Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Những năm qua, thành phố Hưng Yên tăng cường đầu tư cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng để thành phố Hưng Yêncơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II. Lập điều chỉnh quy hoạch và thực hiện đối với các dự án như. Đường đô thị qua khu đại học Phố hiến, xây dựng cầu Hưng Hà. Đặc biệt, một số dự án quan trọng đã hoàn
thành và được đẩy nhanh tiến độ như: Dự án quảng trường giai đoạn 3; Dự án
xây dựng bến cảnh đón khách trên sông Hồng; dự án phát triển toàn diện kinhtế
- xã hội các đô thị Việt Trì, Hưng Yên, Lạng Sơn - Hợp thành dự án tại Thành phố Hưng Yên. Sự kiện này không chỉ tạo thuận lợi cho thành phố Hưng Yên nói
riêng và cả hai thành phố Việt Trì và thành phố Lạng Sơn phát triển kinh tế xã hội, nhất là thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn. Đến nay, đã có 26 dự án công nghiệp, dịch vụ đầu tư vào địa bàn thành phố Hưng Yên, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả khá như: Công ty cổ phần
may Hưng Yên, Công ty cổ phần Bảo Hưng. Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Nhưng phân bố kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong thành phố Hưng Yênlà vấn đề cần được quan tâm (
Nghịquyết HĐND thành phố Hưng Yên, 2013, 2014, 2015).
Trong 20 năm qua, kinh tế của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao; các ngành, các lĩnh vực sản xuất then chốt phát triển mạnh với nhiều nội dung, hình thái mới, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ đã hình thành nên các ngành kinh tế mới, kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp mang tính quyết định đến nguồn thu ngân sách của tỉnh. Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá nhanh; xu hướng chuyển dịch tương đối rõ nét và phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện nước ta hiện nay.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp. Sau 20 năm, tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm mạnh từ 51,87% năm 1997, xuống còn 13,54% năm 2015 và dự tính năm 2020 tiếp tục giảm xuống còn 13,19%; tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng gấp hơn hai lần từ 20,26% năm 1997 lên 49,13% năm 2015 và dự kiến năm 2020 là 49,72%; tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 27,87% năm 1997 lên 37,33% năm 2015 và dự kiến năm 2020 là 37,09%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng đã tạo ra sự thay đổi khá mạnh mẽ giữa các ngành, bước đầu hình thành một số ngành, lĩnh vực và sản phẩm quan trọng tạo động lực phát triển cho kinh tế của tỉnh như: Sản xuất và lắp ráp ô tô, hàng điện tử, may mặc, giày dép, sắt thép, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Đó là sự chuyển dịch đúng hướng và phù hợp với yêu cầu của xu thế chung.
Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố đạt ước đạt 11,6%, vượt kế hoạch đề ra là 11,5%; Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản dự kiến ước đạt 851,8 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng dự kiến ước đạt 6.336 tỷ đồng, giá trị thương mại - dịch vụ dự kiến ước đạt trên 5.058 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 52,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 2,4%, giảm 0,5%; hộ cận nghèo là 2%, giảm 0,3%, tạo thêm việc làm mới cho 2.600 lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65%; Tỷ lệ người tham gia đóng BHYT đạt 80%; Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức 0,81%, tỷ số giới tính khi sinh là 118 nam/100 nữ. Duy trì 87/89 khu phố, làng văn hóa, đạt tỷ lệ 97,7%; cơ quan đơn vị văn hóa đạt 90%, số gia đình văn hóa đạt 89%. Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh khu vực nội
thành đạt 97,85%, ngoại thành đạt 89%. Có thêm 2 trường đạt chuẩn Quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 27 trường. Có thêm 2 xã đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt tiêu chí nông thôn mới của thành phố lên 8 xã. Cùng với đó, về lĩnh vực cải cách hành chính cũng dự kiến giữ vững vị trí đứng đầu so với các địa phương trong tỉnh. Về thu chi ngân sách: Theo đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố dự kiến cả năm ước đạt trên 1.266 tỷ đồng, đạt 158,09% dự toán tỉnh giao và đạt 156,31% dự toán Thành phố giao. Tổng chi Ngân sách thành phố dự kiến ước thực hiện cả năm đạt 769,65 tỷ đồng, đạt 157,42% kế hoạch tỉnh giao và đạt 155,14% kế hoạch thành phố giao. Về lĩnh vực đầu tư công: Khối lượng thực hiện ước đạt 394,24 tỷ đồng; giải ngân thực hiện các dự án ước đạt 381,27 tỷ đồng, đạt 98,88% kế hoạch, trong đó trả nợ xây dựng cơ bản ước đạt 100,83 tỷ đồng. Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 23 công trình, đồng thời đang triển khai thi công 30 công trình.
3.1.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
a. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
- Về quy hoạch:Thành phố đã tập trung thực hiện quy hoạch để phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
Hoàn thành việc quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết từ thành phố đến các xã, phường.
Điều chỉnh quy hoạch thành phố Hưng Yên đến năm 2020 và tầm nhìn ngoài 2020 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yênphê duyệt.
