Điều kiện kinh tế xã hội của huyện lương tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) TĂNG CƯỜNG QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN LƯƠNG tài TỈNH bắc NINH (Trang 41 - 45)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Khái quát về huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện lương tài

* Dân số và lao động

- Dân số: Lương Tài là một trong tám huyện, huyện, thành phố của tỉnh

Bắc Ninh, tổng số dân theo số liệu thống kê tính đến năm 2015 là 97.513 người. Trong đó dân số sống ở khu vực thành thị là 9.085 người, chiếm 9,32%; dân số sống ở khu vực nông thôn là 88.428 người, chiếm 90,68%. Dân số là nam 47.860 người, chiếm 49,08%, là nữ 49.653 người, chiếm 50,92%. Dân số phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Thứa (1.271 người/km2) và xã Trung Kênh (1.324 người/km2), thấp nhất ở xã Phú Hoà (689 người/km2); (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).

- Lao động: theo số liệu thống kê năm 2015 toàn huyện có 56.771 người

trong độ tuổi lao động, chiếm 58,23% dân số. Trong đó: lao động nông nghiệp khoảng 36.151 người, chiếm 63,68% tổng số lao động và có xu hướng giảm (năm 2013 chiếm tỷ lệ 65,67%, đến năm 2015 chiếm tỷ lệ 63,68%); lao động phi nông nghiệp khoảng 20.620 người, chiếm 36,32% tổng số lao động và có xu hướng tăng (năm 2013 chiếm tỷ lệ 34,33%(Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).

- Hộ nghèo: theo số liệu thống kê năm 2015, toàn huyện có 32.349 hộ;

bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh việc xóa đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong các năm qua nhìn chung có xu hướng giảm dần (năm 2013 là 3.510 hộ, chiếm tỷ lệ 11,33%; đến năm 2015 là 2.983 hộ, chiếm tỷ lệ 9,22%) (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).

* Hệ thống kết cấu hạ tầng

- Hệ thống giao thông: Lương Tài có hệ thống đường giao thông tương

đối thuận lợi, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại cho nhân dân và phát triển KTXH của địa phương. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn huyện có 699,28 km, mật độ đường 6,61 km/km2 thuộc loại cao so với bình quân chung so với toàn tỉnh và cả nước. Trong đó: đường tỉnh lộ gồm 04 tuyến với chiều dài 51,2 km; đường huyện lộ gồm 13 tuyến với chiều dài 51,3 km, đường liên xã chiều dài 170,6 km, đường xã, thôn chiều dài 283,4 km. Trong những năm qua hệ thống đường giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, hiện nay tổng chiều dài đường bê tông nông thôn toàn huyện là 277,7 km (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).

- Hệ thống thủy lợi: thủy lợi là biện pháp quan trọng để phát triển sản xuất

nông nghiệp ổn định. Trong những năm qua các công trình thủy lợi của huyện được quan tâm làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như: tạo ra cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích đất một vụ bị thu hẹp, năng suất cây trồng tăng, hệ số sử dụng đất tăng,…(Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).

Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có 94 trạm bơm tưới tiêu do nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng với 124 máy bơm các loại đảm bảo tưới, tiêu cho khoảng 5.750ha. Hệ thống kênh mương tưới tiêu khá hoàn chỉnh: kênh tưới có tổng chiều dài 161,84 km; kênh tiêu có tổng chiều dài 111,72 km (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).

- Giáo dục và đào tạo: hiện nay huyện có 17 trường Mầm non, 19 trường

Tiểu học, 15 trường Trung học cơ sở, 04 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện và 14 Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trường học đều được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, có 10/17 trường Mầm non, 19/19 trường Tiểu học và 06/15 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016).

- Y tế: đến nay toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế, 14 trạm y tế xã với tổng số là 215 giường bệnh. Số cán bộ y tế 245 người. 100% xã, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về công tác y tế cơ sở (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài, 2016)

Bảng 3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng huyện Lương Tài

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng I. Đường giao thông

1. Quốc lộ km 0 2. Tỉnh lộ km 51,2 3. Huyện lộ km 51,3 II. Hệ thống điện 1. Trạm biến thế Trạm 148 2. Đường dây 35kv, 22kv, 10kv km 114,73 III. Hệ thống thủy lợi

1. Kênh tưới km 161,84

2. Kênh tiêu km 111,72

3. Trạm bơm Trạm 94

IV. Công trình phúc lợi

1. Trường học Trường 38

2. Nhà trẻ, mẫu giáo Trường 17

3. Cơ sở y tế Cơ sở 16

V. Thông tin liên lạc

1. Đài Phát thanh, Đài truyền thanh Đài 15 2. Số máy điện thoại cố định Máy 12.848 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lương Tài (2016)

- Hệ thống điện: hiện nay 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện có điện

lưới quốc gia; có trên 500 km đường dây truyền tải điện trung thế, hạ thế; có 148 trạm biến áp, cơ bản đã đảm bảo cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài 2016).

- Hệ thống thông tin liên lạc: huyện có 15 đài phát thanh, truyền thanh (01

đài phát thanh huyện và 14 đài truyền thanh xã, thị trấn); có 02 trung tâm bưu

trong những năm qua có những bước phát triển mạnh, 100% số xã trong huyện đã phủ xong mạng lưới điện thoại di động và điện thoại cố định, đến cuối năm 2014 có khoảng 12.848 máy điện thoại cố định, đạt bình quân 13,2 máy/100 dân (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài 2016).

* Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện (giai đoạn 2014 - 2016):

Là huyện sản xuất chủ yếu vẫn là nông nghiệp, song tăng trưởng kinh tế của huyện Lương Tài thời gian qua tương đối ổn định và duy trì ở mức độ khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014 - 2016 đạt 7,35% (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài 2016).

Trong những năm qua, huyện Lương Tài luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế theo đúng định hướng đề ra. Hoạt động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao đạt 13 - 17%, chiếm 42 - 47% trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm giá trị lớn trong tổng giá trị sản xuất của huyện, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm dần, thể hiện cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch rõ theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Xét trong giai đoạn 2014 - 2016 đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng nghành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tỷ trọng thương mại dịch vụ tương đối ổn định, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (Chi cục Thống kê huyện Lương Tài 2016).

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2014 - 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm

2014 Năm 2015 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Tỷ đồng 2.688,60 2.886,18 3.102,96 Nông nghiệp Tỷ đồng 1.091.57 1.103,80 1.067,81 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tỷ đồng 1.113.08 1.268,91 1.488,31 Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 483.95 513,47 546,85 Tốc độ tăng giá trị sản xuất % 7,01 7,35 7,51

Nông nghiệp % 2,3 1,12 -3,26

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp % 12,69 14 17,29 Thương mại - dịch vụ % 5,8 6,1 6,5 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lương Tài (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) TĂNG CƯỜNG QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN LƯƠNG tài TỈNH bắc NINH (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)