Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước của huyện lương tài
4.2.3. Thực trạng chấp hành dự toán ngân sách nhà nước huyện lương tài
Ủy ban nhân dân huyện căn cứ vào dự toán ngân sách được HĐND phê chuẩn để tổ chức thực hiện, giao cho các cơ quan chuyên môn tiến hành cân đối dự toán ngân sách, đưa ra phương án phân bổ và giao dự toán chi tiết cho các cơ quan, đơn vị, các xã, các chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân theo từng nhiệm
vụ thu, chi cụ thể. UBND các xã tiến hành phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc. UBND huyện, UBND các xax trực thuộc huyện quản lý báo cáo với HĐND huyện và Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh về kết quả phân bổ và giao dự toán NSĐP.
4.2.3.1. Quản lý quá trình thu
Chi cục thuế huyện Lương Tài căn cứ quyết định giao chỉ tiêu thu NSNN của UBND tỉnh Bắc Ninh, Cục thuế tỉnh và UBND huyện, lập kế hoạch thu NSNN theo từng tháng, từng quý và cả năm để tổ chức thu và đưa ra các biện pháp chống thất thu, đảm bảo thu đạt và vượt dự toán được giao. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong thị và các xã tổ chức thực hiện các khoản thu nộp đúng quy định hiện hành, bảo đảm việc thu đúng, thu đủ và kịp thời. Kho bạc Nhà nước huyện căn cứ quyết định phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách theo từng thời kỳ để hạch toán thu vào NSNN các cấp đúng chương, loại, khoản, hạng, mục, tiểu mục và điều tiết cho các cấp ngân sách theo quy định.
Bảng 4.6. Kết quả thu ngân sách nhà nước so với dự toán trên địa bàn huyện Lương Tài, giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Dự toán huyện giao Kết quả thực hiện So sánh TH/DT (%) 2014 198.200 180.192 90,9
2015 200.100 185.560 92,7 2016 180.260 198.374 110,0
Nguồn: UBND huyện Lương Tài (2014, 2015, 2016)
Bảng 4.6 cho thấy, kết quả thực hiện cơ bản đều đạt so với dự toán. Tuy nhiên, năm 2014 và năm 2015 không đạt dự toán. Nguyên nhân do những năm trước, số thu đạt cao, do đó năm 2014 được giao dự toán cao với 198.200 triệu đồng; năm 2015 được giao dự toán thu 200.100 triệu đồng. Tuy nhiên do suy thoái kinh tế và bất động sản đóng băng, dẫn đến nguồn thu không đảm bảo, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán thu NSNN (UBND huyện Lương Tài, 2014, 2015, 2016).
* Mức độ hoàn thành kế hoạch: Thu ngân sách trong cân đối do huyện quản lý cơ bản là hoàn thành kế hoạch, phần trăm hoàn thành kế hoạch tăng, giảm nhẹ qua các năm, thể hiện tại.
Bảng 4.7. Tình hình hoàn thành kế hoạch các khoản thu trên địa bàn huyện Lương Tài, giai đoạn 2014 – 2016
STT Nội dung chi
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dự toán Thực hiện % HTKH Dự toán Thực hiện % HTKH Dự toán Thực hiện % HTKH Tổng cộng 198.200 180.192 91 200.100 185.559 93 180.260 198.374 110
A Tổng thu NSNN trên địa bàn 24.731 31.028 125 34.286 29.603 86 28.442 30.101 106
1 Thu dịch vụ ngoài quốc doanh 10.056 9.857 98 15.616 13.604 87 13.216 13.810 104
- Thuế môn bài 6 6 107 6 6 100 6 6 100
- Thuế giá trị gia tăng 6.500 7.066 109 10.500 9.520 91 9.600 9.617 100
- Thuế thu nhập doanh nghiệp 450 454 101 500 520 104 500 550 110
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế tài nguyên 3.000 2.215 74 4.500 3.463 77 3.000 3.420 114
- Thu khác NQD 100 115 115 110 95 86 110 217 197
