4.3.2.1. Bản đồ đất
Theo kết quả điều tra, phân loại thổ nhưỡng của FAO-UNESCO trên địa bàn toàn huyện Saythany phân chia trong các nhóm đất và đơn vị đất, những nhóm và đơn vị đất đặc trưng có tác động tới khả năng sử dụng đất nông nghiệp được chia ra trong bản đồ chuyên đề về loại đất. Dựa vào các đặc điểm, tính chất cũng ảnh hưởng của các nhóm và đơn vị phân loại đất đối với hệ thống canh tác sử dụng đất nông nghiệp của huyện 11 đơn vị và nhóm đất sau được tách ra để xây dựng bản đồ chuyên đề thổ nhưỡng (hay bản đồ đất đơn tính). Diện tích và cơ cấu các đơn vị phân loại đất dùng trong xây dựng bản đồ ĐVĐĐ của huyện được thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Phân loại bản đồ loại đất huyện Saythany
TT Nhóm đất KH Tên theo FAO Tên Việt Nam Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 I ACf Ferralic Acrisols Đất xám feralit 51160,03 62,11 2 II Acg Gleyic Acrisols Đất xám glây 6093,29 7,40 3 III Ach Haplic Acrisols Đất xám điển hình 2175,19 2,64 4 IV CM Cambislos Đất mới biến đổi 3,65 0,00
5 V Fla Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới
nhẹ 414,04 0,50
6 VI FLg Gleyic Fluvisols Đất phù sa glây 2146,09 2,61 7 VII FLh Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình 1665,20 2,02 8 VIII GLu Umbric Gleysols Đất lầy 2356,26 2,86 9 IX LPd Dystric Leptosols Đất xói mòn trơ sỏi đá 14703,04 17,85
10 X LV Luvisols Đất đen 1578,49 1,92
11 XI SN Solonetz Đất mặn nội địa 79,10 0,10
Tổng 82374,38 100
Diện tích các loại đất phân bố cụ thể như sau: + Nhóm đất xám gồm 03 đơn vị:
- Đất xám feralit: diện tích 51160,03 ha, chiếm 62,11% của diện tích đất được điều tra.
Nhóm đất này phần bố ở các: Koum Ban Xang, Ban Xay, Ban Dongbang, Ban Dongdok, Ban Hardkieng, Ban Hoauyjiem, Ban Houaxieng, Ban Koksivilai, Ban Thangon, Ban Veunkham.
- Đất xám glây: diện tích 6093,29 ha, chiếm 7,40% của diện tích đất được điều tra.
Phần bố ở các Koum Ban Xang, Ban Xay, Ban Dongbang, Ban Dongdok, Ban Hardkieng, Ban Hoauyjiem, Ban Koksivilai, Ban Sivilay, Ban Veunkham.
- Đất xám điển hình: diện tích 2175,19 ha, chiếm 2,64% của diện tích đất được điều tra. Phần bố ở các Koum Ban Xang, Ban Dongdok, Ban Sivilay.
+ Nhóm đất mới biết đổi: có 01 đơn vị, diện tích 3,65 ha, chiếm 0,00% của diện tích đất được điều tra. Nhóm đất này tập trung ở Kuom Ban Vueunkham
+ Nhóm đất phù sa gồm 05 đơn vị:
- Đất phù sa cơ giới nhẹ diện tích 414,04 ha, chiếm 0,50% diện tích đất được điều tra. Phần bố ở các Koum Ban Xay, Ban Dongdok, Ban Thangon, Ban Vueunkham.
- Đất phù sa glây: diện tích 2146,09 ha, chiếm 2,61% diện tích đất được điều tra. Phần bố ở các Koum Ban Xay, Ban Dongbang, Ban Hardkieng, Ban Hoauyjiem, Ban Thangon.
