3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Lương Tài
* Vị trí địa lý
Lương Tài là một huyện đồng bằng ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh. - Phía Bắc huyện Lương Tài giáp huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; - Phía Nam huyện Lương Tài giáp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; - Phía Tây huyện Lương Tài giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; - Phía Đông huyện Lương Tài giáp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Lương Tài có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển KT-XH. Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 32km về phía bắc, cách Hà Nội 45km về phía tây, đây là hai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển thương mại, dịch vụ,… Huyện có hệ thống các đường tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 38; cùng với các tuyến đường huyện và 10,5km đường thủy sông Thái Bình đã hình thành nên mạng lưới giao thông khá thuận tiện cho việc trao đổi và tiêu thụ sản phẩm để phát triển KT-XH. Với vị trí địa lý như vậy, huyện Lương Tài có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển KT-XH của địa phương.
* Địa hình, đất đai
- Địa hình: Lương Tài nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình
huyện tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình tuy không lớn nhưng Lương Tài là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh. Những vùng trũng ven sông Thái Bình đất thường xuyên bị úng ngập, giây hóa, khó thoát nước nên chỉ trồng được một vụ lúa, việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn ở các xã Lai Hạ, Minh Tân và Trung Kênh;
- Tình hình sử dụng đất đai: Lương Tài có 14 đơn vị hành chính gồm: 1
thị trấn Thứa và 13 xã: An Thịnh, Quảng Phú, Phú Lương, Minh Tân, Mỹ Hương, Bình Định, An Thịnh, Trừng Xá, Tân Lãng, Lâm Thao, Trung Chính,
Phú Hòa, Trung Kênh, Lai Hạ. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 thì huyện Lương Tài có diện tích đất tự nhiên là 10.566,57ha, đứng thứ tư trong tổng số tám huyện, thành phố, huyện của tỉnh Bắc Ninh. Đơn vị có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là xã Tân Lãng 437,0ha, chiếm 4,13%; đơn vị có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Phú Hòa 1.323,99ha, chiếm 12,53%. Đất được đưa vào sử dụng của huyện năm 2015 là 10.509,26ha, chiếm 99,46% và đất chưa sử dụng là 57,31ha, chiếm 0,54% (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài ,2016).
Trong diện tích đất đang sử dụng năm 2015 thì đất nông nghiệp là 6.801,4ha, chiếm 64,72% và có xu hướng giảm qua các năm; đất phi nông nghiệp là 3.707,86ha, chiếm 35,28% và có xu hướng tăng qua các năm. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 5.449,1ha, chiếm 80,12%; đất nuôi trồng thủy sản là 1.352,3ha, chiếm 19,88%. Trong tổng số diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa là 5.063,99ha, chiếm 96,22%; còn lại đất trồng cây hàng năm khác chỉ chiếm 3,78%. Điều này thể hiện lúa vẫn là cây trồng chính ở huyện Lương Tài hiện nay và trong những năm tới (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Lương Tài
* Dân số và lao động
- Dân số: Lương Tài là một trong tám huyện, huyện, thành phố của tỉnh
Bắc Ninh, tổng số dân theo số liệu thống kê tính đến năm 2015 là 97.513 người. Trong đó dân số sống ở khu vực thành thị là 9.085 người, chiếm 9,32%; dân số sống ở khu vực nông thôn là 88.428 người, chiếm 90,68%. Dân số là nam 47.860 người, chiếm 49,08%, là nữ 49.653 người, chiếm 50,92%. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứa (1.271 người/km2) và xã Trung Kênh (1.324 người/km2), thấp nhất ở xã Phú Hoà (689 người/km2); (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).
- Lao động: theo số liệu thống kê năm 2015 toàn huyện có 56.771 người
trong độ tuổi lao động, chiếm 58,23% dân số. Trong đó: lao động nông nghiệp khoảng 36.151 người, chiếm 63,68% tổng số lao động và có xu hướng giảm (năm 2013 chiếm tỷ lệ 65,67%, đến năm 2015 chiếm tỷ lệ 63,68%); lao động phi nông nghiệp khoảng 20.620 người, chiếm 36,32% tổng số lao động và có xu hướng tăng (năm 2013 chiếm tỷ lệ 34,33%(Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).
