Thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên (Trang 47 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Thuận lợi, khó khăn

Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tiềm năng sức sản xuất xã hội được khơi dậy, nguồn lực đầu tư sản xuất được huy động tốt hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư nâng cấp. Bộ mặt thành phố có nhiều khởi sắc. Văn hố xã hội có nhiều tiến bộ, phát triển các sự nghiệp văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, dân số gia đình và trẻ em đạt hiệu quả tích cực. Các vấn đề xã hội được quan tâm tích cực, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Quốc phòng an ninh được tăng cường, tình hình chínhtrị xã hội được giữ vững.

3.1.4.1. Thuận lợi

- Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng phát triển đã có tác động

tích cực đến sự phát triển của đất nước, tạo nên những thời cơ mới cho sự nghiệp

CNH - HĐH đất nước nói chung và thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên nói riêng.

- Có đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý trẻ, có trình độ, năng lực và điều kiện quyết định sự phát triển KT - XH của thành phố.

- Nhiều cơng trình hạ tầng lớn trên địa bàn đã được đầu tư và đưa vào sử dụng như Cầu Yên Lệnh, đường nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Khu Đại học Phố Hiến, hạ tầng khu Phố Hiến cổ góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế nhất là công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và du lịch.

- Với vị trí địa lý có nhiều thế mạnh: là nơi tập trung đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh đồng bằng: Quốc lộ 38, 39, đường nối 2 đường cao tốc

Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, thành phố có một quần thể các khu di tích, danh lam thắng cảnh phong phú như: Chùa Chuông, Đền Trần, Đền Mẫu, Đền Đa Hòa Dạ Trạch. Đây là điều kiện thuận lợi để thành

phố thu hút đầu tư, phát triển mạnh thương mại, du lịch.

3.4.1.2. Khó khăn

- Cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều và chưa được đầu tư một cách đồng bộ nên gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

- Nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

- Cơ chế thu hút đầu tư chưa được thơng thống, chưa tạo thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư.

- Thực hiện phân cấp trên các lĩnh vực còn hạn chế, chưa thật sự tạo được sự chủ động cho thành phố.

- Năng lực quản lý của các đơn vị cơ sở còn hạn chế, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý còn thiếu, lao động thiếu việc làm còn nhiều.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

- Tài liệu thu thập từ Niên giám thống kê, các báo cáo công bố của tỉnh. - Tài liệu do phịng Tài chính - Kế hoạch thành phố, Thanh tra thành phố, Kho bạc nhà nước thành phố cung cấp.

- Tài liệu do Ban quản lý cơng trình; đơn vịthi cơng; đơn vị tư vấn, tư vấn giám sát cung cấp.

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

- Chọn ngẫu nhiên các dựán đã hoàn thành, đang thực hiện trong giai đoạn 2015, 2017, từđó chọn ra các chủđầu tư, đơn vịthi cơng, đơn vịtư vấn giám sát của các cơng trình đó, sốlượng cụ thểnhư sau:

- Điều tra theo mẫu đối với 4 chủ đầu tư; 4 ban quản lý cơng trình; 16 đơn

vị thi công; 12 đơn vịtư vấn, giám sát.

Bng 3.1. Đối tượng và mẫu điều tra

TT Đối tượng điều tra Phiếu điều

tra Ghi chú

1 Chủđầu tư 4 2 chủđầu tư ở thành phố; 2 chủđầu

tư ở xã, phường 2 Ban quản lý cơng trình

4 2 Ban quản lý ở thành phố; 2 Ban quản lý ở xã, phường

3 Đơn vị thi công 16

8 đơn vị thi cơng cơng trình ở thành phố; 8 đơn vị thi cơng cơng trình ở xã, phường

4 Đơn vịtư vấn, giám sát

12 6 đơn vịtư vấn giám sát thi công; 6

đơn vịtư vấn lập dự toán - thiết kế

5 Phỏng vấn cá nhân 38

5 ở phịng Tài chính - Kế hoạch; 5 ở

Thanh tra thành phố; 20 ở xã; 8 ởđơn

vị thi công

Tng cng 74

* Nội dung điều tra qua phiếu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp (xem phụ lục mẫu phiếu điều tra)

- Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở

thành phố hiện nay như thế nào?

- Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước của thành phố hiện nay như thế nào?

- Cơng tác thanh tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố hiện nay

như thế nào?

- Cơng tác quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố hiện nay

như thế nào?

- Hoạt động giám sát, thanh tra hiện nay như thế nào?

- Hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố cần có những giải pháp cụ thể nào?

- Kiến nghịđể hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở thành phố ?

3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập thứ cấp và sơ cấp, tổng hợp đánh giá phân tích cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của thành phố thông qua các nội dung như: Công tác phân bổ vốn đầu tư, thanh toán vốn đầu tư, quyết tốn vốn đầu tư, cơng tác giám sát, thanh tra, những vấn đề đã được giải quyết, tồn tại cần tiếp tục triển khai nghiên cứu đề xuất.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mơ tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ

thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại cơng trình, dự án đầu tư XDCB, cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB phân theo giới tính, độ tuổi,

trình độ chun môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại cơng trình, dự án XDCB ưu tiên, thời gian giải ngân vốn, khối lượng vốn đầu tư.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN được nghiên cứu trong

đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự

khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tưXDCB theo các năm.

So sánh thực hiện với kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế.

So sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước giúp ta biết được nhịp độ biến

động như: tốc độ phát triển (so sánh 2017/2016; 2016/2015) và bình qn Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN. Từđó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN đối với thành phốHưng Yên.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu quản lý về lập kế hoạch vốn

Đối với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý: Ủy ban nhân dân các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy

định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương còn phải tuân thủ các quyđịnh về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn đầu tư.

- Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do tỉnh quản lý trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Phịng Tài chính Kế hoạch huyệncó trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý.

- Đối tượng được phân bổ vốn

3.2.4.2. Chỉ tiêu quản lý về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Chỉ tiêu sốlượng cơng trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng năm.

Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các cơng trình mà doanh nghiệp xây dựng đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm (kể cả gói thầu của hạng mục cơng trình).

Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số cơng trình trúng thầu qua các năm cho ta

biết khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của các doanh nghiệp. Thơng qua đó đểđánh giá hiệu quả công tác dự thầu trong năm.

Chỉ tiêu xác suất trúng thầu.

Các chỉ tiêu này cũng được đánh giá theo từng năm. Trên thực tế hai chỉ tiêu này thường không bằng nhau do giá trị đấu thầu các cơng trình khác nhau. Việc đánh giá được căn cứ vào từng kết quả cụ thể.

3.2.4.3. Chỉ tiêu quản lý về thanh, quyết toán vốn đầu tư

- Tỷ lệ tạm ứng vốn

* Đối với các dựán đầu tư thực hiện đấu thầu theo hợp đồng chìa khố trao tay. + Tạm ứng cho việc mua sắm thiết bịcăn cứ vào tiến độ thanh toán.

+ Phần cịn lại tạm ứng 10% giá trị gói thầu, nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn cảnăm đã bố trí cho các cơng việc này.

* Đối với xây lắp:

- Các gói thầu có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.

- Các gói thầu có giá trị từ 10 tỷđồng đến dưới 50 tỷđồng, mức tạm ứng bằng 15% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.

- Các gói thầu có giá trị từ 50 tỷđồng trở lên, mức tạm ứng bằng 10% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.

- Trường hợp kế hoạch vốn cả năm của gói thầu bố trí thấp hơn mức vốn

được tạm ứng theo quy định trên (gói thầu chưa được thanh toán đủ mức vốn tạm

ứng theo tỷ lệ quy định), Kho bạc nhà nước tiếp tục thanh toán vốn tạm ứng trong kế hoạch năm sau cho đến khi đạt đến mức tỷ lệ tạm ứng theo quy định.

* Đối với mua sắm thiết bị:

- Mức vốn tạm ứng là số tiền mà chủ đầu tư phải thanh toán theo hợp đồng

nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn trong năm. Trường hợp kế hoạch vốn bố trí khơng đủ nhu cầu vốn để thanh toán theo hợp đồng, chủ đầu tư có trách

nhiệm tìm nguồn vốn bổ sung.

- Vốn tạm ứng được thanh toán theo tiến độ thanh toán tiền của chủ đầu tư đối với nhà thầu cung ứng, gia công chế tạo thiết bị được quy định trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện cho đến khi thiết bị đã nhập kho của chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp).

thầu, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho cơng việc phải th tư vấn.

* Đối với cơng việc đền bù giải phóng mặt bằng, mức vốn tạm ứng theo yêu cầu cần thiết cho công việc đền bù nhưng khơng vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho cơng việc đền bù giải phóng mặt bằng.

* Đối với một số cơng việc thuộc chi phí khác của dự án được cấp vốn tạm ứng, mức vốn tạm ứng theo yêu cầu cần thiết nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho các loại cơng việc đó.

- Mức vốn tạm ứng tối đa cho các quy định nêu trên không vượt quá 50% giá trị hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng). Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép, đối với trường hợp người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh quyết định.

* Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng gồm bản chính các tài liệu: hợp đồng xây dựng; các biên bản nghiệm thu khối lượng hồn thành theo giai đoạn thanh tốn; các văn bản phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, phát sinh, thay đổi (nếu có); biên bản nghiệm thu khối lượng hồn thành tồn bộ hợp đồng; bảng tính giá trị quyết tốn hợp đồng (quyết toán A-B); hồ sơ hồn cơng, nhật ký thi cơng xây dựng cơng trình đối với hợp đồngcó cơng việc thi cơng xây dựng,biên bản thanh lý hợp đồng đối với trường hợp đã đủ điều kiện thanh lý hợp đồng theo quy định

của pháp luật về hợp đồng, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo cáo kiểm tốn quyết tốn dự án hoàn thành của đơn vị kiểm toán độc lập trong trường hợp thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm

toán, Kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm pháp luật bị cơ quan pháp luật điều tra; báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của chủ đầu tư; các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;

* Thời gian quyết toán đối với vốn do địa phương quản lý: Thời hạn gửi và thẩm định báo cáo quyết toán do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định theo Luật Ngân

tổng hợp, lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo chếđộquy định. Kho bạc nhà nước tổng hợp, lập và gửi báo cáo quyết toán năm: trước ngày

15 tháng 3 năm sau (đối với ngân sách cấp xã, ngân sách cấp huyện); Thời hạn thẩm định và thơng báo kết quả thẩm định quyết tốn năm:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồsơ theo chếđộ quy

định), cơ quan tài chính phải hồn thành việc thẩm định và thơng báo kết quả

thẩm định quyết toán năm đối với từng cơ quan, đơn vị cùng cấp và các đơn vị

trực thuộc.

3.2.4.4. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động giám sát, thanh tra

Công tác kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư XDCB sử dụng NSNN, bao gồm các công việc: Kiểm tra việc chấp hành quy định của Chính phủ, Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)