- Đất phù sa điển hình: diện tích 1665,20 ha, chiếm 2,02% diện tích đất được điều tra. Phần bố ở các Koum Ban Dongbang, Ban Hardkieng, Ban Hoauyjiem, Ban Thangon, Ban Vuenkham.
+ Nhóm đất lầy: diện tích 2356,26 ha, chiếm 2,86% của diện tích đất được điều tra. Phần bố ở các Koum Ban Xang, Ban Dongbang, Ban Hardkieng, Ban Hoauyjiem, Ban Vuenkham.
+ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 14703,04 ha, chiếm 17,85% của diện tích đất được điều tra. Phần bố ở các Koum Ban Xang, Ban Dongbang, Ban Hardkieng, Ban Hoauyjiem, Ban Houaxieng, Ban Khoksivilay, Ban Thangon.
+ Nhóm đất đen: diện tích 1578,49 ha, chiếm 1,92% của diện tích đất được điều tra. Phần bố tập trung ở Koum Ban Hardkieng.
+Nhóm đất mặn nội địa: diện tích 79,10 ha, chiếm 0,10% của diện tích đất được điều tra. Phần bố ở các Koum Ban Xay và Ban Sivilay.
4.3.2.2. Bản đồ phân cấp địa hình
Mức độ cao tuyệt đối của toàn huyện Saythany nằm ở độ cao từ 160 m so với mực nước biển trở lên, trong đó phần lớn diện tích đất đai của huyện nằm trong khoảng độ cao từ 160 m đến dưới 200 m và một phần nhỏ diện tích phía đông bắc huyện thuộc vùng núi cao có độ cao biến động trong khoảng 200 m đến trên 1000 m so với mực nước biển. Dựa trên điều kiện địa hình độ cao tuyệt đối và mức độ phân bố tập trung các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đồng cỏ và đất lâm nghiệp của huyện đã phân chia khá rõ 03 mức theo đô cao tuyệt đối kết quả xây dựng bản đồ phân cấp độ cao được thể hiện ở bảng 4.6 và ở hình 4.3.
Bảng 4.6 Diện tích, cơ cầu phân cấp theo cấp địa hình huyện Saythany
TT Phần cấp độ cao Mô tả Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Cấp 1 < 200 m 76117,96 92,40 2 Cấp 2 200-500 m 3958,58 4,81 3 Cấp 3 > 500 m 2297,84 2,79 Tổng 82374,38 100 Qua bảng 4.6 có thể thấy:
- Mức độ cao dưới 200 m có tổng diện tích là 76117,96 ha, chiếm 92,40% diện tích đất điều tra trên địa bàn huyện. Phần lớn diện tích các đơn vị đất ở mức độ cao này hiện đang được sử dụng sản xuất các cây trồng lương thực, thực phẩm ngắn ngày và cây ăn quả có giá trị và có tỷ lệ diện tích được tưới khá lớn.
- Mức độ cao từ 200 m đến 500 m có tổng diện tích là 3958,58 ha, chiếm 4,81% diện tích đất điều tra trên địa bàn huyện tập trung là đất nương rẫy, canh tác hoàn toàn nhờ nước trời, đất đồng cỏ và một phần đất rừng trồng, rừng tự nhiên xen kẽ đồng cỏ.
- Mức độ cao trên 500 m có tổng diện tích là 2297,84 ha, chiếm 2,79% diện tích đất điều tra trên địa bàn huyện chủ yếu là những diện tích đất rừng khoang nuôi, rừng bảo vệ đầu nguồn.