- Hộ nghèo: theo số liệu thống kê năm 2015, toàn huyện có 32.349 hộ;
bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh việc xóa đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong các năm qua nhìn chung có xu hướng giảm dần (năm 2013 là 3.510 hộ, chiếm tỷ lệ 11,33%; đến năm 2015 là 2.983 hộ, chiếm tỷ lệ 9,22%) (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).
* Hệ thống kết cấu hạ tầng
- Hệ thống giao thông: Lương Tài có hệ thống đường giao thông tương
đối thuận lợi, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại cho nhân dân và phát triển KTXH của địa phương. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn huyện có 699,28 km, mật độ đường 6,61 km/km2 thuộc loại cao so với bình quân chung so với toàn tỉnh và cả nước. Trong đó: đường tỉnh lộ gồm 04 tuyến với chiều dài 51,2 km; đường huyện lộ gồm 13 tuyến với chiều dài 51,3 km, đường liên xã chiều dài 170,6 km, đường xã, thôn chiều dài 283,4 km. Trong những năm qua hệ thống đường giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, hiện nay tổng chiều dài đường bê tông nông thôn toàn huyện là 277,7 km (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).
- Hệ thống thủy lợi: thủy lợi là biện pháp quan trọng để phát triển sản xuất
nông nghiệp ổn định. Trong những năm qua các công trình thủy lợi của huyện được quan tâm làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như: tạo ra cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích đất một vụ bị thu hẹp, năng suất cây trồng tăng, hệ số sử dụng đất tăng,…(Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).
Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có 94 trạm bơm tưới tiêu do nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng với 124 máy bơm các loại đảm bảo tưới, tiêu cho khoảng 5.750ha. Hệ thống kênh mương tưới tiêu khá hoàn chỉnh: kênh tưới có tổng chiều dài 161,84 km; kênh tiêu có tổng chiều dài 111,72 km (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).
- Giáo dục và đào tạo: hiện nay huyện có 17 trường Mầm non, 19 trường
Tiểu học, 15 trường Trung học cơ sở, 04 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện và 14 Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trường học đều được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, có 10/17 trường Mầm non, 19/19 trường Tiểu học và 06/15 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).
- Y tế: đến nay toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế, 14 trạm y tế xã với tổng số là 215 giường bệnh. Số cán bộ y tế 245 người. 100% xã, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về công tác y tế cơ sở (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016)
Bảng 3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng huyện Lương Tài
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng I. Đường giao thông
1. Quốc lộ km 0 2. Tỉnh lộ km 51,2 3. Huyện lộ km 51,3 II. Hệ thống điện 1. Trạm biến thế Trạm 148 2. Đường dây 35kv, 22kv, 10kv km 114,73 III. Hệ thống thủy lợi
1. Kênh tưới km 161,84
2. Kênh tiêu km 111,72
3. Trạm bơm Trạm 94
IV. Công trình phúc lợi
1. Trường học Trường 38
2. Nhà trẻ, mẫu giáo Trường 17
3. Cơ sở y tế Cơ sở 16
V. Thông tin liên lạc
1. Đài Phát thanh, Đài truyền thanh Đài 15 2. Số máy điện thoại cố định Máy 12.848 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lương Tài (2016)
- Hệ thống điện: hiện nay 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện có điện
lưới quốc gia; có trên 500 km đường dây truyền tải điện trung thế, hạ thế; có 148 trạm biến áp, cơ bản đã đảm bảo cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài 2016).
- Hệ thống thông tin liên lạc: huyện có 15 đài phát thanh, truyền thanh (01
đài phát thanh huyện và 14 đài truyền thanh xã, thị trấn); có 02 trung tâm bưu
trong những năm qua có những bước phát triển mạnh, 100% số xã trong huyện đã phủ xong mạng lưới điện thoại di động và điện thoại cố định, đến cuối năm 2014 có khoảng 12.848 máy điện thoại cố định, đạt bình quân 13,2 máy/100 dân (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài 2016).
* Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện (giai đoạn 2014 - 2016):
Là huyện sản xuất chủ yếu vẫn là nông nghiệp, song tăng trưởng kinh tế của huyện Lương Tài thời gian qua tương đối ổn định và duy trì ở mức độ khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014 - 2016 đạt 7,35% (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài 2016).
