Biến động các loại đất giai đoạn 2010 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 80)

Đơn vị tính: ha Loại đất Năm 2015 Đất đô thị Đất nông nghiệp khác Đất rừng Đất chưa sử dụng (đất trống) Mặt nước Tổng cột Năm 2010 (1) (2) (3) (4) (5) Đất đô thị (1) 1773,4 0 0 0 0 1773,4 Đất nông nghiệp khác (2) 387,51 983,49 834,55 4,14 123,57 2333,3 Đất rừng (3) 165,65 734,65 1395,45 33,48 88,29 2417,5 Đất chưa sử dụng (đất trống) (4) 25,38 9,36 5,85 5,85 0,18 46,62 Mặt nước (5) 275 514,82 528,32 3,69 248,49 1570,3 Tổng hàng 2626,94 2242,32 2764,17 47,16 460,53

Trong đó, tổng cột thể hiện diện tích của các loại đất năm 2010, tổng hàng thể hiện diện tích của các loại đất năm 2015. Các ô chữ đậm là diện tích của các loại đất không thay đổi từ năm 2010 đến 2015. Các ô còn lại thể hiện sự biến động.

Diện tích không thay đổi là: 4406,68 ha

Qua bảng biến động trên, chúng ta thấy được sự thay đổi sử dụng đất tại thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2015 chủ yếu là sự chuyển đổi các loại đất khác sang đất đô thị và diện tích mặt nước giảm đi do đưa những vùng mặt nước hoang vào sử dụng các mục đích khác. Cụ thể:

Đất đô thị có 1773,4 ha và không chuyển sang các loại đất khác.

Đất rừng chuyển sang đất đô thị 165,65ha, chuyển sang đất trống 33,48 ha, chuyển sang đất nông nghiệp khác 734,65ha, diện tích giữ nguyên là 1395,45ha.

Đất trống chuyển sang đất đô thị 25,38ha, chuyển sang đất rừng là 5,85ha, chuyển sang đất mặt nước là 0,18ha, chuyển sang đất nông nghiệp khác

Các vùng mặt nước có sự giảm nhiều nhất, chuyển sang đất đô thị 275ha, chuyển sang đất rừng 528,32ha, chuyển sang đất trống 3,69ha, chuyển sang đất nông nghiệp khác 514,82 ha và giữ nguyên diện tích 248,29ha.

Đất nông nghiệp khác chuyển sang đất đô thị 387,51ha, chuyển sang đất rừng 834,5 ha, chuyển sang đất trống 4,14ha, chuyển sang mặt nước 123,57 ha và diện tích giữ nguyên là 983,49ha.

Qua bảng 4.11, giai đoạn 2010-2015 có sự tăng mạnh diện tích đất đô thị, sự biến động này phân bố hầu hết tại các phường do quá trình đô thị hóa của địa phương, đặc biệt tại các phường nhưng: Bách Quang, Mỏ Chè, Thắng Lợi với nhiều tuyến đường mới hình thành: Đường Lê Hồng Phong, đường 30-4, đường Tôn Thất Tùng... cũng như việc xây dựng các khu dân cư tại phường Mỏ Chè, phường Thắng Lợi. Tại các địa phương là xã, việc thực hiện Nông thôn mới cũng như sự phát triển kinh tế dẫn tới việc bê tông hóa các con đường, xây dựng nhà cửa, chuồng trại... Đặc biệt việc mở rộng đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp: Sông Công I và Sông Công I, cụm công nghiệp Nguyên Gon... đã dẫn đến việc diện tích đất đô thị tăng rất lớn trong giai đoạn 2010 – 2015. Điều đó cho thấy thị xã Sông Công đang chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, nhằm nâng cao đời sống nhân dân trong toàn thị xã, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trọng điểm của tỉnh và thu hút đầu tư, đáp ứng các chỉ tiêu thành lập thành phố Sông Công, có sự đô thị hóa mạnh mẽ của một thị xã Công nghiệp góp phần đi lên đô thị loại II vào năm 2020.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Thị xã Sông Công tổng diện tích đất tự nhiên là 8.109,85 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.548,19 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 2.541,64 ha, diện tích đất chưa sử dụng còn 20,03 ha.Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần nhường chỗ cho đất phi nông nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Trên cơ sở ảnh Landsat 5 tại thời điểm 2010 và ảnh Landsat 8 tại thời điểm 2015 của Thị xã Sông Công, đã xây dựng tệp mẫu giải đoán cho 5 loại hình sử dụng đất gồm: đất rừng, đất nông nghiệp khác, đất đô thị, mặt nước, đất chưa sử dụng (đất trống) làm cơ sở cho việc giải đoán ảnh viễn thám ở khu vực Thị xã Sông Công. Sử dụng giải đoán ảnh bằng phương pháp số và các chức năng phân tích không gian của GIS đã thành lập được hai bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và năm 2015.

3. Trên cơ sở hai bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và năm 2015, sử dụng công cụ chồng xếp thành lập được bản đồ biến động sử dụng đất của thị xã giai đoạn 2010 – 2015.

