Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 57)

Phân 4 Kết qủa nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; tình hình quản lý đất đai thị xã sông

4.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.5.1. Thuận lợi và kết quả đạt được

- Thị xã Sông Công có vị trí thuận lợi nằm giáp thành phố Thái Nguyên và Thủ đô Hà Nội nên có sự ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa.

- Diện tích đất nông nghiệp còn nhiều vì vậy có điều kiện chuyển dổi cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (với trên 70% diện tích tự nhiên của thị xã là đất nông nghiệp, phần nhiều là ruộng 1 vụ, đất bạc màu, năng suất không ổn định) rất phù hợp với phát triển các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ (giảm chi phí đầu tư trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng), xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng khu vực nội thị.

- Có hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông đồng bộ (đường sông, gần đường sắt, đường quốc lộ và tỉnh lộ, gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài)...vì vậy có điều kiện để mở rộng giao thương, phát triển kinh tế xã hội.

- Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; nhiều công trình và dự án hạ tầng kinh tế và xã hội quan trọng trên địa bàn đã được triển khai; mọi mặt đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện...

- Thị xã đã có khu công nghiệp phát triển và là một trong những khu công nghiệp trọng điểm của vùng trung du miền núi Bắc Bộ vì vậy đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thị xã theo hướng công nghiệp và thương mại, dịch vụ.

- Nông nghiệp đã từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung; cơ cấu đầu tư, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

- Nguồn lao động dồi dào từ lao động tại chỗ, từ các khu vực trong lân cận như thành phố Thái Nguyên, các huyện trong tỉnh và khu vực. Do có các trường chuyên nghiệp tại chỗ nên lao động được đào tạo có tay nghề, chuyên môn, đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội của thị xã, nhất là lao động cho khu công nghiệp.

- Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, nhất là công tác giảm nghèo, tạo việc làm, an sinh xã hội. Chính trị ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội được bảo đảm; đời sống của phần lớn nhân dân các dân tộc trong thị xã tiếp tục được cải thiện và nâng cao.

- Công tác bảo vệ, xử lý môi trường có nhiều chuyển biến tích cực; những ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và xử lý môi trường được quan tâm đầu tư nên giảm thiểu o nhiễm môi trường.

4.1.5.2. Những khó khăn, hạn chế

- Điều kiện về đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao; quy mô sản xuất tập trung trong nông nghiệp còn hạn chế.

- Mặc dù kinh tế của thị xã tăng trưởng ở mức cao nhưng chưa vững chắc; quy mô nền kinh tế còn dưới mức tiềm năng (năm 2010 mới chỉ mới đóng góp được 7,76% trong tổng GDP toàn tỉnh).

- Sức cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề còn hạn chế. Thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, doanh nghiệp bước đầu mang lại hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc cần được

quan tâm giải quyết như: Cải cách thủ tục hành chính; vấn đề ô nhiễm môi trường và hiệu quả sử dụng đất của một số doanh nghiệp chưa cao.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, ở khu vực nông thôn, lao động và các nguồn lực khác chưa được khai thác tối đa cho phát triển. Năng suất lao động, giá trị sản xuất nông nghiệp và mức thu nhập ở vùng nông thôn còn thấp. Khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn hạn chế; đời sống của nhân dân tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn nhất là những hộ gia đình thuần nông.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển, đặc biệt là về phát triển mạng lưới giao thông nội thị còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, chưa tương xứng với vai trò chiến lược của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

- Chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo tuy có tiến bộ nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Mặc dù đã được đầu tư củng cố cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ y bác sỹ, song trình độ chuyên môn một bộ phận thầy thuốc còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của ngành.

- Do gần khu vực đô thị của thành phố Thái Nguyên và phụ cận vùng Thủ đô Hà Nội nên tình hình trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng ở một số cơ sở còn diễn biến phức tạp như tệ nạn xã hội, một số vấn đề bức xúc trên lĩnh vực văn hóa xã hội chậm được giải quyết, tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện vẫn còn xảy ra ở một vài nơi.

* Hiện trạng sử dụng đất và đánh giá công tác quản lý đất đai thành phố sông công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý xác định biến động đất đai thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)