4.3.2.3. Bản đồ độ dốc
Độ dốc liên quan trực tiếp đến mức độ xói mòn, rửa trôi và khả năng cung cấp nước cũng như mức độ khó khăn thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp (thiết kế đồi ruông, làm đất, chăm sóc, vận chuyển phân bón và các sản phẩm thu hoạch...). Độ dốc không chỉ được nhìn nhận là những hạn chế đối với các loại cây trồng khác nhau mà còn liên quan ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động quản lý sản xuất và bảo vệ đật và bảo vệ môi trường. Cơ sở phân chia cấp mức độ dốc theo Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp TCVN 8409:2012 đất đai ở huyện Saythany được chia thành 5 cấp độ dốc khác nhau: 0-3°, 3-8°, 8-15°, 15-25°, và >25°, kết quả xây dựng bản đồ độ dốc được thể hiện ở hình 4.4, diện tích theo độ dốc được thể hiện ở bảng 4.7. Trong đó, hầu hết những vùng đất sản xuất nông nghiệp phần bố ở độ dốc dưới 20° còn lại ở các cấp độ dốc khác phân bố cho đất đồng cỏ, đất nương rẫy kết hợp rừng và chuyên rừng.
Bảng 4.7. Diện tích, cơ cấu các cấp độ dốc
TT Cấp độ dốc Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Cấp I (0-3°) SL1 46682,75 56,67 2 Cấp II (3-8°) SL2 24213,09 29,39 3 Cấp III (8-15°) SL3 1204,39 1,46 4 Cấp IV (15-25°) SL4 4250,00 5,16 5 Cấp V (>25°) SL5 6024,15 7,31 Tổng 82374,38 100 Qua bảng 4.7 có thể thấy:
- Cấp độ dốc 0-3°: có diện tích 46682,75 ha, chiếm 56,67% của diện tích đất điều tra. Phần bố chủ yếu các Koum Ban Xang, Ban xay, Ban Đongdok, Ban Hardkieng, Ban Hoauyjiem, Ban Houaxieng, Ban Khoksivilay, Ban Sivilay, Ban Thangon, Ban Vuenkham.
- Cấp độ dốc 3-8°: có diện tích 24213,09 ha, chiếm 29,39% của diện tích đất điều tra. Phần bố ở các Koum Ban Xang, Ban Xay, Ban Dongbang, Ban Dongdok, Ban Hardkieng, Ban Houaxieng, Ban Khoksivilay, Ban Sivilay, Ban Thangon, Ban Veunkham.
- Cấp độ dốc 8-15°: có diện tích 1204,39 ha, chiếm 1,46% của diện tích đất điều tra. Phần bố tập trung ở các Koum Ban Xang, Ban Hardkieng.
- Cấp độ dốc 15-25°: có diện tích 4250,00 ha, chiếm 5,16% của diện tích đất điều tra. Phần bố ở các Koum Ban Xang, Ban Dongbang, Ban Hoauyjiem.
- Cấp độ dốc >25°: có diện tích 6042,15 ha, chiếm 7,31% của diện tích đất điều tra. Phần bố tập trung ở các Koum Ban Xang.
4.3.2.4. Bản đồ thành phần cơ giới đất.
Thành phần cơ giới (TPCG) là tỷ lệ tương đối (%) của các cấp hạt cát, limon và sét có trong đất, TPCG là cơ sở để bố trí cây trồng và xây dựng các biện pháp canh tác như làm đất, bón phân, tưới tiêu, khả năng luân canh... thành phần cơ giới đất có mối liên quan chặt chẽ tới các yêu cầu sinh lý, sinh hóa của cây trồng cũng như có ảnh hưởng tới khả năng thấm nước, độ xốp, lưu thông khí trong đất và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm đất. Thành phần cơ giới của các loại đất của huyện Saythany khá đa dạng biến động từ cát pha thịt đến sét (theo hệ thống phân loại 12 cấp của FAO- UNESCO). Dựa trên thực tiễn sản xuất trong vùng 03 nhóm thành phần thành phân cơ giới chính của đất được phân ra là: TPCG cơ giới nhẹ, TPCG trung bình và TPCG nặng. Kết quả phân cấp và xây dựng bản đồ đơn tính của TPCG được thể hiện ở bảng 4.8 và hình 4.5.
