Những biểu hiện đứuc tính giản dị của Bác

Một phần của tài liệu ÔN tập văn bản 7 kì 2 CLB HSG hà nội (Trang 36 - 39)

- Sử dụng kếp hợp các phương pháp nghị luận: giải thích, chứng minh, bình

2. Những biểu hiện đứuc tính giản dị của Bác

- Trong lối sống:

+ Bữa ăn: chỉ vài ba món, lúc ăn khơng để rơi vãi, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn cịn lại thì được xếp tươm tất.

⇒ Đạm bạc, qua đó cho thấy Bác rất quý trọng kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ

+ Nơi ở: cái nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn chỉ có vài ba phịng, lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn

⇒ Đời sống thanh bạch và tao nhã

+ Việc làm: làm từ việc rất lớn (cứu nước, cứu dân) đến việc rất nhỏ, Bác làm việc suốt ngày

⇒ Tỉ mỉ, tận tâm, tận lực

- Trong quan hệ với mọi người:

+ Cái gì tự làm được thì tự làm nên người giúp việc bên cạnh Bác rất ít + Gần gũi, thân thiện với mọi người: Bác đã đặt tên cho một số đồng chí + Quan tâm tới mọi người xung quanh: viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm khu tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…

- Giản dị trong lời nói và bài viết: câu nói, từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ…

⇒ Đức tính giản dị của Bác thể hiện nhất quán trong lối sống, trong quan hệ với mọi người và trong cách nói, bài viết

III, Kết bài

+ Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.

VĂN BẢN : SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT( ĐẶNG THAI MAI)I, DẠNG ĐỀ ĐỌC- HIỂU. I, DẠNG ĐỀ ĐỌC- HIỂU.

Phiếu học tập

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ khơng hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thơi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc khơng phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng khơng hiếm. Một giáo sĩ nước ngồi (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. (Ngữ văn 7- tập 2, trang 35)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản đó. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Tác giả sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu?

Câu 3: Để làm sáng tỏ được cái đẹp cái hay của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra

những luận cứ nào?

Câu 4: Xác định và nêu ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu: Tiếng Việt,

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: “Thế hệ trẻ Việt Nam cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng của Tiếng Việt bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Gợi ý: Câu 1:

- Văn bản: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Tác giả: Đặng Thai Mai

- Xuất xứ văn bản: Trích trong phần đầu bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu

hiện hung hồn của sức sống dân tộc, in năm 1967, được đưa vào Tuyển tập

Đặng Thai Mai

Câu 2:

- PTBĐ chính: Nghị luận

- Phép lập luận chủ yếu: lập luận chứng minh

Câu 3:

- Để làm sáng tỏ được cái đẹp cái hay của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những luận cứ:

+ Tiếng Việt hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu

+ Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt

Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

+ Theo nhận xét của những người ngoại quốc, Tiếng Việt giàu tính nhạc, rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong từng câu chữ

Câu 4:

- Trạng ngữ trong câu: Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó - Ý nghĩa: Xác định vị trí, nơi chốn

Câu 5: Gợi ý:

Mở đoạn: Tiếng Việt là nét đẹp quý báu trong văn hóa dân tộc ngàn đời, bởi

vậy thế hệ trẻ Việt Nam ln có trách nhiệm trong việc bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp về sự trong sáng của tiếng Việt bằng những việc làm cụ thể.

Triển khai:

- Khẳng định vai trò của TV: Tiếng Việt là quốc ngữ của Việt Nam, là công cụ giao tiếp, bộc lộ tư tưởng tình cảm, là niềm tự hào của cả dân tộc, thể hiện nét riêng của quốc gia đối với các dân tộc khác trên thế giới. Mỗi người dân Việt Nam khi sinh ra đều phải nói tiếng mẹ đẻ bởi vì đó là một điều thiêng liêng cũng là cách mà chúng ta trân quý tâm hồn dân tộc

- Để bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt chính bởi vậy thế hệ trẻ cần: + Luyện nói những lời hay ý đẹp gửi đến nhau những lời tốt đẹp nhất

+ Loại bỏ những từ ngữ mới xuất hiện như tiếng long, teencode để giúp Tiếng Việt trong sáng từng ngày

+ Chỉnh sửa trong mọi người khi có người nói sai chính tả hoặc viết sai chính tả + Ln rèn luyện kỹ năng nói và viết để khơng mắc sai lầm khi sử dụng tiếng Việt

Kết đoạn: Mỗi câu chữ của người Việt Nam đều thể hiện vẻ đẹp tâm hồn họ,

bởi vậy, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là bảo vệ nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người

B) DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN

ĐỀ : Lập dàn ý phân tích văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả

Đặng Thai Mai.

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Đặng Thai Mai (những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, các cơng trình nghiên cứu…)

- Giới thiệu về văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

Một phần của tài liệu ÔN tập văn bản 7 kì 2 CLB HSG hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w