2 Lệ phí trước bạ 3.300 1.716 52 4.200 2.104 50 2.500 2.645 106
- Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô 2.200 920 42 2.200 1.050 48 1.000 1.200 120
- Lệ phí trước bạ nhà đất 1.100 795 72 2.000 1.054 53 1.150 1.445 126
3 Thuế nhà đất 2.500 4.343 174 4.000 4.204 105 5.000 5.529 111
4 Thuế thu nhập cá nhân 1.500 878 59 1.500 770 51 1.000 1.061 106
5 Phí và lệ phí 365 286 78 365 255 70 320 299 93
- Phí, lệ phí Trung ương 4 3 3
- Phí, lệ phí tỉnh 125 85 125 76 100 89
STT Nội dung chi
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dự toán Thực hiện % HTKH Dự toán Thực hiện % HTKH Dự toán Thực hiện % HTKH 7 Tiền thuê đất 1.000 1.091 109 1.100 1.073 98 1.100 1.080 98
8 Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi CS của NS xã
9 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 10 18 180 5 6 120 6 7 117
10 Thu khác, tịch thu 2.500 2.053 82 4.000 3.556 89 3.800 2.045 54
11 Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu NN
12 Thu đóng góp xây dựng CSHT thu tiền
đền bù khi nhà nước thu hồi đất
13 Thu tiền sử dụng đất 3.500 1.649 3.500 707 1.500 1.194
14 Thu kết dư ngân sách năm trước 1.171 728 463
15 Thu chuyển nguồn 7.966 2.596 1.968
B Các khoản thu để lại quản lý qua NSNN 1.550 3.564 230 4.500 4.650 103 4.800 5.023 105
1 Thu học phí và các khoản thu khác SN giáo dục 1.550 3.564 230 4.500 4.650 103 4.800 5.023 105
C Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh 171.919 145.600 85 161.314 151.306 94 147.018 163.250 111
1 Thu bổ sung cân đối ngân sách 137.881 116.400 84 128.614 121.246 94 115.978 124.400 107
2 Thu bổ sung có mục tiêu 34.038 29.200 86 32.700 30.060 92 31.040 38.850 125
Bảng 4.7, đã thể hiện toàn bộ khoản thu Ngân sách Nhà nước trong cân đối, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các khoản thu do tỉnh quản lý.Thông thường khoản thu này chủ yếu nhiệm vụ do Cục thuế Tỉnh đảm nhiệm, kết quả là thu hàng năm đều tăng so với dự toán giao. Các khoản thu đó trực tiếp ảnh hưởng đến chi cân đối của cả 3 cấp ngân sách: Tỉnh, huyện và xã.
- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ tăng đều qua các năm. Số thu từ khu vực này năm 2014 là 9.856,4 triệu đồng đến năm 2016 đạt 13.809,6 triệu đồng.
- Lệ phí trước bạ, tuy có chiều hướng tăng, giảm thất thường, nhưng đều đạt số thu khá cao, nguyên nhân là do bất động sản bị đóng băng từ năm 2014 trở lại đây, dẫn đến lệ phí trước bạ nhà đất khó có có khả năng tăng cao hơn. Thuế nhà đất là khoản thu ít nhưng có số thu tăng hàng năm tăng với tốc độ khá cao. Thuế thu nhập cá nhân tăng, trừ năm 2014 và năm 2015 do suy thoái kinh tế, nên số thu giảm.
- Tiền thuê mặt đất, mặt nước tăng trưởng mạnh ở 03 năm đầu và tương đối ổn định ở các năm tiếp theo, số thu đạt cao, số thu năm 2016 là 1.080 triệu đồng. Thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng không thực hiện vì qua các năm hầu hết là đầu tư các công trình giao thông, trường học vào các xã, thôn bản vùng có điều kiện kinh tế khó khăn gần như 100% là hộ nghèo nên không huy động sức dân.
- Thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện năm từ 2014 đến 2016 lần lượt là: 1.649,2 triệu đồng, 707 triệu đồng và 1.194 triệu đồng. Qua đó cho thấy thời gian gần đây, khoản thu này có dấu hiệu hồi phục, đặc biệt năm 2016, số thu ước đạt 3 tỷ đồng.
