Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại cục thuế tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

3.2.1.1. Thu thập thông tin đã công bố (Thông tin thứ cấp)

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

- Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu dẫn chứng về tình hình về quản lý thuế ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan chính phủ...

+ Các loại sách và bài giảng đã học, thông tin đã được công bố trên các giáo trình... + Các bài báo từ tạp chí thuế và tạp chí khác có liên quan tới đề tài.

+ Các tài liệu từ các website. + Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế & PTNT,

Thư viện Pháp luật Mạng Internet

Số liệu về tình hình chung của Cục thuế tỉnh Phú Thọ và các đơn vị nghiên cứu điểm, tình hình quản lý thuế của tỉnh,

+ Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm + Báo cáo tổng hợp kết quả thu ngân sách trên địa bàn tỉnh

Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh

Cục thuế tỉnh Phú Thọ

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố

- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.

- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin.

- Tiến hành thu thập thông tin băng ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.1.2. Thu thập thông tin, số liệu mới (thông tin sơ cấp)

Để có mức độ đánh giá về công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc văn phòng Cục thuế tỉnh Phú Thọ.

- Phương pháp điều tra: Do điều kiện thời gian hạn chế nên đề tài đã lựa chọn gửi phiếu điều tra cho doanh nghiệp bằng hình thức qua thư, chuyển phát nhanh, kết hợp liên hệ qua điện thoại.

phần thông tin chung về doanh nghiệp về: ngành nghề kinh doanh; địa chỉ kinh

doanh; mã số thuế và phần ý kiến tự chọn chủ yếu nhằm vào 4 vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm đánh giá về các tiêu chí là. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT; công tác thanh tra, kiểm tra và công tác kê khai kế toán thuế cán bộ làm công tác

quản lý thuế với 4 cấp độ đánh giá là: Rất hài lòng; hài lòng; không hài lòng và rất không hài lòng.

Đối tượng được điều tra:

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bằng việc sử dụng phiếu điều tra để các giám đốc doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp có ý kiến nhận xét, đánh giá về mức độ hài lòng về công tác quản lý thuế GTGT.

Chọn mẫu điều tra:

- Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

- Đối tượng được lấy mẫu điều tra: Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá đề tài đã chọn 30 doanh nghiệp làm mẫu (n = 30), chiếm 17% trên tổng số 176

doanh nghiệp đang quản lý kê khai thuế GTGT gồm: Các loại hình doanh nghiệp có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Loại hình: Sản xuất 10 doanh nghiệp, dịch vụ 10 doanh nghiệp, khác 10 doanh nghiệp).

- Số liệu mới được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ ngành thuế đang thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền hỗ trợ NNT, quản lý NNT, thanh tra, kiểm tra thuế. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của đề tài, các thông tin và số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau.

Các hình thức thu thập thông tin, số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra, thảo luận nhóm và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.

Mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đadạng và tính đại diện cho loại hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; đồng thời đảm bảo yêu cầu của của hoạt động quản lý đối tượng nộp thuế.

Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế nói riêng; tham khảo ý kiến của các ban ngành khác có liên quan đến Quản lý thuế GTGT, kiểm tra đối tượng nộp thuế để lấy ý kiến đánh giá, nhận xét về năng lực quản lý đối tượng nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ.

Bảng 3.1. Phân bổphiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

Số

TT Đối tượng điều tra Số phiếu

1 Ban lãnh đạo Cục thuế 2

2 Cán bộ làm công tác quản lý thuế tại Cục thuế

2.1 Cán bộ làm tuyên truyền hỗ trợ NNT 5

2.2 Cán bộ Kê khai - Kế toán thuế & tin học 5 2.3 Cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế 20 2.4 Cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 5

3 Điều tra đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp) 30

Tổng 67

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại cục thuế tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)