Trong những năm qua, huyện Lương Tài luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế theo đúng định hướng đề ra. Hoạt động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao đạt 13 - 17%, chiếm 42 - 47% trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm giá trị lớn trong tổng giá trị sản xuất của huyện, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm dần, thể hiện cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch rõ theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Xét trong giai đoạn 2014 - 2016 đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng nghành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tỷ trọng thương mại dịch vụ tương đối ổn định, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài 2016).
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2014 - 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm
2014 Năm 2015 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Tỷ đồng 2.688,60 2.886,18 3.102,96 Nông nghiệp Tỷ đồng 1.091.57 1.103,80 1.067,81 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tỷ đồng 1.113.08 1.268,91 1.488,31 Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 483.95 513,47 546,85 Tốc độ tăng giá trị sản xuất % 7,01 7,35 7,51
Nông nghiệp % 2,3 1,12 -3,26
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp % 12,69 14 17,29 Thương mại - dịch vụ % 5,8 6,1 6,5 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lương Tài (2016)
3.1.3. Đánh giá chung * Thuận lợi * Thuận lợi
Lương Tài có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp - thủy sản; cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông, thủy sản, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Diện tích đất đai có điều kiện để xây dựng các khu, cụm công nghiệp; nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trước hết là sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như cát, gạch. Ngoài ra, huyện còn có điều kiện phát triển các cụm công nghiệp làng nghề trên cơ sở các làng nghề hiện có. Trong những năm gần đây, có nhiều công ty, doanh nghiệp được xây dựng, đáng chú ý có cả công ty nước ngoài được xây dựng, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Có tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp cũng như Lương Tài có vị trí địa lý, địa hình, những lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ bền vững;
Lương Tài có nguồn nhân lực dồi dào với lực lượng trong độ tuổi có khả năng lao động cao so với dân số; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã từng bước được nâng lên.
* Khó khăn
Là huyện nằm xa các tuyến giao thông chính nên đi lại còn nhiều khó khăn và xa các trung tâm kinh tế lớn nên việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của dân cư thấp;
Xuất phát điểm kinh tế của huyện còn thấp, chưa có sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp mũi nhọn nên điều kiện phát triển còn khó khăn và chưa có tích lũy về kinh tế để tái đầu tư;
Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động còn thấp, huyện cách xa khu trung tâm, có ít các khu công nghiệp, doanh nghiêp, thu ngân sách còn ít gây khó khăn cho hoạt động quản lý ngân sách huyện.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
tài chính, ngân sách; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; các quy chế, quy định của Chính phủ; các bộ, ngành có liên quan; Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của UBND huyện Lương Tài; kết quả công tác lập dự toán ngân sách huyện (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phương pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, báo cáo thuyết minh dự toán) tình hình chấp hành dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm (Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014 - 2016, Bảng Đối chiếu kho bạc…).
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Khảo sát thực tế tại huyện Lương Tài. Số liệu được thu thập thông qua các mẫu điều tra thực tế bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp với các ông (bà) là cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác kế toán, quản lý ngân sách nhà nước đang làm việc tại các phòng ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc UBND huyện Lương Tài. Nghiên cứu được khảo sát qua 6 nhóm nhân tố gồm: công tác phân bổ dự toán chi NSNN, công tác chấp hành dự toán NSNN, công tác tổ chức quản lý chi NSNN, công tác kế toán và quyết toán NSNN, công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN và đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý NSNN (chi tiết tại Phiếu Điều tra khảo sát - Phụ lục 1). Để có các dữ liệu đánh giá tổng quan, tác giả sử dụng thang đo Liket 5 bậc trong việc đánh giá các nhân tố với mức độ đánh giá theo thang đo 5 điểm (trong đó: Rất yếu = 1, Yếu = 2, Trung bình = 3, Tốt = 4, Rất tốt = 5).
+ Mẫu nghiên cứu: Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc - Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2005). Theo đó, trong đề tài này có tất cả 10 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 10 x 5 = 50.
Kết luận: Như vậy số lượng mẫu tác giả dự kiến với đề tài nghiên cứu này là 70 mẫu phiếu, gồm: cán bộ lãnh đạo 20 phiếu và cán bộ làm công tác kế toán, quản lý ngân sách nhà nước 50 phiếu.
+ Kết quả: số phiếu phỏng vấn thu về là 70 phiếu, số phiếu phỏng vấn hợp lệ là 70 phiếu, số phiếu phỏng vấn không hợp lệ là 0 phiếu. Với cơ cấu gồm: