- Sử dụng kếp hợp các phương pháp nghị luận: giải thích, chứng minh, bình
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
Phiếu học tập số 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế
nào………………………………………………… Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất , Định, Thắng, Lợi”
1, Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả nào? Văn bản thuộc thể loại nào? Văn bản sáng tác năm bao nhiêu?
2. Nhận xét về nghệ thuật lập luận, chứng minh của tác giả trong đoạn văn? 3, Chỉ ra phép liệt kê trong đoạn văn và nêu tác dụng?
4. Chỉ ra các trạng ngữ có trong đoạn văn và nêu tác dụng? 5. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
6. Câu văn nào mang luận điểm của đoạn?
7. Em hiểu thế nào là giản dị? Nêu ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
1,
- Đoạn văn trích từ văn văn bản ‘ Đức tính giản dị của Bác Hồ” Tác giả PVĐ - Thể loại: Nghị luận chứng minh
- Văn bản viết năm 1970
2. Nghệ thuật lập luận, chứng minh của tác giả trong đoạn văn: - Lập luận chặt chẽ, logích rõ ràng
- Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục( bữa cơm, việc làm, căn nhà, lối sống..) 3,
- Phép liệt kê:
+ “Bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống”
-> Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn sự giản dị của Bác trên nhiều phương diện
+ “ Từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ: trồng cây trong vườn, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu Miền Nam, đi thăm nhà tập thể của cơng nhân, từ nơi làm việc đến phịng ngủ, nhà ăn”
-> Tác dụng: Nhằm diễn đạt sâu sắc hơn sự giản dị trong việc làm của Bác. Bác tự làm việc từ việc nhỏ đến việc lớn.
+ “ Trường, Kì, Kháng , Chiến, Nhất, Định, Thắng , Lợi”
-> Tác dụng: Diễn đạt đầy đủ, sâu sắc hơn sựu giản dị của Bác, trong quan hệ với mọi người qua viễ ddawtjj tên giản dị và ý nghĩa
4. Các trạng ngữ có trong đoạn văn là:
- “Ở việc làm đó”, “Trong đời sống của mình”-> Tác dụng: Chỉ nơi chốn. 5. Nội dung chính của đoạn văn: Chứng minh sự giản dị của Bác trên các phương diện: bữa cơm, đồ dùng, nhà ở, lối sống.
6. Câu văn mang luận điểm của đoạn: “Con người của Bác, đời sống giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống.” 7.
- Giản dị là lối sống một cách đơn giản, tự nhiên trong cuộc sống, trong lời ăn tiếng nói. Và là một nét đẹp nhân cách.
- Ý nghĩa: Sống giản dị dễ hòa đồng với mọi người, dễ được mọi người giúp đỡ, phải có ý thức mới đạt được sự giản dị.
Phiếu học tập số 2 Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bác Hồ sống giản dị, thanh bạch như vậy bời vì Người sống sôi nổi, phong phú
đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và các liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị, hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”
1, Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả nào? Văn bản thuộc thể loại nào? Văn bản sáng tác năm bao nhiêu?
2. Trong đoạn văn tác giả đã dùng phép lập luận nào để người đọc hiểu hơn về đức tính giản dị của Bác?
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ có trong đoạn văn? 4. Tìm trạng ngữ có trong đoạn văn và nêu tác dụng?
Gợi ý phiếu học tập số 2
1,
- Đoạn văn trích từ văn văn bản ‘ Đức tính giản dị của Bác Hồ” Tác giả PVĐ - Thể loại: Nghị luận chứng minh
- Văn bản viết năm 1970
2. Trong đoạn văn tác giả đã dùng phép lập luận giải thích để người đọc hiểu hơn về đức tính giản dị của Bác.
- Sử dụng phép liệt kê: … “với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”
-> Tác dụng: Nhằm diễn đạt một cách sâu sắc, đầy đủ hơn đời sống tâm hồn phong phú, cao đẹp của Bác.
4. Trạng ngữ có trong đoạn văn :
- Trạng ngữ: “ Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”
-> Tác dụng: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Phiếu học tập số 3
Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với
mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “ Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lí ấy khơng bao giờ thay đổi”… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vơ địch, đó là chủ nghiã anh hùng cách mạng”
1, Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả nào? Văn bản thuộc thể loại nào? Văn bản sáng tác năm bao nhiêu?
2. Nội dung chính của đoạn văn?
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn văn?
