Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Những năm qua, thành phố Hưng Yên tăng cường đầu tư cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng để thành phố Hưng ncơ bản đạt tiêu chí đơ thị loại II. Lập điều chỉnh quy hoạch và thực hiện đối với các dự án như. Đường đô thị qua khu đại học Phố hiến, xây dựng cầu Hưng Hà. Đặc biệt, một số dự án quan trọng đã hoàn
thành và được đẩy nhanh tiến độ như: Dự án quảng trường giai đoạn 3; Dự án
xây dựng bến cảnh đón khách trên sơng Hồng; dự án phát triển toàn diện kinhtế
- xã hội các đơ thị Việt Trì, Hưng n, Lạng Sơn - Hợp thành dự án tại Thành phố Hưng Yên. Sự kiện này không chỉ tạo thuận lợi cho thành phố Hưng Yên nói
riêng và cả hai thành phố Việt Trì và thành phố Lạng Sơn phát triển kinh tế xã hội, nhất là thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn. Đến nay, đã có 26 dự án cơng nghiệp, dịch vụ đầu tư vào địa bàn thành phố Hưng Yên, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả khá như: Công ty cổ phần
may Hưng Yên, Công ty cổ phần Bảo Hưng. Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Nhưng phân bố kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong thành phố Hưng Yênlà vấn đề cần được quan tâm (
Nghịquyết HĐND thành phố Hưng Yên, 2013, 2014, 2015).
Trong 20 năm qua, kinh tế của tỉnh ln duy trì tốc độ tăng trưởng cao; các ngành, các lĩnh vực sản xuất then chốt phát triển mạnh với nhiều nội dung, hình thái mới, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ đã hình thành nên các ngành kinh tế mới, kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp mang tính quyết định đến nguồn thu ngân sách của tỉnh. Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá nhanh; xu hướng chuyển dịch tương đối rõ nét và phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện nước ta hiện nay.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp. Sau 20 năm, tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm mạnh từ 51,87% năm 1997, xuống còn 13,54% năm 2015 và dự tính năm 2020 tiếp tục giảm xuống còn 13,19%; tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng gấp hơn hai lần từ 20,26% năm 1997 lên 49,13% năm 2015 và dự kiến năm 2020 là 49,72%; tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 27,87% năm 1997 lên 37,33% năm 2015 và dự kiến năm 2020 là 37,09%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng đã tạo ra sự thay đổi khá mạnh mẽ giữa các ngành, bước đầu hình thành một số ngành, lĩnh vực và sản phẩm quan trọng tạo động lực phát triển cho kinh tế của tỉnh như: Sản xuất và lắp ráp ô tô, hàng điện tử, may mặc, giày dép, sắt thép, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Đó là sự chuyển dịch đúng hướng và phù hợp với yêu cầu của xu thế chung.
Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố đạt ước đạt 11,6%, vượt kế hoạch đề ra là 11,5%; Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản dự kiến ước đạt 851,8 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng dự kiến ước đạt 6.336 tỷ đồng, giá trị thương mại - dịch vụ dự kiến ước đạt trên 5.058 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 52,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 2,4%, giảm 0,5%; hộ cận nghèo là 2%, giảm 0,3%, tạo thêm việc làm mới cho 2.600 lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65%; Tỷ lệ người tham gia đóng BHYT đạt 80%; Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức 0,81%, tỷ số giới tính khi sinh là 118 nam/100 nữ. Duy trì 87/89 khu phố, làng văn hóa, đạt tỷ lệ 97,7%; cơ quan đơn vị văn hóa đạt 90%, số gia đình văn hóa đạt 89%. Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh khu vực nội
thành đạt 97,85%, ngoại thành đạt 89%. Có thêm 2 trường đạt chuẩn Quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 27 trường. Có thêm 2 xã đạt đủ 19 tiêu chí nơng thơn mới, nâng tổng số xã đạt tiêu chí nơng thơn mới của thành phố lên 8 xã. Cùng với đó, về lĩnh vực cải cách hành chính cũng dự kiến giữ vững vị trí đứng đầu so với các địa phương trong tỉnh. Về thu chi ngân sách: Theo đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố dự kiến cả năm ước đạt trên 1.266 tỷ đồng, đạt 158,09% dự toán tỉnh giao và đạt 156,31% dự toán Thành phố giao. Tổng chi Ngân sách thành phố dự kiến ước thực hiện cả năm đạt 769,65 tỷ đồng, đạt 157,42% kế hoạch tỉnh giao và đạt 155,14% kế hoạch thành phố giao. Về lĩnh vực đầu tư công: Khối lượng thực hiện ước đạt 394,24 tỷ đồng; giải ngân thực hiện các dự án ước đạt 381,27 tỷ đồng, đạt 98,88% kế hoạch, trong đó trả nợ xây dựng cơ bản ước đạt 100,83 tỷ đồng. Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 23 cơng trình, đồng thời đang triển khai thi cơng 30 cơng trình.