Tập trung quy hoạch các khu chức năng: Khu công nghiệp, khu trung tâm
hành chính, khu trung tâm y tế, khu trung tâm giáo dục - đào tạo, khu thương mại
- du lịch, khu văn hoá thể dục thể thao, khu công viên cây xanh.
- Về nhà ở: Diện tích nhà ở khoảng 1.714.150m2; bình quân đạt
18,82m2 sàn/người, tỷ lệ nhà kiên cố cao tầng đạt 55% ở ngoại thị và đạt 73%, khu vực nội thị, đang hình thành khu đô thị sông Điên Biên, khu nhà vườn
sinh thái.
- Về giao thông:Đường giao thông nội bộ 102km, trong đó 67 km nội thành, 35 km ngoại thành, 100% đều được trải thảm bê tông; thành phố có 148 tuyến đường, đất dành cho giao thông 180 ha chiếm 19,65% diện tích đất xây dựng đô thị; mật độ giao thông chính đạt 7,32km/km2.
- Về vận tải hành khách:Thành phố có một số tuyến xe bus và một số hãng taxi hoạt động trên địa bàn, có bến xe khách trung tâm 1.500m2, hiện thành phố đã quy hoạch một số bến xe tỉnh.
- Vận tải hàng hoá:Thành phố có cầu Yên Lệnh, hàng ngày bình quân có trên 400 lượt xe vận tải hàng hoá đến thành phố.
- Giao thông thuỷ:Thành phố có cảng Yên Lệnh đang được đầu tư nâng cấp tạo nhiều thuận lợi vận tải đường thuỷ.
- Về cấp điện và chiếu sáng đô thị:
- Nguồn điện cung cấp cho thành phố từ mạng lưới điện quốc gia, đảm bảo nhu cầu về điện cho sinh hoạt và sản xuất.
- Hệ thống điện chiếu sáng thành phố đạt 65%, khu vực nội thành đạt 100%.
- Về công viên cây xanh: Thành phố có 03 công viên đã cơ bản hoàn thiện, diện tích 03 công viên này trên 60ha; công viên An Vũ III đang được lập dự án thi công, thành phố có Quảng trường trung tâm 13ha, trong đó thảm cỏ, hoa 3ha. Tổng diện tích vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ thành phố có 98 ha.
- Vệ sinh môi trường:Thành phố có khu xử lý rác thải, đạt tiêu chuẩn 100% rác thải khu vực nội thành được thu gom, 70% rác thải khu vực ngoại thành được xử lý; công ty vệ sinh môi trường thành phố có gần 300 người được trang bị máy
móc như: xe ép rác, xe phun nước, xe hút.
b. Về phát triển hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông:
Hệ thống giao thông của thành phố Hưng Yên và vùng phụ cận được định hướng thiết kế trên cơ sở kết hợp giao thông thủy - bộ vùng tỉnh, có cấu trúc hỗn hợp với 2thể xuyên tâm và vành đai, thuận tiện cho việc phát triển đô thị.
Giao thông đối ngoại:
Hệ thống giao thông đồi ngoại gồm: Dự án đường nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; đường Quốc lộ 39, 38B được tính toán thiết kế mới kết hợp nâng cấp cải tạo đảm bảo lưu lượng giao thông, đề xuất phương án tổ chức thêm 4 tuyến vành đai, kết nối các khu chức năng chính cho toàn đô thị; Vị trí cảng Hưng Yênđịnh hướng đã được thống nhất giữa hai tỉnh Hà Nam và Hưng Yên.
Trên cơ sở hệ thống giao thông nội thị đang được đầu tư xây dựng theo đồ án qui hoạch chung đã được phê duyệt, hệ thống giao thông nội thị bao gồm các trục đường chính đô thị nối các khu trung tâm và đường khu vực, kết nối các khu chức năng đô thị được nghiên cứu, tính tóan thiết kế với mặt cắt phù hợp có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hòan chỉnh.
Một số mặt cắt ngang đường điển hình như sau:
Đường Nguyễn Văn linh và đường Tô Hiệu giữ nguyên theo qui hoạch đã được duyệt, rộng 54m (Lòng đường 2*18,5m; vỉa hè 2*7m; giải phân cách giữa rộng 3 m).
Trục chính hướng Bắc Nam qua trung tâm khu Đại học phố Hiến dự kiến, nối với trục chính hướng Đông Tây từ cầu Triều Dương đi cầu Yên Lệnh có mặt cắt ngang đường rộng 44m (Lòng đường 2*10,5m; vỉa hè 2*5 m, đường dạo đi
bộ 2*2m; giải phân cách giữa rộng 9 m).
Dự án đường nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (Đoạn qua thành phố) đi xuyên qua khu đại học Phố Hiến theo hướng Bắc Nam có mặt cắt ngang đường dự kiến rộng 76,5m.
- Thoát nước mặt
Được chia thành thành 4 lưu vực, gồm:
Lưu vực 1: Gồm các xã Thiện Phiến, Trung Nghĩa, An Viên và 1 phần của các xã Thủ Sỹ, Liên Phương và xã Nhật Tân.