4. Nêu ý nghĩa câu nói: “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lí ấy khơng bao giờ thay đổi…”. Dấu chấm lửng trong câu văn có tác dụng gì?
5. Nhà văn Phạm văn Đồng đã chứng minh Bác giản dị ở những phương diện nào?
nó trong đời sống. Hãy trình bày thành một đoạn văn.
Gợi ý phiếu học tập số 3
1,
- Đoạn văn trích từ văn văn bản ‘ Đức tính giản dị của Bác Hồ” Tác giả PVĐ - Thể loại: Nghị luận chứng minh
- Văn bản viết năm 1970
2. Nội dung chính của đoạn văn: Chứng minh sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.
3.
- Phép liệt kê:
+ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch giản dị trong lời nói và bài viết
-> Tác dụng: Nhằm diễn tả một cách sâu sắc sự giản dị của Bác trên nhiều phương diện: đời sống, tacs phong, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết
+ “hiểu được, nhớ được, làm được”
-> Tác dụng: Nhằm diễn tả sâu sắc, nhấn mạnh tác dụng trong lời nói giản dị của Bác, Bác nói giản dị khiến mọi người hiểu được, nhớ và làm theo.
- Điệp ngữ:
+ Từ “ được” nhắc lại ba lần trong “hiểu được, nhớ được, làm được”
-> Tác dụng: Nhấn mạnh tác dụng sự giản dị trong lời nói, bài viết của Bác + từ “ chân lí| được nhắc lại bốn lần
-> Tác dụng: Nhấn mạnh sự chân thật, giản dị nhưng cũng rất sâu sắc trong lời nói và bài viết của Bác.
4. Câu nói của Bác đã diễn tả một cách sâu sắc, đầy đủ hơn sự giản dị nhưng mang tính chân lí trong lời nói của Bác.
Dấu chấm lửng trong câu văn có tác dụng tỏ ý cịn nhiều câu nói giản dị mang tính chân lí của Bác chưa liệt kê hết.
5. Nhà văn Phạm văn Đồng đã chứng minh Bác giản dị ở những phương diện : Trong sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
a) Trong sinh hoạt
- Bữa cơm chỉ có vài ba món, thức ăn thì đạm bạc. - Căn nhà chỉ có vài ba phịng.
- Bác tự làm mọi việc từ việc lớn đến việc nhỏ. b) Trong quan hệ với mọi người
- Viết thư cho một đồng chí
- Nối chuyện với các cháu miền Nam
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phịng ngủ, nhà ăn… c) Trong lời nói và bài viết
- Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
“ Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lí ấy khơng bao giờ thay đổi”…
6. Gợi ý:
Mở đoạn: Giản dị là một đức tính quý báu của mỗi con người Thân đoạn
- Làm sáng tỏ khái niệm: giản dị là một đức tính cao đẹp mà thể hiện ở nhiều khía cạnh sống giản dị là luôn sống và đối xử với mọi người một cách tự nhiên, không phô trương, hoa mỹ, khơng thể hiện bản thân mình một cách q đáng mà luôn khiêm tốn
- Giản dị được thể hiện qua nhiều khía cạnh của đời sống hàng ngày như cách ăn mặc cách sinh hoạt, ăn uống, cách sống, cách làm việc
- Ý nghĩa của lối sống giản dị:
+ Giản dị giúp gắn kết mọi người, giúp chúng ta sống với nhau chan hòa hơn, thân thiết hơn
+ Giản dị còn giúp chúng ta nhận được nhiều thứ quý giá như cơ hội sự quý trọng và giúp đỡ từ người khác
(Minh chứng chứng minh: Bác Hồ là một tấm gương sáng về giản dị, cả cuộc đời Bác giản dị từ cách ăn mặc đến làm việc, Bác ln sống chan hịa với mọi người mặc dù là người đứng đầu của một đất nước. Chính bởi thế Bác là vị lãnh tụ vĩ đại mà sau bao nhiêu năm tháng nhân dân ta vẫn luôn ngợi ca.
Kết đoạn: Sống giản dị là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, mỗi người cần
rèn luyện cho mình đức tính q báu ấy
B) DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN
Đề bài: Phân tích tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm
Văn Đồng.
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Phạm Văn Đồng (khái quát những nét chính về cuộc đời, các sáng tác chủ yếu, đặc điểm sáng tác…)
- Giới thiệu về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (hồn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài