Công tác quản lý thuế GTGT còn có những hạn chế ngoài các nguyên nhân chủ quan trên, còn có tác động của một số nguyên nhân khách quan cơ bản sau:
Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế GTGT còn có những hạn chế do vậy việc giải quyết những “giải pháp tình thế”. Bộ Tài chính, Tổng cục thuế đã có hàng trăm các văn bản dưới luật nên cho đến nay hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT đã rơi vào tình trạng chồng chéo, chắp vá, gây nhiều khó khăn, phức tạp trong điều hành, tổ chức và quản lý thuế. Chưa nói đến giữa các văn bản lại phát sinh những vấn đề mâu thuẫn, không nhất quán, gây khó khăn khi thực hiện, làm ảnh hưởng tới công tác
Hộp 4.1. Phát sinh vướng mắc về đối tượng không chịu thuế GTGT
Trong quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT hiện hành đã phát sinh nhiều vướng mắc về đối tượng không chịu thuế GTGT như các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tàu đánh bắt xa bờ. Chuyển quyền sử dụng đất gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như công tác quản lý thuế. Mức thuế suất thông thường 10% tương đối thấp, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.
Một số hàng hóa dịch vụ như nước sạch; hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim… đã được xã hội hóa mạnh mẽ nhưng vẫn chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5% chưa bình đẳng với những ngành nghề, lĩnh vực khác đang chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%. Điều này tạo ra sự thiếu công bằng trong việc áp thuế và không bao quát hết các hàng hóa dịch vụ
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Đỗ Mạnh Hùng, trưởng phòng TT-HT-NNT
Công tác giải quyết hoàn thuế GTGT nhanh chóng và thông thoáng cho DN dẫn đến nhiều DN cố tình lợi dụng để vi phạm chiếm đoạt tiền thuế GTGT của ngân sách.
Hộp 4.2. Doanh nghiệp cố tìnhvi phạm và trốn thuế GTGT
Hoàn thuế GTGT nhằm khuyến khích NNT xuất khẩu hàng hóa dịch vụ đem lại nguồn ngoại tệ giúp cân bằng cán cân thương mại và thúc đẩy kinh tế phát triển, do vậy quy định về hồ sơ hoàn thuế tương đối thông thoáng nhanh chóng cho NNT.
Tuy nhiên chính sách ưu đãi về hoàn thuế GTGT và chương trình cải cách thủ tục hành chính hiện nay đang bị lợi dụng, làm giảm hiệu quả của chính sách và sự công bằng trong kinh doanh. Một số doanh nghiệp ngụy tạo hồ sơ xuất khẩu, ngụy tạo hồ sơ nộp thuế GTGT đầu vào hoặc bán hàng không xuất hóa đơn để che dấu doanh thu đầu ra, không có giao dịch nhưng bên bán và bên mua vẫn thông đồng để xuất hóa đơn nhằm hợp thức hóa số hàng đầu vào…
Do vậy, việc sửa đổi bổ sung các luật thuế là nhu cầu cấp bách cần sớm khắc phục nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật thuế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như ngăn chặn các bất cập nêu trên.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Chu Cao Điềm, trưởng phòng Kiểm tra thuế số 1
Sự hiểu biết về chính sách pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp đôi khi còn hạn chế. Mục tiêu của các đốitượng này là lợi nhuận thu được, nhưng cơ quan thuế chưa tận dụng mọi cơ hội thuận lợi, mọi hình thức sinh động tuyên truyền giải thích chính sách, từng bước nâng cao trình độ hiểu biết
pháp luật và khơi dậy tinh thần tự giác thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp. Trình độ nhận thức về thuế GTGT cũng như ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế, muốn được người nộp thuế ủng hộ và có ý thức chấp hành các chính sách, chế độ đó thì trước hết phải làm cho họ hiểu. Nếu không hiểu họ luôn tìm cách để gian lận, trốn thuế thì công tác quản lý thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Mức độ tuân thủ của NNT còn chưa cao. Từ khi luật quản lý thuế trao quyền cho NNT “tự khai, tự nộp, tự chịu tráchnhiệm”, NNT có nhiều hơn sự chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, nhưng đi cùng với đó là việc phát sinh nhiều tình huống vi phạm pháp luật về thuế do NNT chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ và quyền lợi từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp, chưa hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai nộp thuế, chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình dẫn đến có hành vi vi phạm trốn thuế, gian lận thuế gây thất thu cho NSNN. Cụ thể là, các DN thường có cácvi phạm như: Kê khai chi phí không phục vụ cho hoạt động kinh doanh; xác định không đúng giá vốn hàng bán; hạch toán các khoản phạt vi phạm hành chính vào chi phí; xác định không đúng điều kiện ưu đãi thuế; hóa đơn giá trị gia tăng mua vào ghi sai thuế suất thuế giá trị gia tăng,...
Ngoài ra sự phối hợp giữa cơ quan thuế và ngân hàng trong việc thực hiện cung cấp thông tin về NNT còn hạn chế; Công tác cưỡng chế nợ thuế đối với các DN cố tình không thực hiện nộp số thuế nợ vào NSNN cần đến sự phối hợp của
các ngân hàng thương mại thông qua tài khoản của NNT để cưỡng chế nợ thuế còn chưa được phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế dẫn đến số tiền nợ thuế kéo dài, ảnh hưởng đến số thu vào ngân sách Nhà nước, gây mất công bằng giữa những NNT và tính nghiêm minh củapháp luật.