thuếnói chung và thuế giá trị gia tăngđối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
quát hết các nguồn thu và tăng thu tức là phải tận thu mọi nguồn lực với mức thuế suất vừa phải hợp lý.
- Hai là, cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử, hệ thống xác thực người dùng, hạ tầng cơ sở kỹ thuật vàđặc biệt là cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tự giác tham gia giao dịch điện tử.
- Ba là, tổ chức thu và nộp thuế do cơ quan quản lý thuế là chuyên trách tuy nhiên cũng cần có sự phối hợp của cơ quan như UBND, Công an, tư
pháp…trong việc thực thi luật thuế và cơ quan KBNN trong việc thu nộp thuế
vào NSNN.
- Bốn là, công tác tuyên truyền phải sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về luật thuế để dân biết, dân hiểu như thế nào là nghĩa vụ thuế. Phải nắm vững và sâu sát với các hoạt động kinh doanh trên địa bàn quản lý đây mấu chốt của quá trình quản lý thuế.
- Năm là, thuê phải điều tiết được thu nhập hợp lý, tạo ra sự công bằng và thuế phải đảm bảo ổn định trong một thời gian dài không nên thay đổi liên tục nếu không sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh. Thuế phải tận dụng mọi nguồn thu nhằm thực hiện mục tiêu của NN.
- Sáu là, mục tiêu chính của thuế là kích thích, điều tiết kinh tế và tăng thu cho NSNN. Chính sách thuế phả bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng thuế trùng lặp, thuế phải đơn giản dễ hiểu và người nộp thuế phải chấp nhận.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 3.1. ĐẶCĐIỂMCỦAĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Ngày 01/10/1990, cùng với Hệ thống thu thuế Nhà nước, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phú được thành lập theo Quyết định số 314/TC/QĐ/TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất các tổ chức thu: Chi cục Thuế công thương nghiệp; Chi cục Thu quốc doanh và Chi cục Thuế nông nghiệp thuộc Sở Tài chính vật giá. Tại các huyện, thành, thị trực thuộc các tỉnh được thành lập các Chi cục Thuế. Sau 7 năm thành lập, ngày 01/01/1997 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phú được tách thành Cục Thuế tỉnh Phú Thọ và Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Cục Thuế Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 1132/TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổ chức bộ máy của Cục Thuế Phú Thọ hiệnnay gồm 12 phòng và 13 Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố. Cụ thể:
Tổng biên chế hiện có: 543 người.Trong đó (Trình độ trên đại học: 47
người;Trình độ đại học, cao đẳng: 343 người;Trình độ trung cấp: 153 người)
Sơ đồ 2.7. Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Phú Thọ hiện nay
Nguồn: Cục thuế Phú Thọ (2018) Phó cục trưởng Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT Phòng Kê khai kế toán thuế Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế Phòng Kiểm tra thuế số 1 Phòng Kiểm tra thuế số 2 Phòng Thanh tra thuế Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tin học Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành chính quản trị tài vụấn chỉ CCT Thành phố Việt Trì CCT Thị xã Phú Thọ CCT huyện Phù Ninh CCT huyện Lâm Thao CCT huyện Tam Nông CCT huyện Thanh Thuỷ CCT huyện Yên Lập CCT huyện Cẩm Khê CCT huyện Đoan Hùng CCT huyện Thanh Ba CCT huyện Hạ Hoà CCT huyện Tân Sơn CCT huyện Thanh Sơn Cục trưởng Phó cục trưởng Phó cục trưởng
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1.1. Thu thập thông tin đã công bố (Thông tin thứ cấp)
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập
- Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu dẫn chứng về tình hình về quản lý thuế ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan chính phủ...
+ Các loại sách và bài giảng đã học, thông tin đã được công bố trên các giáo trình... + Các bài báo từ tạp chí thuế và tạp chí khác có liên quan tới đề tài.
+ Các tài liệu từ các website. + Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế & PTNT,
Thư viện Pháp luật Mạng Internet
Số liệu về tình hình chung của Cục thuế tỉnh Phú Thọ và các đơn vị nghiên cứu điểm, tình hình quản lý thuế của tỉnh,
+ Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm + Báo cáo tổng hợp kết quả thu ngân sách trên địa bàn tỉnh
Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh
Cục thuế tỉnh Phú Thọ
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố
- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.
- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin.
- Tiến hành thu thập thông tin băng ghi chép, sao chụp.
- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
3.2.1.2. Thu thập thông tin, số liệu mới (thông tin sơ cấp)
Để có mức độ đánh giá về công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc văn phòng Cục thuế tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp điều tra: Do điều kiện thời gian hạn chế nên đề tài đã lựa chọn gửi phiếu điều tra cho doanh nghiệp bằng hình thức qua thư, chuyển phát nhanh, kết hợp liên hệ qua điện thoại.
phần thông tin chung về doanh nghiệp về: ngành nghề kinh doanh; địa chỉ kinh
doanh; mã số thuế và phần ý kiến tự chọn chủ yếu nhằm vào 4 vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm đánh giá về các tiêu chí là. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT; công tác thanh tra, kiểm tra và công tác kê khai kế toán thuế cán bộ làm công tác
quản lý thuế với 4 cấp độ đánh giá là: Rất hài lòng; hài lòng; không hài lòng và rất không hài lòng.
Đối tượng được điều tra:
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bằng việc sử dụng phiếu điều tra để các giám đốc doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp có ý kiến nhận xét, đánh giá về mức độ hài lòng về công tác quản lý thuế GTGT.
Chọn mẫu điều tra:
- Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Đối tượng được lấy mẫu điều tra: Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá đề tài đã chọn 30 doanh nghiệp làm mẫu (n = 30), chiếm 17% trên tổng số 176
doanh nghiệp đang quản lý kê khai thuế GTGT gồm: Các loại hình doanh nghiệp có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Loại hình: Sản xuất 10 doanh nghiệp, dịch vụ 10 doanh nghiệp, khác 10 doanh nghiệp).
- Số liệu mới được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ ngành thuế đang thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền hỗ trợ NNT, quản lý NNT, thanh tra, kiểm tra thuế. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của đề tài, các thông tin và số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau.
Các hình thức thu thập thông tin, số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra, thảo luận nhóm và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.
Mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đadạng và tính đại diện cho loại hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; đồng thời đảm bảo yêu cầu của của hoạt động quản lý đối tượng nộp thuế.
Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế nói riêng; tham khảo ý kiến của các ban ngành khác có liên quan đến Quản lý thuế GTGT, kiểm tra đối tượng nộp thuế để lấy ý kiến đánh giá, nhận xét về năng lực quản lý đối tượng nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ.
Bảng 3.1. Phân bổphiếu điều tra ở các nhóm đối tượng
Số
TT Đối tượng điều tra Số phiếu
1 Ban lãnh đạo Cục thuế 2
2 Cán bộ làm công tác quản lý thuế tại Cục thuế
2.1 Cán bộ làm tuyên truyền hỗ trợ NNT 5
2.2 Cán bộ Kê khai - Kế toán thuế & tin học 5 2.3 Cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế 20 2.4 Cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 5
3 Điều tra đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp) 30
Tổng 67
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)
3.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Tất cả các thôngtin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình
Excel trong Microsoft Office trên máy tính.
3.2.3. Phương pháp phân tíchsố liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được dùng để phân tích, phản ánh tình hình, thực trạng về nănglực quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, xác định những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần tháo gỡ, đề xuất những giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phân tích liên quan tới quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu về quản lý kê khai đăng ký, cấp mã số thuế, đóng mã số thuế:
- Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại cục thuế tỉnh Phú thọ được cấp mã số thuế giai đoạn 2015-2017 là 106 doanh nghiệp;
tỉnh Phú thọ được đóng mã số thuế giai đoạn 2015-2017 là 83 doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu về quản lý kê khai thuế:
- Số lượng và tỷ lệ DN FDI kê khai thuế là 104,36%; - Số lượng và tỷ lệ DN FDI nộp tờ khai đúng hạn 104,48%
- Số lượng và tỷ lệ DN FDI nộp tờ khai được chấp nhận 127,34%;
* Chỉ tiêu về quản lý công tác hoàn thuế:
- Số hồ sơ hoàn thuếcủa các DN FDIkỳ trước chuyển sang 21 hồ sơ;
- Số hồ sơ nhận hoàn thuế của các DN FDI giai đoạn 2015-2017 là 699
hồ sơ;
- Số tiền đề nghị hoàn thuế của các DN FDI giai đoạn 2015-2017 là
1.803.390 triệu đồng;
- Số hồ sơ đã giải quyết hoàn thuếcủa các DN FDI giai đoạn 2015-2017 là
700 hồ sơ;
- Số tiền thuế được hoàn của các DN FDI giai đoạn 2015-2017 là
1.792.504 triệu đồng;
- Số tiền thuế không được hoàn của các DN FDI giai đoạn 2015-2017 là
19.634 triệu đồng.