Bảng 4.8. Diện tích, cơ cấu 03 cấp thành phần cơ giới huyện Saythany
TT Thành phần cơ giới Ký hiệu Mô tả Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Nhẹ SL1 Cát pha – thịt nhẹ 17292,26 20,99 2 Trung bình SL2 Thịt trung bình 13893,38 16,87 3 Nặng SL3 Thịt nặng - sét 51188,74 62,14 Tổng 82374,38 100
Qua kết quả ở bảng 4.8. cho thấy:
- Diện tích đất có thành phần cơ giới nhẹ: có diện tích 17292,26 ha, chiếm 20,99% tổng diện tích đất diều tra. Nhóm TPCG nhẹ gồm: đất cát pha, đất thit pha cát, đất limon
- Diện tích đất có thành phần cơ giới trung bình: có diện tích 13893,38 ha, chiếm 16,87% tổng diện tích điều tra. Nhóm TPCG trung bình gồm: đất thịt pha limon, đất thịt, đất thịt pha sét và cát
- Diện tích đất có thành phần cơ giới nặng: có diện tích 51188,74 ha, chiếm 62,14% tổng diện tích đất diều tra chủ yếu là thịt pha sét và thịt pha sét và limon.
Hình 4.5. Sơ đồ phân cấp thành phần cơ giới đất huyện Saythany
4.3.2.5. Bản đồ độ dày tầng đất
Độ dày tầng đất liên quan đến khả năng giữ nước, hấp thu dinh dưỡng của đất giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất, đặc biệt ảnh hưởng tới các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cả một số loai cây lấy củ trong vùng: sắn, khoai lang, khoai tây, cà rốt... Độ dày tầng đất là chỉ tiêu quan trọng việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. Độ dầy tầng đất ở vùng nghiên cứu được chia theo 03 cấp. Kết quả xây dựng bản đồ độ dày tầng đất được thể hiện ở ở bảng 4.9 và hình 4.6.
Bảng 4.9. Diện tích, cơ cấu các cấp độ dày tầng đất huyện Saythany
TT Độ dày tâng đất Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Cấp I (<50 cm) D1 14703,05 17,85
2 Cấp II (50-120 cm) D2 4171,37 5,06
3 Cấp III (>120 cm) D3 63499,96 77,09
Tổng 82374,38 100
Trong đó:
- Diện tích cấp độ dày dưới 50 cm: có diện tích 14703,05 ha, chiếm 17,85% diện tích đất điều tra.
- Diện tích cấp độ dày từ 50-120 cm: có diện tích 4171,37 ha, chiếm 5,06% diện tích đất điều tra.
- Diện tích cấp độ dày trên 120 cm: có diện tích 63499,96 ha, chiếm 77,09% diện tích đất điều tra.
4.3.2.6. Bản đồ chế độ tưới
Chế độ tưới ảnh hướng thực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, hiệu quả sản xuất và chất lượng các sản phẩm cây trồng. Chế độ tưới còn ảnh hưởng sâu sắc đến các hệ thống canh tác về khả năng thâm canh tăng vụ. kết quả xây dựng bản đồ tưới huyên Saythany đã phân chia theo 02 vùng được tưới và vùng không được tưới hoàn toàn nhờ vào nước trời thể hiện bảng 4.10 và hình 4.7.
Bảng 4.10. Diện tích, cơ cấu các cấp chế độ tưới được điều tra
TT Chế độ tưới Ký hiệu Diễn tích (ha) (%) Cơ cấu
1 Không tưới I1 72590,42 88,12
2 Tưới chủ động I2 9783,96 11,88
Tổng 82374,38 100
Trong đó:
- Không được tưới hoàn toàn nhờ vào nước trời: diện tích là 72590,42 ha, chiếm 88,12% của tổng diện tích đất điều tra.
- Được tưới chủ động là những diện tích đất có hệ thống tưới đầy đủ, có thể chủ động được tưới khi cần thiết: diện tích là 9783,96 ha, chiếm 11,88% của tổng diện tích đất điều tra