Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 45)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý đất đai thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015 thành phố Sông Công.

- Xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2010 – 2015. - Đánh giá biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2015.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Điều tra thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập các loại bản đồ, ảnh vệ tinh khu vực nghiên cứu, các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất, các báo cáo, các dự án nhằm kế thừa các tư liệu đã có của khu vực nghiên cứu.

- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp:

Đây là phương pháp được tiến hành ngoài thực địa nhằm kiểm tra lại các thông tin, sự kiện thu thập được trong quá trình điều tra nội nghiệp, đồng thời bổ sung những thông tin còn thiếu để hoàn chỉnh thông tin số liệu:

Lấy điểm mẫu kiểm tra thực địa, đảm bảo phân bố đều trên khu vực nghiên cứu đối với ảnh năm 2015. Còn với ảnh năm 2010, các vị trí điểm kiểm tra được căn cứ theo bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất gần thời điểm chụp ảnh nhất. Thông qua thực địa xác định các loại hình sử dụng đất sau phân loại.

3.4.2. Phương pháp phân loại ảnh Viễn thám

a. Phân loại ảnh có kiểm định

Sử dụng phần mềm Envi 4.7 để phân loại các đối tượng trên ảnh bằng phương pháp Maximum Likehood. Tiến hành chọn mẫu để phân loại.

b. Đánh giá độ chính xác phân loại

Độ chính xác phân loại được đánh giá bằng việc đi kiểm tra thực địa. Từ đó thành lập bảng ma trận sai số phân loại. Độ chính xác phân loại được dựa trên tỷ lệ giữa số điểm phân loại đúng trên tổng số điểm kiểm tra thực tế. Cụ thể: kiểm tra 60 điểm phân loại ảnh với bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; đi lấy 59 mẫu thực địa để đánh giá độ chính xác phân loại ảnh năm 2015.

3.4.3. Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Sử dụng phần mềm ArcGIS.10.1 tiến hành biên tập bản đồ sử dụng đất dựa trên tư liệu ảnh viễn thám đã được phân loại của hai năm: 2010 và 2015.

3.4.4. Phương pháp chồng xếp bản đồ

Là phương pháp nhằm chồng xếp hai bản đồ hiện trạng của hai năm để tạo ra bản đồ biến động giữa hai năm đó. Phương pháp này sử dụng chức năng phân tích không gian trong phần mềm ArcGIS 10.1 để chồng xếp bản đồ và tính toán biến động.

3.4.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Là phương pháp nhằm tổng hợp, thống kê số liệu từ kết quả điều tra và nghiên cứu bằng phần mềm EXCEL.

+ Thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất ở từng thời điểm + So sánh các số liệu thống kê với các số liệu thu thập được và đưa ra nhận xét.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI; TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẤT ĐAI THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua phía Đông thị xã; là thị xã

công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Địa giới hành chính thị xã Sông Công:

- Đông giáp huyện Phú Bình và huyện Phổ Yên; - Tây giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên; - Nam giáp huyện Phổ Yên;

- Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

4.1.2. Điều kiện tự nhiên

4.1.2.1. Địa hình, địa mạo

Thị xã Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:

- Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 - 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang. Có sông Cầu chảy qua địa bàn phường Lương Sơn ở phía đông. - Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 - 100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thị xã trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn.

4.1.2.2. Khí hậu

Thị xã Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 380C; thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 150C - 160C. Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét.

4.1.2.3. Thủy văn

Chảy qua địa bàn thị xã theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thị xã là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa. Sông Công chảy qua thị xã

Trên địa bàn phường Lương Sơn có sông Cầu chảy qua phía Đông, đồng thời là ranh giới phía Đông Bắc của thị phường.

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào: Phía Tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên và Cải Đan; phía Đông có 5 suối chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên, Cải Đan, các phường Lương Châu và Thắng Lợi.

