1. Tác giả
- Phạm Duy Tốn (1833-1924) quê ở Hà Tây, là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.
2. Văn bản
- “Sống chết mặc bay”- Truyện ngắn thành công nhất của Phạm Duy Tốn( được sáng tác vào đầu thế kỉ XX).
- Thể loại : Truyện ngắn
- Truyện kể theo ngơi thứ 3, theo trình tự thời gian và sự việc. - Bố cục:
1. Từ đầu … Khúc đê này hỏng mất → Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
2. Ay, lũ con dân … Điếu mày → Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê”.
3. Phần còn lại → Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
** Tóm tắt:
Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sơng Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngơi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xốy thành vực sâu, nhà cửa trơi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn".
* Các giá trị nổi bật của văn bản
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập giưã cuộc sống và sinh mạng cảu nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ “long lang dạ thú”
- Giá trị nhân đao: Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Kết hợp 2 phép tương phản và tăng cấp
+ Ngôn ngữ tự sự, miêu tả, biểu cảm, kể chuyện, đối thoại
** ý nghĩa nhan đề văn bản: Nhan đề tác giả lấy từ một vế của câu thành ngữ
dân gian “ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” . Lên án, tố cáo viên quan phụ mẫu thờ ơ, vô trách nhiệm trước mạng sống của nhân dân. Đồng thời bày tỏ niềm cảm thông, chia sẻ với cuộc sống khổ cực của người dân.
II, LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC- HIỂU
Phiếu học tập số 1
Đọc đoạn trích sau:
Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. (a) thuộc phủ X. (b) xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, khơng khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trơng thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lịng địch nổi với sức trời! Thế đê khơng sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Trích Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn, Ngữ văn 7, tập 2)
1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Xác định các từ láy trong đoạn trích.
3. Tìm trong đoạn trích các câu đặc biệt.
nào?
Gợi ý:
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự. 2. Các từ láy: tầm tã, bì bõm, lướt thướt, xao xác, cuồn cuộn. 3. Các câu đặc biệt:
+ Gần một giờ đêm.
+ Than ơi! + Lo thay!
+ Nguy thay!
4. Hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên hết sức cụ thể: - Mưa gió dữ dội, đê sắp vỡ.
- Những người dân hộ đê làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng.
-> Cảnh tượng tương phản khiến tác giả lo lắng, thốt lên xót xa, đau đớn trước tình thế tuyệt vọng của người dân lúc này.
Phiếu học tập số 2 Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Dân phu kể hàng trăm nghìn người, từ chiều đến giờ, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy ướt như chuột lột. Tình cảnh trơng thật là thảm.”
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản được viết theo thể loại gì?
2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ? 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
1.
– Văn bản : Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn - Thể loại : Truyện ngắn hiện đại
2.
- Phép liệt kê: “ kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đát, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ”
- > Tác dụng: Sử dụng phép liệt kê nhằm nhấn mạnh sự khẩn trương, sự vất vả của người dân khi đi hộ đê.
- Phép so sánh: “ người nào người nấy lướt thướt như chuột lột”
-> Tác dụng: Nhằm diễn tả một cách sinh động, nhấn mạnh sự vất vả, sự nhếch nhác đến thảm hại của người dân khi hộ đê.
3. Nội dung: Cảnh dân đi hộ đê
Phiếu học tập số 3
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chi ngà, nào ống vơi chạm, ngốy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bơng trơng mà thích mắt. Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thơng nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
2. Chỉ ra phép liệ kê trong đoạn văn và nêu tác dụng? 3. Tìm trang ngữ sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng?
Gợi ý 1.
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản: “ Sống chết mặc bay” - Tác giả: Phạm Duy Tốn
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
- Nội dung: Kể về những đồ dùng đắt tiền, sa sỉ của quan phụ mẫu. 2. Phép liệt kê:
+ “Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chi ngà, nào ống vơi chạm, ngốy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bơng”
-> Tác dụng: Nhấn mạnh sự ăn chơi, xa hoa của viên quan phụ mẫu qua các đồ dùng mà quan mang theo hộ đê.
3.
+ “ bên cạnh ngài”-> tác dụng: Trạng ngữ chỉ nơi chốn + “ chung quanh sập” -> Tác dụng: TN chỉ nơi chốn
Phiếu học tập số 4 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Ngồi kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trọng lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng . So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà , lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần, như thánh.”
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản được viết theo thể loại gì?
2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ?
Gợi ý 1.
– Văn bản : Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn - Thể loại : Truyện ngắn hiện đại
2.
- Phép liệt kê:
+ “nhàn nhã, đường bệ, nguy nga; nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính kệ tay sắp hàng”
-> Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh sự tôn nghiêm, nhàn nhã, đường bệ trong đình. - Phép so sánh:
+ “ cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê”
-> Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả cơ cực của người dân khi hộ đê.
+ “ ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà , lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần, như thánh”
-> Tác dụng: Nhấn mạnh khơng khí tơn nghiêm trong đình
- Phép tương phản đối lập giữa cảnh trong đình và ngồi đê. Đối lập giữa sự vất vả, khổ cực của người dân hộ đê với sự nhàn nhã của bọn quan lại trong đình, nhấn mạnh sự ăn chơi vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Phiếu học tập số 5
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô
cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ơi! Sức người khó lịng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản được viết theo thể loại gì?
2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn văn?
Gợi ý 1.
– Văn bản : Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn - Thể loại : Truyện ngắn hiện đại
2.