- Các khoản thu để lại quản lý quan NSNN đều hoàn thành và vượt kế hoạch; đây là khoản thu chủ yếu các xã thu được do trên địa bàn có các dự án đầu tư của các doanh nghiệp, khi họ đầu tư vào địa phương thì họ cam kết hỗ trợ cho địa phương một khoản kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của chính địa phương đó hoặc là kinh phí bồi thường đất công được để lại theo tỷ lệ phân chía được hưởng là 70%. Điều này cho thấy đây là nguồn thu không ổn định, nó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình thực tế, vào bối cảnh cụ thể thời điểm đầu tư và cam kết hỗ trợ của các doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, cơ sở pháp luật thì các địa phương không có quyền đặt ra yêu cầu đối với khoản thu hỗ trợ này nhưng trên thực tế các doanh nghiệp có dự án được thuê đất trên địa bàn xã nào đó thì họ
đều muốn tham gia hỗ trợ một khoản kinh phí thích hợp, tùy theo điều kiện cho địa phương để xây dựng các công trình phúc lợi, một mặt nguồn thu này cao do việc tuyên truyền,vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi như: Đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa để xây dựng thôn, khu phố mình khang trang hơn, phục vụ chính cuộc sống tinh thần của người dân.
Thu ngân sách những năm vượt dự toán đã tạo được nguồn để giải quyết một số nhu cầu chi rất quan trọng: số tăng thu so với dự toán được bố trí 50% để tạo nguồn cải cách tiền lương của huyện, bố trí kinh phí chi hoạt động phát sinh của huyện; số còn lại nguồn kinh phí này được bố trí để chi đầu tư phát triển. Kết quả thu ngân sách như vậy cũng thể hiện kinh tế của huyện Lương Tài giai đoạn này cơ bản tăng trưởng và phát triển tốt.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quản lý thu ngân sách còn một số hạn chế. Các cơ quan tham mưu đề xuất một số giải pháp chưa sát thực tế, nên vẫn xảy ra trường hợp các doanh nghiệp chưa nộp thuế. Đặc biệt là đối với thuế thu nhập doanh nghiệp. Do các doanh nghiệp thường không xuất hóa đơn, dấu hợp đồng đối với các trường hợp người mua không yêu cầu xuất hóa đơn, đồng thời đẩy các chi phí lên cao, hạ thấp thu nhập chịu thuế.
Quản lý doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Các thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và chấp hành pháp luật chưa cập nhật được thường xuyên và không đầy đủ nên ảnh hưởng phần nào đến việc theo dõi mức độ chấp hành nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp hoặc bỏ sót khoản thu. Một số cán bộ ngành thuế chưa kiên quyết xử lý những doanh nghiệp sai phạm, còn sai phạm trong quá trình kiểm tra doanh nghiệp dẫn đến thất thu NSNN.
Việc nuôi dưỡng nguồn thu chưa được quan tâm, các doanh nghiệp, các hộ thuê đất để sản xuất kinh doanh còn manh mún, thiếu quy hoạch, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư còn hạn chế. Cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp rất thuận tiện cho doanh nghiệp, nhưng việc giám sát kê khai, phân tích hồ sơ còn một số hạn chế, nên hiệu quả chống thất thu thuế chưa cao. Việc thất thu thuế tập trung chủ yếu vào các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, chuyển nhượng, thuế thu nhập cá nhân.
Công tác quản lý chi NSNN của huyện Lương Tài đánh giá thông qua kết quả khảo sát tại Bảng 4.8.
Bảng 4.8. Đánh giá về chấp hành dự toán NSNN của huyện Lương Tài Nội dung Điểm trung bình Nội dung Điểm trung bình
đánh giá - Sự phù hợp với dự toán được duyệt trong phân bổ ngân sách 2,99 - Sự phù hợp với mục đích, định mức, tiêu chuẩn và các quy định
khác của Nhà nước có liên quan đến quản lý, sử dụng NSNN 3,76 - Việc vận dụng các chính sách có liên quan trong sử dụng NSNN 3,97 - Tính đầy đủ các tài liệu, hồ sơ thanh toán theo quy định 3,50 Tính kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ được giao đã được phê
duyệt trong bản dự toán 4,10
Nguồn: Khảo sát của tác giả (2016)
Qua bảng 4.8 cho thấy: Công tác chấp hành dự toán NSNN của huyện Lương Tài đạt kết quả tương đối tốt, các chỉ số được đánh giá tương đối đồng đều, Tính kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ được giao đã được phê duyệt trong bản dự toán được đánh giá cao nhất là 4,10 điểm và điểm được đánh giá thấp nhất là Sự phù hợp với dự toán được duyệt trong phân bổ ngân sách với 2,99 điểm (những hạn chế này chính là những nội dung trong công tác phân cấp dự toán, chi dự toán NSNN đã nêu trên); điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý chi NSNN của huyện Lương Tài trong thời gian tới và điều này cần được phát huy.
