Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh nơng nghiệp, nguồn thu ngân sách thấp, nguồn vốn đầu tư

từngân sách nhà nước hàng năm chỉ chiếm từ 20 - 25% tổng mức đầu tư tồn xã

hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai

đoạn (2006 - 2010) 37.126 tỷđồng. để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước tỉnh Thái Bình đã tập trung thực hiện tốt một số giải pháp;

- Tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác lập quy hoạch xây dựng, chú trọng quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ, trừ

những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng, cịn khơng bố trí vốn đối với những cơng trình xây dựng khơng có trong quy hoạch, thực hiện công khai quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạch được duyệt thì phải thực hiện và quản lý đúng và thống nhất;

- Đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác kế hoạch hố, kế hoạch xây dựng

cơ bản phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân và phải được cấp ủy chính quyền các cấp từcơ sở xem xét và đề nghị, tiến tới xã hội hố cơng tác đầu tư và xây dựng, giảm tải các cơng trình đầu tư từ ngân sách

nhà nước, xoá bỏcơ chế “xin, cho”, nâng cao chất lượng công tác lập thẩm định phê duyệt dự án, trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của

người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án;

- Bốtrí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, bảo đảm Nhà nước phải cân đối và kiểm sốt được nguồn vốn đầu tư, khơng triển khai xây dựng các dự án thiếu thủ tục xây dựng cơ bản hoặc khơng có khảnăng cân đối vốn, khơng để tình trạng triển khai xây dựng rồi mới chạy vốn;

- Nâng cao chất lượng tư vấn lập dự án, thiết kế, thẩm định, giám sát, chất

lượng nhà thầu thi cơng xây lắp, bảo đảm đúng trình tự thủ tục quy định của Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Quy chế quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, kiên quyết không điều chỉnh tổng mức

đầu tư hoặc thay đổi thiết kế khi dự án đã được đấu thầu;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng cơng trình, nâng cao chất lượng hệ thống thanh tra chuyên ngành, trung tâm kiểm định chất

lượng, mở rộng giám sát của cộng đồng. Thành lập hội đồng tư vấn phản biện của tỉnh để phản biện các dự án cơng trình trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm các cơng trình được bố trí vốn của Nhà nước phải được thanh quyết toán, kiểm toán đúng tiến độ và thời gian. Củng cố kiện toàn tổ chức bộ

máy các ban quản lý dự án của các ngành và hệ thống quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản ở cả 3 cấp: tỉnh; huyện; xã, phường, thị trấn;

- Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, chủđầu tư phải có trách nhiệm trước pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đã giao cho, tránh tình trạng khi có sự cố thì đổ

lỗi do thiếu chuyên môn nghiệp vụ hoặc điều kiện khách quan gây nên. Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án đầu tư, giám sát, công tác nghiệp vụnhư lập dự án, đấu thầu, thanh quyết tốn cơng trình, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng cơ bản ở cấp huyện, xã, phường (Nguyễn Đức Tải, 2012).

Bài học kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Bình:

- Một là, xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhân dân theo quan điểm “nhân

dân và nhà nước cùng làm”;

- Hai là, chi tiết và cơng khai hố các quy trình xử lý các cơng đoạn của q trình đầu tư để thúc đẩy cơng cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương;

- Ba là, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch phân bổ vốn

đầu tư xây dựng cơ bản phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khơng để tình trạng triển khai xây dựng rồi mới chạy vốn;

- Bốn là, Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác thanh toán vốn. đồng thời cần gắn việc xử lý theo quy định về việc thanh toán chậm, không

đúng thời gian quy định (Nguyễn Đức Tải, 2012).

2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cảcác lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ởlĩnh vực đầu tư XDCB.

Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phịng có những nét nổi trội cụ thể:

- Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý vốn đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Hải

Phòng đã cụ thể hố các cơng trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Hải Phòng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng từ xin chủtrương đầu tư; chọn

địa điểm đầu tư, lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng, lập dựán đầu tư, thanh tốn chi phí lập dự án, thẩm định phê duyệt dự án, lập thiết kế tổng dự

tốn, bố trí và đăng ký vốn đầu tư, đền bù và giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, tổ chức thi công, quản lý chất lượng trong thi công, cấp phát vốn đầu tư, nghiệm thu đưa cơng trình vào sử dụng, đến thanh quyết tốn và bảo hành cơng trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồsơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn đầu tư và xây dựng. Việc cụ thể hố quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Hải Phịng trong khâu cải

cách hành chính và nâng cao năng lực của bộmáy Nhà nước.

- Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, cơng trình của

Trung ương cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thốt vốn do ách tắc ở khâu này. Hải Phòng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa

phương này xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất, UBND Thành phố đã ban hành được các Quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng,

phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết riêng. Nội quy của quy định này dựa trên lôgic,

khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làmtăng giá trị điều kiện sống

môi trường của khu vực này thì người dân được hưởng nguồn lợi trực tiếp từđầu

tư của Nhà nước phải hy sinh, đóng một phần nguồn lực của mình tương ứng.

Thứ hai, Ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Hải Phòng rất coi trọng công tác tuyên truyền của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen

thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối khơng thực hiện giải phóng mặt bằng khi các

điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Thành phố đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chương trình cơng tác phối hợp với ủy ban mặt trận tổ

quốc Việt Nam cùng cấp để triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế

dân chủ cơ sở, nhằm hỗ trợ cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn đầu tư XDCB của NSNN nói chung.

Thứ ba, trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trị, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân

lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các

trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình đểđáp ứng nhu cầu cơng việc.

Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chếliên quan đến vốn đầu tư XDCB của Nhà nước ở thành phố Hải Phòng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ

chốt về tinh thần gương mẫu,“dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)