4.1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của thị xã Sông Công chủ yếu từ Sông Công dài 95km, bắt nguồn từ huyện Định Hoá, qua huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, rồi nhập vào sông Cầu tại khu vực Đa Phúc. Sông Công chảy qua thị xã theo hướng Bắc - Nam với tổng chiều dài là 14,8 km.

b) Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thị xã không có các khoáng sản trữ lượng lớn như một số nơi khác trong tỉnh, chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết vón lớn (trên 30%), các bãi cát sỏi ở dọc sông Công, có thể khai thác với quy mô nhỏ.

c) Tiềm năng du lịch, nhân văn:

Mặc dù có diện tích tương đối nhỏ, xong thị xã Sông Công có tài nguyên du lịch khá phong phú. Là vùng đất thoải thuộc phía Tây của dãy Tam Đảo nối liền hàng trăm quả đồi bát úp màu xanh với những đồi chè, rừng cây và các thung lũng tự nhiên, những hồ nước quanh năm trong xanh (hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác), là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Thị xãnổi tiếng với khu di tích lịch sử Căng Bá Vân, đây là một trong những khu di tích lịch sử được Bộ Văn hoá công nhận. Nhà nước đã công nhận xã Bình Sơn là xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến.

4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.3.1. Diện tích, dân số

a) Diện tích tự nhiên

Thị xã Sông Công có tổng diện tích tự nhiên là 8109,85 ha. Trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp: 5548,19 ha, chiếm 68,41%.

- Diện tích đất phi nông nghiệp: 2541,64 ha, chiếm 31,34%. - Diện tích đất chưa sử dụng: 20,03 ha, chiếm 0,25%.

b) Dân số, lao động

Tính đến ngày 31/12/2014, sau khi quy đổi thị xã Sông Công có 109.409 người, trong đó dân khu vực nội thị là 69.568 người. Mật độ dân số trung bình của toàn thị xã là 1.112 người/km2.

Năm 2014, thị xã có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,701%. Nhìn chung biến động dân số của thị xã từ năm 2006 đến nay khá lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học có biến động mạnh do quá trình đô thị hóa của thị xã Sông Công.

Tổng số lao động toàn thị xã là 45.892 người, trong đó lao động khu vực nội thị 23.346 người, ngoại thị 23.301 người. Trong khu vực nội thị, lao động nông, lâm, ngư nghiệp có 5.186 người (chiếm 22,22%); lao động phi nông nghiệp 18.160 người (chiếm 77,78%).

4.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2011 - 2014 là 16,93%, riêng năm 2014 là 14,8%.

Thị xã Sông Công là trung tâm kinh tế lớn quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của thị xã tập trung chủ yếu vào các ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Tổng giá trị sản xuất toàn thị xã năm 2014 đạt 7.895 tỷ đồng. Trong đó:

+ Công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 5.955 tỷ đồng, chiếm 75,43%.

+ Thương mại - dịch vụ phát triển khá, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.520 tỷ đồng, chiếm 19,25%.

+ Nông - lâm - Ngư nhiệp đạt 420 tỷ đồng, chiếm 5,32%.

Như vậy, năm 2014 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 94,68% trong cơ cấu kinh tế của thị xã.

4.1.3.3. Về phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua lĩnh vực giáo dục, đào tạo của thị xã có bước phát triển toàn diện, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao, quy mô trường lớp được mở rộng, huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, công

thường xuyên và hiệu quả phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên được tăng cường, đổi mới phương pháp dạy và học, làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Đến nay, toàn thị xã đã có 28 trường (05 trường THCS, 10 trường Tiểu học, 13 trường Mầm non với 312 lớp học và 9.673 học sinh), trong đó có 24/28 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 85,7%.

Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, đã hình thành nhiều loại hình đào tạo như các lớp dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học, hướng nghiệp...

b) Về Y tế

Hệ thống y tế từ xã, phường đến thị xã được đầu tư mở rộng cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn, có y đức đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu và điều trị bệnh cho nhân dân. Trên địa bàn thị xã có Bệnh viện C, Trung tâm y tế thị xã và các Trạm Y tế của các xã, phường. Năm 2015, thị xã có 08/10 cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia.

c) Văn hóa, thể dục, thể thao

Hoạt động văn hóa, thể thao không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Trên địa bàn thị xã có Câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, sân quần vợt, rạp chiếu bóng, sân vận động, bể bơi...; 100% các tổ dân phố đã có nhà văn hóa, có trạm truyền thanh, đáp ứng nhu cầu giải trí, thể dục thể thao và tuyên truyền kịp thời các chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân.

d) Công tác xã hội

Thị xã đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chính sách xã hội trên địa bàn, việc chi trả chế độ cho người có công, đối tượng chính sách xã hội, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động và việc làm, đồng thời triển khai thực hiện tốt chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2014, đã giải quyết việc làm cho 1.011 lao động, đạt 101,1% kế hoạch; đào tạo nghề cho 500 lao động, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,19%, giảm 0,83% so với năm 2012.

đ) Về Quốc phòng - an ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã luôn được giữ vững và ổn định. Lực lượng công an làm nòng cốt đã phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn chủ động nắm bắt tình hình, quản lý chặt chẽ địa bàn, phân loại các đối tượng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, mở các đợt cao điểm trấn áp các loại tội phạm. Đẩy mạnh phong trào

“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với phong trào xây dựng địa bàn an ninh - an toàn trong sạch vững mạnh.

4.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

4.1.4.1. Giao thông

a. Giao thông đường bộ

- Quốc lộ 3 qua địa bàn TX.Sông Công dài 9 km rộng nền đường 13,5 m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7,5 m, tiêu chuẩn kỹ thuật đạt cấp IV; lộ giới 30m, có đoạn mặt đường 25 m, hệ thống thiết bị an toàn đầy đủ, chất lượng khá tốt.

QL3 mới được xây dựng rộng 100m, đoạn qua địa phận thị xã dài 2,1 km.

- Đường tỉnh 262 qua địa phận thị xã Sông Công dài 5,7 km, chiều rộng nền đường từ 6-9m, mặt đường rộng 3,5m trải nhựa - lộ giới 30m.

- Hệ thống đường nội thị gồm đường Cách mạng tháng 10 (dài 5,2 km, nền rộng 25,5 m (đoạn qua khu công nghiệp có lộ giới 42 m), hệ thống cầu cống thoát nước tốt. Đường Cách mạng tháng 8 dài 4,2 km, rộng 25,5 m, mặt đường 10,5 m rải bê tông nhựa, chất lượng đường tương đối tốt; đường Thống Nhất dài 2,4 km, rộng 29 m, mặt đường 10,5 m rải bê tông nhựa, hệ thống thoát nước đầy đủ, chất lượng tốt, hiện đã xây dựng hoàn thiện được 2,1km. Đường Thắng Lợi dài 2,1km, lộ giới 35 m, mặt đường rộng 14 m mặt đường được rải bê tông nhựa, hệ thống thoát nước đầy đủ, chất lượng đường tốt. Đường 3/2 có chiều dài 0,7 km, bề rộng nền 25,5 m, bề rộng mặt đường 10,5 m. Ngoài ra thị xã còn có hệ thống các tuyến đường nội bộ, thường là thiếu quy hoạch hoàn chỉnh, phần mặt đường 3-5 m, thiếu các bộ phận khác như hè đường, thoát nước, cây xanh…, tính liên hoàn, nối kết của mạng lưới hạn chế.

- Giao thông nông thôn của thị xã có 119 tuyến với tổng chiều dài 129,29 km trong đó: đường bê tông 93,39 km; đường cấp phối 1km; đường đất 34,9km. Hầu hết hệ thống đường nông thôn có chất lượng thấp hầu như chưa được đầu tư cải tạo.

b. Giao thông đường sắt

Tuyến đường sắt chạy song song với QL3 là bộ phận của tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, khổ đường 1,0 m, lưu lượng tàu chạy thấp (2 - 4 chuyến/ngày). Trên tuyến có Ga Lương Sơn nằm vùng ngoại vi phía Đông Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)