ để trích nộp BHXH tại các đơn vị SDLĐ cũng hết sức quan trọng. Theo số liệu báo cáo thu của BHXH quận Ba Đình, mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng quỹ lương trích nộp BHXH cũng gia tăng qua các năm.
Bảng 4.5. Tình hình quỹ lương trích nộp BHXH tại quận Ba Đình (2014-2016) ĐVT: Triệu đồng STT Diễn giải 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 1 DNNN 745.564 771.651 691.170 103,50 89,57 2 DN vốn DTNN 169.650 217.739 277.043 128,35 127,24 3 DN NQD 1.911.184 2.182.021 2.494.645 114,17 114,33 4 Khối HCSN 846.650 927.640 964.270 109,57 103,95 5 Ngoài công lập 19.767 21.491 24.235 108,72 112,77 6 Hợp tác xã 2.297 2.329 2.499 101,39 107,30 7 Khối phường, xã 12.877 11.618 12.088 90,22 104,05 8 Hộ KD, cá thể 1.743 2.343 2.984 134,42 127,36 Tổng 3.709.732 4.136.832 4.468.934 111,51 108,03
Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình Bảng 4.5 cho thấy, quỹ tiền lương của các đơn vị lấy làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ tăng rõ rệt qua các năm. Năm 2014 tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH là 3.709.732 triệu đồng đến năm 2015 tăng lên
4.136.832 triệu đồng (tăng 11,51% so với năm 2014); năm 2016 tăng lên 4.468.934triệu đồng (tăng 8.03% so với năm 2015).
Biểu đồ 4.1.Tổng quỹ lương trích nộp BHXH qua 3 năm 2014-2016 Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình
Mặc dù tiền lương tăng qua các năm nhưng quỹ tiền lương của các đơn vị lấy làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc cho người lao động thuộc khối DNNN, khối phường xã lại giảm. Nguyên nhân là do biến động về mặt nhân sự. Các đơn vị thuộc khối nhà nước qua các năm có sự cắt giảm về biên chế, chuyển đi do sáp nhập với Tổng công ty, khối phường xã biến động giảm về lao động do đối tượng thuộc chỉ tiêu biên chế tham gia BHXH bắt buộc ít hơn ...Mặt khác, quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH của khối DN vốn ĐTNN, hộ kinh doanh cá thể lại tăng mạnh do mở rộng của thị trường phát triển thêm nhiều doanh nghiệp, hơn nữa mức thu nhập của NLĐ tăng và sự phát triển của nền kinh tế. Khối DNNQD là khối có diễn biến tiền lương, tiền công phức tạp do đặc thù HĐLĐ là do sự thỏa thuận của NLĐ và NSDLĐ nên có trường hợp cố tình làm HĐLĐ với mức lương thấp để trốn đóng BHXH hoặc cố tình làm HĐLĐ với mức lương cao để hưởng chế độ thai sản để lạm dụng quỹ BHXH.
Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được đảm bảo hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. 3.709.732 4.136.832 4.468.934 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 2014 2015 2016 Tổng quỹ lương (tr.đồng) Tổng quỹ lương trích nộpBHXH