4. Giai đoạn 2010 – 2015, diện tích đất đô thị tăng mạnh 853,54 ha. Đất rừng tăng 346,65 ha, đất trống tăng 0,54 ha, mặt nước giảm 1109,79 ha, đất nông nghiệp khác giảm 90,94 ha. Xu hướng biến động là giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của đất nước nói chung và của thị xã Sông Công nói riêng.

5.2. KIẾN NGHỊ

Do hạn chế về kinh phí nên đề tài đã sử dụng ảnh miễn phí với độ phân giải trung bình, chất lượng không cao, do đó, kết quả nhận được chưa đạt được độ chính xác cao nhất. Để đạt được độ chính xác cao hơn, nên sử dụng các loại ảnh khác có độ phân giải cao hơn.

Do hạn chế về thời gian và nguồn dữ liệu nên đề tài chỉ thành lập được bản đồ thực phủ trong hai năm 2010, 2015 và bản đồ biến động thực phủ trong

giai đoạn 5 năm 2010 – 2015 Để đạt được kết quả có giá trị cao và làm nguồn dữ liệu cho các nhà hoạch định chính sách, nên sử dụng nhiều ảnh ở nhiều thời điểm hơn nữa và thu hẹp biên độ thời gian đánh giá biến động.

Kết quả phân loại ảnh bằng phương pháp phân loại có kiểm định theo thuật toán xác suất cực đại phụ thuộc vào tập mẫu giải đoán ảnh. Mặc dù quá trình phân loại ảnh nhanh chóng, tự động nhưng công tác xử lý bản đồ sau khi phân loại ảnh lại tốn kém rất nhiều thời gian và cũng không thể thực hiện tự động được. Kết quả phân loại ảnh bị nhầm lẫn đất cây bụi, cây cỏ dại (đất chưa sử dụng) với đất trồng hoa màu, đất trồng cỏ với đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, cây ăn quả với đất rừng. Vì vậy nên kết hợp nhiều phương pháp phân loại và các loại dữ liệu ảnh viễn thám khác để thực hiện giải đoán nhằm đạt được kết quả tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Châu Thu và Lê Thị Giang (2003). Tìm hiểu sự thay đổi sử dụng đất nông lâm nghiệp tại huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La qua việc sử dụng kỹ thuật giải đoán ảnh viễn thám. Tạp chí Khoa học đất.

2. Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013). Nghiên cứu biến động sử dụng đất và mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thị xã Hà Nội bằng phương pháp thống kê không gian, Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 10-2013. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

3. Lê Đại Ngọc (2013). Tổ hợp màu để giải đoán ảnh vệ tinh Landsat 7 phục vụ hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/250.000. Truy cập ngày 12/01/2016 tại http://ledaingoc.blogspot.com/2013/04/to-hop-mau-e-giai-oan-anh-ve-tinh.html 4. Lê Đại Ngọc (2014). Ảnh vệ tinh LANDSAT 8 phục vụ hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ

1:250.000 và nhỏ hơn, truy cập ngày 8/5/2016 tại

http://ledaingoc.blogspot.com/2014/10/anh-ve-tinh-landsat-8-phuc-vu-hien.html 5. Lê Văn Trung (2010). Viễn thám. NXB Đại học Quốc Gia Thị xã Hồ Chí Minh. 6. Ngô Thế Ân (2011). Mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất

bằng mô hình tác tố (AGENT-BASE). Hội thảo Khoa hoc: Quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên. bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Nguyễn Mạnh Hùng (2010). Biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Thạch (2005). Cơ sở viễn thám. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 9. Nguyễn Khắc Thời. Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Vọng Thành (2010). Nghiên

cứu sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp khu vực Gia Lâm - Long Biên giai đoạn 1999 - 2005. Tạp chí Khoa học đất. 10. Nguyễn Khắc Thời và cs (2012). Giáo trình Viễn thám. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nhữ Thị Xuân. Đinh Thị Bảo Hoa và Nguyễn Thị Thúy Hằng (2004). Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Thanh Trì. thị xã Hà Nội giai đoạn 1994 – 2003 trên cơ sở phương pháp viễn thám kết hợp với GIS. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Phạm Văn Cự. Chu Xuân Huy và Nguyễn Thị Thuý Hằng (2006). Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của sử dụng đất hiện trạng và quan hệ với biến đổi sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình. Tạp chí Khoa học Đại

13. Trần Hùng. Phạm Quang Lợi (2008). Tài liệu hướng dẫn thực hành: Xử lý và phân tích dữ liệu viễn thám với phần mềm ENVI. Công ty TNHH Tư vấn GeoViệt

14. Trần Thị Băng Tâm (2006). Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý. trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

15. Trung tâm viễn thám – Bộ TN và MT (2002). Ứng dụng công nghệ viễn thám để quản lý dải ven biển.

16. Trần Quốc Vinh (2012). Nghiên cứu sử dụng viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

17. Uỷ ban nhân dân thị xã Sông Công (2015). Báo cáo tổng hợp phát triển kinh tế xã hội năm 2015.

18. Uỷ ban nhân dân thị xã Sông Công .Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. kế hoạch sử đụng dất 5 năm kỳ đầu (2011-2105) thị xã Sông Công (nay là thị xã Sông Công) – tỉnh Thái Nguyên.

19. Vũ Anh Tuân (2004). Nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý học. Trường Đại học Khoa học tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)