4.2.3.2. Quản lý quá trình chi
Căn cứ dự toán ngân sách đã được HĐND huyện thông qua, UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán, các lĩnh vực hoạt động của huyện, các đối tượng hưởng thụ ngân sách huyện và công khai dự toán theo pháp luật quy định. Phòng Tài chính - Kế hoạch thông báo dự toán đối với các đơn vị liên quan.
Trong quá trình thực hiện dự toán chi ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch theo dõi, quản lý quá trình chi, tham mưu cho UBND huyện điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao. KBNN kiểm soát các hoạt động của các đơn vị đăng ký mở tài khoản tại KBNN cấp huyện, các đơn vị trực thuộc ngân sách huyện quản lý và các đơn vị hưởng thụ ngân sách huyện về các khoản chi ngân sách thuộc NSNN cấp thị quản lý theo các văn bản của Bộ Tài chính và hệ thống KBNN Việt Nam quy định.
Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách huyện: Căn cứ dự toán năm được UBND huyện giao lập dự toán gửi về phòng Tài chính Kế hoạch và Kho bạc huyện làm cơ sở để hàng tháng rút dự toán chi theo chế độ, định mức quy định, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và đúng nguyên tắc quy định. Thực hiện đúng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí, biên chế theo quy định tại thông tư 43 và thông tư 130 của Bộ Tài chính. Chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm 10% chi hoạt động thường xuyên (không tính kinh phí chi lương và các khoản theo lương) để tạo nguồn thực hiện chính sách mới về lương và các chính sách khác của Nhà nước quy định.
Đối với chi đầu tư phát triển: Chủ đầu tư của các dự án theo danh mục các dự án đã được UBND huyện phê duyệt và kết quả thông báo nguồn vốn của phòng Tài chính Kế hoạch. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi đầy đủ hồ sơ về KBNN huyện để tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo quy định. Phòng Tài chính Kế hoạch huyện cân đối nguồn vốn đảm bảo thanh toán kịp thời theo khối lượng đã hoàn thành. Ngoài ra, phòng Tài chính Kế hoạch còn có trách nhiểm thẩm tra quyết toán các dự án hoàn thành đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp huyện.
Bảng 4.9. Chi ngân sách huyện so với dự toán giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: Triệu đồng Năm Dự toán huyện giao Kết quả thực hiện So sánh TH/DT (%) 2014 138.200 129.803 93,9 2015 155.360 135.528 87,2 2016 152.000 153.859 101,2
Nguồn: UBND huyện Lương Tài (2014, 2015, 2016)
Từ bảng số liệu chi ngân sách huyện so với dự toán qua 3 năm (2014 - 2016) ở trên ta thấy kết quả thực hiện chi ngân sách so với dự toán ngân sách của huyện giao qua các năm cơ bản đã bám vào dự toán giao. Từ năm 2014 trở lại đây, do ảnh hưởng của việc phải cắt giảm đầu tư và tiết kiệm chi thường xuyên dẫn đến thực hiện không đạt dự toán. Năm 2016 còn 153.859 triệu đồng (UBND huyện Lương Tài, 2014, 2015, 2016).
Mặc dù nguồn thu bị ảnh hưởng nhiều do suy thoái kinh tế, đặc biệt là thu tiền sử dụng đất, nhưng chi đầu tư phát triển của huyện vẫn tương đối ổn
định, chi thường xuyên của huyện hàng năm cơ bản vẫn duy trì ổn định và tăng nhẹ. Số chi từ năm 2014 đến năm 2016 lần lượt là: 111.501 triệu đồng; 111.769 triệu đồng và 134.420 triệu đồng. Nhận thấy thực hiện chi ngân sách tại huyện Lương Tài có số tuyệt đối chi thường xuyên năm sau cao hơn năm trước.
* Mức độ hoàn thành kế hoạch
Công tác quản lý NS xã trên địa bàn huyện Lương Tài đã có nhiều tiến bộ, các khoản chi ngân sách phát sinh được kiểm soát qua Kho bạc nhà nước và