Công tác quản lý thu nợ thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 80 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoà

4.1.4 Công tác quản lý thu nợ thuế giá trị gia tăng

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh số NNT và số nợ đọng của từng NNT về cơ bản đã được rà soát, xác định, phân loại, theo dõi trên hệ thống ứng dụng quản lý nợ kịp thời, chính xác làm căn cứ xây dựng chỉ tiêu thu nợ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thu nợ thuế GTGT; nguyên nhân, tình trạng nợ thuế GTGT được xác định làm cơ sở áp dụng các biện pháp thu hồi nợ phù hợp, hiệu quả.

Qua theo dõi số nợ theo tình trạng nợ thuế trong giai đoạn 2013-2015 cho thấy: Tổng số nợ giảm xuống về số tuyệt đối và số tương đối nhưng tỷ trọng nợ khó thu trên tổng số nợ vẫn có xu hướng tăng dần hàng năm. Cơng tác quản lý thu nợ

thuế trong thời gian qua tồn tại hạn chế đó là:

- Cơng tác phối hợp với các Ngân hàng Thương mại để thu tiền thuế nợ qua Tài khoản còn nhiều bất cập; Số thu qua Ngân hàng còn hạn chế, đạt kết quả thấp mặc dù Quyết định cưỡng chế ban hành nhiều.

- Một số quy định chưa được chặt chẽ như: Đăng ký Tài khoản giao dịch của doanh nghiệp với cơ quan Thuế, đăng ký thành lập doanh nghiệp… dẫn đến khó quản lý;

- Do trình tự các bước áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Luật quản lý thuế cịn có biện pháp khó áp dụng nên cũng làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý nợ;

*/. Nguyên nhân

- Do các khoản nợ kỳ kê khai cuối năm hạn phải nộp đầu năm tương đối lớn do nhiều nguyên nhân các doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn dẫn đến nợ đọng đầu năm tăng cao;

- Do quy định của chính sách một số NNT được kê khai theo quý nên số lượng số thuế phát sinh của quý cuối năm chuyển sang năm sau còn nhiều.

- Do Ngân sách nhà nước còn nợ người nộp thuế chưa thanh toán, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

- Do tình hình kinh tế suy giảm, do tác động từ phía cơ chế chính sách, hạn chế chi tiêu cơng dẫn đến hàng hóa ngưng trệ, giá chi phí đầu vào tăng cao hàng hóa tiêu thụ chậm, tồn kho lớn; Tình hình khó khăn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất Cơ khí và hoạt động xây dựng xây lắp…

- Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế còn hạn chế, chưa chấp hành nộp thuế theo thông báo nợ của cơ quan Thuế, trong tình hình lãi suất ngân hàng tăng cao hơn mức phạt nộp chậm, nên số doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuế khơng nộp NSNN có xu hướng tăng thêm; nhất là các doanh nghiệp dân doanh;

- Chưa thật sự kiên quyết trong việc xử lý và áp dụng cưỡng chế thu nợ thuế; Năm 2015, công tác quản lý thu nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện ở tỷ lệ nợ trên tổng thu bình quân của các đơn vị đã giảm xuống còn 4,6% (năm 2014 là 5,2%), góp phần làm hạn chế tổng số nợ thuế năm 2015. Ý thức chấp hành

nghĩa vụ thuế GTGT của NNT dã dần được nâng cao, tỷ lệ số NNT bị tính phạt nộp chậm đã giảm đáng kể, tính đến 31/12/2015 số người nợ thuế bị tính tiền thuế chậm nộp chỉ chiếm khoảng 6% tổng số NNT (năm 2014 tỷ lệ này là 8%). Tổng số nợ tính đến 31/12/2015 giảm xuống 31.801 triệu đồng, bằng 68% số nợ 31/12/2014 (46.879 triệu đồng) (Xem bảng 4.5).

Bảng 4.5. Tình hình nợ thuế và phân loại nợ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 Tổng số thuế nợ 46.430 46.879 31.801 101,0 67,8 Trong đó: - Số thuế nợ khó khu 2.708 3.282 3.698 121,2 112,7 - Số thuế nợ có khả năng thu 43.722 43.597 28.103 99,7 64,5 Chi tiết:

+ Nợ từ 1 ngày đến 30 ngày 4.556 5.327 808 116,9 15,2 + Nợ từ 31 ngày đến 90 ngày 6.462 3.989 2.999 61,7 75,2 + Nợ từ trên 90 ngày 32.704 33.998 22.198 104,0 65,3

+ Xử lý gia hạn 283 2.098 741,3

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bắc Giang (2013; 2014; 2015)

Cục Thuế đã thực hiện rà soát lại tất cả các khoản nợ thuế GTGT của từng doanh nghiệp NQD. Qua rà soát đối chiếu đã xác định đúng số thuế còn nợ, xử lý điều chỉnh nợ thuế do sai sót trong q trình nhập dữ liệu. Đồng thời đã phân loại nợ theo từng khoản nợ có khả năng thu, nợ khó thu để trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế theo đúng quy định. Với những biện pháp tích cực nêu trên, số nợ thuế GTGT của DN NQD đã được giảm đáng kể và đảm bảo tỷ lệ nợ thuế trên tổng số thu NSNN thấp hơn 10%.

Trong thời gian qua, bằng việc xác định được chính xác nguyên nhân tình trạng nợ thuế GTGT của DN NQD, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đã áp dụng được các biện pháp thu hồi nợ phù hợp, hiệu quả. Tính đến 31/12/2015, Cục Thuế đã triển khai áp dụng hầu hết các biện pháp đã phát huy hiệu quả tốt như Thơng báo đình chỉ sử dụng hố đơn, thông báo doanh nghiệp nợ thuế trên Báo Bắc Giang, đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bắc Giang, Website Cục Thuế, trích tiền từ tài khoản NNT (tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác).

Triển khai thực hiện hệ thống ứng dụng Quản lý nợ theo từng NNT; từng khu vực kinh tế, từng sắc thuế, đáp ứng yêu cầu tổng hợp số liệu, báo cáo về nợ thuế GTGT của DN NQD, làm căn cứ xây dựng chỉ tiêu thu nợ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thu nợ thuế GTGT của DN NQD. Đồng thời, để đảm bảo việc theo dõi chính xác số thuế nợ đọng và số người nợ thuế GTGT của DN NQD, ngành thuế đã thường xuyên rà soát các phần mềm ứng dụng quản lý nợ nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động thực tiễn hoặc lỗi mới phát sinh.

Bản mô tả công việc đối với lĩnh vực quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế GTGT của DN NQD được áp dụng làm căn cứ chuẩn hoá cán bộ thực hiện chức năng quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế GTGT của DN NQD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 80 - 83)