Lưu vực 2: Bao gồm các xã Tân Hưng, Phương Chiểu và 1 phần của các xã Hồng Nam, Thủ Sỹ và xã Liên Phương.
Lưu vực 3: Bao gồm khu vực nội thành và 1 phần của xã Hồng Nam, xã Liên Phương.
Lưu vực 4: Bao gồm toàn bộ khu vực còn lại ở phía Bắc của Thành phố;
- Thoát nước thải vệ sinh môi trường:
- Hệ thống thóat nước thải cho khu vực gồm thoát nước thải chung đối với khu nội thành hiện nay và thóat nước thải riêng đối với các khu đô thị mới, khu công nghiệp và các khu vực chưa có hệ thống thóat nước.
- Rác thải sinh họat: trước mắt tập kết về bãi rác hiện có khu vực Chùa Diều, sau đó định hướng đưa về khu vực xử lý rác thải qui hoạch mới tại xã Hiệp Cường, huyện Kim Động.
- Nghĩa trang, nghĩa địa hiện có được tổ chức cải tạo thành hệ thống công viên nghĩa trang đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự kiến hình thành nghĩa trang chung cho thành phố với diện tích 32,7 ha đặt tại phía Đông Bắc xã Nhật Tân, huyện Tiên Lữ.
- Cấp nước sinh hoạt:
Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho đô thị hiện tại chủ yếu từ trạm cấp nước của thành phố ở phường Lê Lợi có công suất 5.000 m3/ngđ và dự án cấp nước nguồn vốn ODA Phần Lan có công suất 10.000 m3/ngđ. Dự kiến qui hoạch thêm 1 nhà máy cấp nước sạch có công suất 62.000 m3/ngđ tại xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ để đảm bảo công suất tính toán cho toàn đô thị là 77.000 m3/ngđ.
- Cấp điện:
- Tổng nhu cầu dùng điện của toàn đô thị là 121 MVA.
- Nguồn điện lấy từ trạm 110 KV (2*25MVA) đang xây dựng được dự kiện nâng công suất lên thành trạm 110 KV (2*25 MVA 2*40 MVA).
- Mạng lưới điện dùng lưới trung thế 35KV, đi đến các trạm biến áp, lưới hạ thế 0,4 KV từ trạm biết áp cấp điện cho các phụ tải sinh hoạt.
c. Mở rộng địa giới thành phố Hưng Yên
Ngày 25/12/2013, thành phố Hưng Yên(tỉnh Hưng Yên) đã tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 95 ngày 6/8/2013 của Chính phủ về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hưng Yên.
Đây là bước chuyển quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên, tạo đà để xây dựng thành phố Hưng Yên cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II, phát huy truyền thống phồn thịnh của vùng đất Phố Hiến xưa.
Điều chỉnh địa giới hành chính lần này, thành phố Hưng Yên tiếp nhận thêm 5 xã gồm: Phú Cường, Hùng Cường (huyện Kim Động); Phương Chiểu, Hoàng Hanh và Tân Hưng (huyện Tiên Lữ). Theo đó, tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hưng Yên là gần 7.342 ha, dân số hơn 150.000 người; trong đó, mức tăng dân số hàng năm là 2,5%. Khu vực hành chính sẽ có 7 phường, 10 xã và khu Đại học Phố Hiến.
Thành phố Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch, lộ trình để phát triển, trong đó việc mở rộng địa giới hành chính thành phố là tiền đề để huy động nguồn lực trở
thành thành phố thương mại, dịch vụ, du lịch. Về phát triển kinh tế xã hội, dự kiến phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm tới của thành phố Hưng
Yên sẽ đạt trên 18%, thu ngân sách đạt 800 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 80%, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 1,5%. Các chương trình, mục tiêu về phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan đô thị được triển khai đồng bộ.
3.1.4. Thuận lợi, khó khăn
Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tiềm năng sức sản xuất xã hội được khơi dậy, nguồn lực đầu tư sản xuất được huy động tốt hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư nâng cấp. Bộ mặt thành phố có nhiều khởi sắc. Văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, phát triển các sự nghiệp văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, dân số gia đình và trẻ em đạt hiệu quả tích cực. Các vấn đề xã hội được quan tâm tích cực, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Quốc phòng an ninh được tăng cường, tình hình chínhtrị xã hội được giữ vững.
3.1.4.1. Thuận lợi
- Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng phát triển đã có tác động
tích cực đến sự phát triển của đất nước, tạo nên những thời cơ mới cho sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước nói chung và thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên nói riêng.
- Có đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý trẻ, có trình độ, năng lực và điều kiện quyết định sự phát triển KT - XH của thành phố.
- Nhiều công trình hạ tầng lớn trên địa bàn đã được đầu tư và đưa vào sử dụng như Cầu Yên Lệnh, đường nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Khu Đại học Phố Hiến, hạ tầng khu Phố Hiến cổ góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế nhất là công nghiệp, xây dựng,