Đánh giá đất theo FAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá thích hợp đất đai cho sản xuất nông nghiệp, huyện saythany, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 27 - 32)

2.2.3.1. Một số khái niệm đánh giá đất theo FAO

Theo FAO, đánh giá đất đai là quá trình so sánh , đối chiếu những tính chất vốn có của vạn vật, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Khi tiến hành đánh giá đất cụ thể cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tùy thuộc vào yêu cầu, điều kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ đánh giá đất sơ lược, bán chi tiết hoặc chi tiết.

Vào những năm 70 tình hình suy thoái đất đai diễn ra mạnh mẽ và ngày càng gia tăng, người ta đã nhận thức được tầm quan trọng xuất phát từ yêu cầu cấp thiết do thực tiễn sản xuất đặt ra là cần phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất đối với tài nguyên đất đai. Các nhà khoa học về đánh giá đất đã nhận thấy cần có những nỗ lực không chỉ đơn phương ở từng quốc gia riêng rẽ mà phải thống nhất các nguyên tắc, tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên phạm vị toàn cầu. Kết quả là ủy ban quốc tế nghiên cứu về đánh giá đất đai đã được thành lập tạp Rome ( Italia), thuộc tổ chức FAO và đã cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vaog năm 1972, đến năm 1976 “Đề cương đánh giá đất đai” đã được biên soạn. Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử tâm, thử nghiệm và vận dụng vào công tác đánh giá đất ở nước mình.

Đến năm 1983 và những năm tiếp theo, bản đề cương này được bổ sung, chỉnh sửa cùng với hạng, loại các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau:

- Đánh giá đất cho nông nghiệp nước trời (FAO, 1983) - Đánh giá đất cho vùng đất rừng (FAO, 1984)

- Đánh giá đất cho nông nghiệp được tưới (FAO, 1985) - Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả (FAO, 1989).

- Đánh giá đất cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp (FAO, 1990)

- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1994).

Cũng phải xác định đề cương và các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất của FAO mang tính khái quát, toàn bộ những nguyên tắc và nội dung cũng như các bước tiến hành quy trình đánh giá đất cùng với những gợi ý và những ví dụ minh họa giúp cho các nhà khoa học đất ở các quốc gia khác nhau tham khảo, tùy theo điều kiện sinh thái, điều kiện đất đai và sản xuất của từng nước mà vận dung những tài liệu của FAO cho phù hợp với điều kiện của nước mình.

Thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của đất đai làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất, tổ chức FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước xây dựng bản “Đề cương đánh giá đất” năm 1976. Tài liệu được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Đây chính là tài liệu

mang tính cơ sở bản đầu tiên cho các hướng đẫn tiếp theo đã được thực hiện ở nhiều nước.

Theo hướng dẫn của FAO, việc đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái và các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm tạo ra sức sản xuất mới, ổn định và bền vững. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao cả không gian, thời gian và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc điểm đánh giá đất theo FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Cần thiết có sự lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với đất đai của vùng/khu vực nghiên cứu.

2.2.3.2. Quan điểm đánh giá đất theo FAO

- Đánh giá các đặc điểm, thuộc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội của các đơn vị đất đai và loại sử dụng đất.

- Đảm bảo tính thích hợp, hiệu quả và bền vững cho các loại sử dụng đất.

2.2.3.3. Các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất theo FAO

Để tiến hành đánh giá đất theo quan điểm thích hợp và bền vững, FAO đưa ra các nguyên tắc chính sau:

- Các loại sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển, hoàn cảnh và đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu.

- Các loại sử dụng đất cần được mô tả và xác định về các thuộc tính kỹ thuật, kinh tế và xã hội.

- Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại hình sử dụng đất cụ thể.

- Đánh giá đất đai cần có sự so sánh giữa hai hay nhiều LUT.

- Khả năng thích hợp của đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững với các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được cân nhắc để quyết đinh.

- Đánh giá khả năng thích hợp đất đai bao gồm cả sự so sánh về năng suất thu được và đầu tư chi phí cần thiết của loại hình sử dụng đất.

- Đánh giá đất đai đòi hỏi phương pháp điều tra đánh giá tổng hợp đa ngành.

2.2.3.4. Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO

Mục tiêu của đánh giá đất theo FAO là gắn liền đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất.

Yêu cầu:

- Thu thập được những thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục tiêu và nhu cầu của con người.

- Xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch là: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã hoặc cơ sở sản xuất.

- Mức độ thực hiện đánh giá đất đai phụ thuộc vào cấp tỷ lệ bản đồ.

2.2.3.5. Quy trình đánh giá đất theo FAO

Về nội dung, phương pháp đánh giá đất đai của FAO gắn liền với ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất, coi ĐGĐĐ là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất. Tiến trình ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất bao gồm các bước sau:

Hình 2.1. Quy trình đánh giá đất của FAO

Nguồn:Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998)

Bước 1: Xác đình mục tiêu của việc ĐGĐĐ có mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của các cấp hành chính.

Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc thù về tài nguyên thiên nhiên cũng như king tế xã hội của vùng nghiên cứu.

Bước 3: Xác định loại sử dụng đất. Lựa chon và mô tả các loại sử dụng đất phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, điểu kiện sinh thái về tự nhiên,

4 Xác định Đơn vị đất đai 1 Xác định mục tiêu 2 Thu thập tài liệu 3 Xác định loại hình sử dụng đất 5 Đánh giá khả năng thích hợp 6 Xác định hiện trạng KT-XH và môi trường 7 Xác định loại sử dụng đất thích hợp nhất 8 Quy hoạch sử dụng đất 9 Áp dụng của việc đánh giá đất

điều kiện chung về kinh tế xã hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu. Xác định các yêu cầu của mỗi loại sử dung đất lựa chon.

Bược 4: Xác định các đơn vị đất đai (LMU) dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ tiêu phân cấp.

Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã lựa chon với các đặc tính đất đai của mỗi loại hình sử dụng đất, gồm có:

- Khả năng thích hợp trong điều kiện hiện tại.

- Khả năng thích hợp trong điều kiện đất tương lai khi được cải tạo.

Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tới thích hợp của các loại sử dụng đất được đánh giá.

Bước 7: Dựa trên phân tích tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất trên từng đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại hình sử dụng đất thích hợp nhất trong hiện tại và tương lai.

Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất.

Bước 9: Áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tế sản xuất.

Đề cương hướng dẫn của FAO khái quát toàn bộ những nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý và các ví dụ nêu ra để minh họa, tham khảo, cơ sở đó tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia mà vận dụng cho thích hợp (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).

Trong nghiên cứu này chỉ đề cập chi tiết việc xác định các đơn vị đất và xây dụng bản đồ đơn vị đất đai (Từ bước 1 đến bước 4)

2.2.3.6. Các phương pháp đánh giá đất theo FAO

- Phương pháp hai bước: gồm có đánh giá đất tự nhiên (bước thứ nhất) và tiếp theo là phân tích kinh tế - xã hội (bước thứ hai). Phương pháp này hoạt động theo các trình tự rõ ràng, vì vậy có thể linh động thời gian trong việc huy động các nhóm cán bộ đánh giá về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội.

- Phương pháp song song: các bước đánh giá đất tự nhiên tiến hành đổng thời với các phân tích kinh tế - xã hội. Ưu điểm là nhóm cán bộ đa ngành cùng làm việc gồm cả các nhà khoa học tự nhiên và kinh tế - xã hội. Phương pháp này có ưu điểm là các thành viên trong nhóm đánh giá (kể cả tự nhiên và kinh tế - xã hội) có thể trao đổi cùng nhau và dễ dàng đưa ra những kết luận có tính nhất trí cao.

Thực tế sự khác nhau giữa 2 phương pháp là không rõ ràng, nên khi áp dụng cần lựa chọn phương pháp thích hợp tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.

2.2.3.7. Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất theo FAO

- Phương pháp đánh giá đất theo FAO là sự kết hợp hài hòa giữa hai trường phải đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và đánh giá đất của Mỹ. Phương pháp đánh giá đất theo FAO khắc phục được những nhược điểm chủ quan trong đánh giá đất. Vì nó dưa ra các chỉ dẫn thích hợp về đất đai cho từng loại hình sử dụng đất cụ thế.

- Đánh giá đất theo FAO nhấn mạnh các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất, có tính đến các vấn dề môi trường và đánh giá đất chi tiết đối với từng loại hình sử dụng đất. Phương pháp đánh giá đất theo FAO đánh giá được các yếu tố rõ ràng hơn, kết quả thu được khách quan hơn và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường sinh thái trên những vùng đất dễ bị suy thoái.

- Đánh giá đất theo FAO ngoài việc đề cập đến các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên đất đai, còn đề cập tới các chỉ tiêu kinh tế xã hội có liên quan tới khả năng sử dụng đất. Đặc biệt, đánh giá đất theo FAO rất coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai, nhằm tập trung giải quyết cho mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới.

- Khắc phục được những yếu tố chủ quan trong đánh giá đất: Trong các phương pháp đánh giá đất của Liên Xô và Hoa Kỳ đều thiếu những giới hạn phân chia giá trị cho các tiêu chuẩn phân loại sử dụng đất riêng rẽ, điều này không tránh khỏi ý thức chủ quan trong việc đánh giá đất. Phương pháp đánh giá đất của FAO đã xác định được khá rõ các giới hạn về giá trị của các yếu tố đánh giá nên các kết quả đánh giá mang tính khách quan và rõ ràng hơn cho các loại sử dụng đất.

Tóm lại, phương pháp đánh giá đất theo FAO là sự so sánh giữa yêu cần sử dụng đất với chất lượng của đất gắn với việc phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá thích hợp đất đai cho sản xuất nông nghiệp, huyện saythany, thủ đô viêng chăn, CHDCND lào (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)