* Chỉ tiêu về quản lý công tác quản lý nợ thuế:
- Tổng số tiền thuế tồn đọng của các DN FDI giai đoạn 2015-2017 đến
31/12/2017 là 79 tỷ đồng;
- Số tiền nợ có khả năng thu của các DN FDI giai đoạn 2015-2017 là 71
tỷ đồng;
- Tỷ lệ nợ khó thu của các DN FDI giai đoạn 2015-2017 là 10,10%
* Chỉ tiêu về kiểm tra, thanh tra, giám sát:
- Số lượng kế hoạch thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015-2017 là 50
doanh nghiệp;
- Tỷ lệ thực hiện thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015-2017 so với kế hoạch
là 79,37%;
- Số tiền truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015-2017 là
* Chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thuế GTGT của
các DN FDI:
- Số lượng các buổi tuyên truyền trên đài phát thanh tỉnh: 1.799 buổi;
- Số lượng lượt hỗ trợ NNT bằng văn bản là 204 lượt;
- Số lượng lượt hỗ trợ NNT trực tiếp là 1049 lượt;
- Cơ cấu trình độ cán bộ, công chức thuế: Sau đại học 8,6%, đại học 63,2%, trung cấp 28,2%.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁT QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐNĐẦUTƯTRỰCTIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Quy mô về hoạt động thu hút vốn FDI tại tỉnh Phú Thọ
“Khai thác các lợi thế của Phú Thọ về vị trí địa lý, mạng lưới giao thông
thuận lợi, môi trường chính trị xã hội ổn định,… Lãnh đạo tỉnh Phú Thọđã tập
trung với quyết tâm chính trị cao nhất liên tục có những hoạt động và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài như cử cán bộ sang các trung tâm xúc tiến nước ngoài.
Ngoài ra còn đến những nước có tiềm năng, tiếp xúc các lãnh đạo những công ty lớn để có những chính sách riêng như hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cơ chế chính sách như cơ chế đào tạo lao động cho công ty có ý định đầu tư tại Phú thọ. Theo Báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ số 32/2016 thì: Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, toàn tỉnhđã thực sự thu hút được thêm 25 dự án FDI với tổng số vốn đã đăng ký là 143,3triệu USD; trong đó vốn đã thực hiện là 1.373,5
tỷ đồng; có đến 108 dự án đầu tư ở trong nước với tổng nguồn vốn đã đăng ký đạt gần 7.000 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 12/2017, trên địa bàn tỉnh có tới hơn
176 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt là 725,3 triệu USD , tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực như: dệt may, linh kiện điện tử, sản xuất vải bạt PP, PE, trồng, sản xuất và chế biến cây chè xuất khẩu ra nước ngoài. Như vậy hoạt động của các nhà đầu tư chủ yếu là: Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xây dựng quy hoạch 7 khu công nghiệp với diện tích gần 2.256 ha, 23 cụm công nghiệp với diện tính là 1.155 ha.
Bảng 4.1.Quy mô và tốc độ gia tăng dự án FDI tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2015 - 2017
Năm “Số dự án Vốn đăng kí (tr.USD) tăng (%)Tốc độ 1DA (tr.USD) Quy mô BQ Tốc độ tăng (%)
2015 10 51,3 - 5,1 -
2016 4 28,2 -45,0 7,1 37,4
2017 11 83,8 197,2 7,6 8,1
Cộng 25 163,3 - 6,5 -
Qua bảng 4.1 ở trên, chúng ta thấy tình hình thu hút nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh rất hạn chế so với tiềm năng phát triển của tỉnh nhà. Cụ thể qua giai
đoạn 2015 - 2017, số dự án FDI thu hút được cao nhất là năm 2017với 11 dự án, với tổng số vốn đăng kí là 83,8 triệu USD, còn 2 năm 2015 và năm 2016thì số dự án thu hút được có sự biến độngkhông đồng đều qua các năm, năm 2016chỉ có 4 dự án thu hút được. Điều đó đồng nghĩa với việc tổng số vốn đăng kí cũng giảm đi đáng kể chỉ còn là 28,2 triệu USD. Sỡ dĩ như vậy là do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế dẫn tới các nước đi đầu tư ít hơn do lo sợ về nguồn vốn đi đầu tư gặp rủi ro cao trong bối cảnh như hiện nay. Năm 2015, tỉnh mới chỉ thu hút được 10 dự án FDI. Việc này cũng có thể được giải thích bởi ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ thế giới vẫn còn tác động đến luồng FDI của Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng, bởi các đối tác đầu tư nước ngoài chính của Việt Nam cũng như