Ứng dụng của viễn thám và gis trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.5. Ứng dụng của viễn thám và gis trên thế giới và ở Việt Nam

VIỆT NAM

2.5.1. Ứng dụng viễn thám và GIS trên thế giới

Ngày nay công nghệ viễn thám có khả năng áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

- Viễn thám ứng dụng trong quản lý sự biến đổi môi trường bao gồm: Điều tra về sự biến đổi sử dụng đất và sử dụng đất; Vẽ bản đồ thực vật; Nghiên cứu các quá trình sa mạc hoá và phá rừng; Giám sát thiên tai (hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, bão, mưa đá, sương mù, sương muối,…); Nghiên cứu ô nhiễm nước và hông khí.

- Viễn thám ứng dụng trong điều tra đất bao gồm: Xác định và phân loại các vùng thổ nhưỡng; Đánh giá mức độ thoái hoá đất, tác hại của xói mòn, quá trình muối hoá.

- Viễn thám trong lâm nghiệp, diễn biến của rừng bao gồm: Điều tra phân loại rừng, diễn biến của rừng; Nghiên cứu về côn trùng và sâu bệnh phá hoại rừng, cháy rừng.

- Viễn thám trong quản lý sử dụng đất bao gồm: Thống kê và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Điều tra giám sát trạng thái mùa màng và thảm thực vật.

- Ứng dụng viễn thám trong địa chất bao gồm: Thành lập bản đồ địa chất; Lập bản đồ phân bố khoáng sản; Lập bản đồ phân bố nước ngầm; Lập bản đồ địa mạo.

- Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên nước: Lập bản đồ phân bố tài nguyên nước; Bản đồ phân bố tuyết; Bản đồ phân bố mạng lưới thuỷ văn; Bản đồ các vùng đất thấp.

- Viễn thám trong địa chất công trình: Xác định các vị trí khảo sát cho xây dựng các công trình; Nghiên cứu các hiện tượng trượt đất.

- Viễn thám trong khảo cổ học: Phát hiện các thị xã cổ, các dòng sông cổ hay các di khảo cổ khác.

-Viễn thám trong khí tượng thuỷ văn: Đánh giá định lượng lượng mưa, bão và lũ lụt, hạn hán; Đánh giá, dự báo dòng chảy, đánh giá tài nguyên khí hậu, phân vùng khí hậu

Những kết quả ứng dụng viễn thám gần đây chỉ ra rằng giải quyết một vấn đề thực tiễn chỉ dựa đơn thuần trên tư liệu viễn thám là một việc hết sức khó khăn và trong nhiều trường hợp không thể thực hiện nổi. Vì vậy cần phải có một sự tiếp cận tổng hợp trong đó tư liệu viễn thám giữ một vai trò quan trọng và kèm theo các thông tin truyền thông khác như số liệu thống kê, quan trắc, số liệu thực địa. Cách tiếp cận đánh giá, quản lý tài nguyên như vậy được các nhà chuyên môn đặt tên là hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems – GIS). GIS là công cụ dựa trên máy tính dùng cho việc thành lập bản đồ và phân tích các đối tượng tồn tại và các sự kiện bao gồm đất đai, sông ngòi, khoáng sản, con người, khí tượng thuỷ văn, môi trường nông nghiệp v.v xảy ra trên trái đất. Công nghệ GIS dựa trên các cơ sở dữ liệu quan trắc, viễn thám đưa ra các câu hỏi truy vấn, phân tích thống kê được thể hiện qua phép phân tích địa lý. Những sản phẩm của GIS được tạo ra một cách nhanh chóng, nhiều tình huống có thể được đánh giá một cách đồng thời và chi tiết. Hiện nay nhu cầu ứng dụng công nghệ GIS trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai thác sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng không những trong phạm vi quốc gia, mà cả phạm vi quốc tế. Tiềm năng kỹ thuật GIS trong lĩnh vực ứng dụng có thể chỉ ra cho các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách, các phương án lựa chọn có tính chiến lược về

2.5.2. Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS ở Việt Nam

Việc ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý GIS phục vụ theo dõi quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đã được một số nước trên thế giới ứng dụng từ năm 1970. Tuy nhiên, ở Việt Nam do thiếu kinh phí, các trang thiết bị thu phát vệt inh nên viễn thám và GIS chỉ mới được đưa vào ứng dụng trong thập kỷ vừa qua. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định được vai trò của viễn thám và GIS. Sau đây là một số ứng dụng của viễn thám và GIS ở Việt Nam:

- Phạm Văn Cự, Chu Xuân Huy và Nguyễn Thị Thuý Hằng (2006). Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện trạng và quan hệ với biến đổi sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trần Hùng và Phạm Quang Lợi (2008), Tài liệu hướng dẫn thực hành: Xử lý và phân tích dữ liệu viễn thám với phần mềm ENVI, Công ty TNHH Tư vấn GeoViệt.

- Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013). Nghiên cứu biến động sử dụng đất và mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thị xã Hà Nội bằng phương pháp thống kê không gian, Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 10-2013, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

- Nguyễn Mạnh Hùng (2010). Biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

- Nguyễn Ngọc Thạch (2005). Cơ sở viễn thám, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

- Nguyễn Khắc Thời, Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Vọng Thành (2010). Nghiên cứu sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp khu vực Gia Lâm - Long Biên giai đoạn 1999 - 2005, Tạp chí Khoa học đất.

- Đào Châu Thu và Lê Thị Giang (2003). Tìm hiểu sự thay đổi sử dụng đất nông lâm nghiệp tại huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La qua việc sử dụng kỹ thuật giải đoán ảnh viễn thám, Tạp chí Khoa học đất.

- Vũ Anh Tuân (2004). Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương

pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên.

- Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa và Nguyễn Thị Thúy Hằng (2004). Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Thanh Trì, thị xã Hà Nội giai đoạn 1994 – 2003 trên cơ sở phương pháp viễn thám kết hợp với GIS, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trần Quốc Vinh (2012). Nghiên cứu sử dụng viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, Luận án Tiễn sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

- Đặng Hùng Võ và Đinh Hồng Phong (2000). Vấn đề xây dựng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý đa ngành cho thị xã Hồ Chí Minh, Tuyển tập các công trình khoa học, Hội nghị Khoa học Địa lý - Địa chính, Hà Nội.

- Ứng dụng công nghệ viễn thám để quản lý dải ven biển, trung tâm viễn thám – Bộ TN và MT (2002).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)