NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ RUỒI ĐỤC QUẢ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần ruồi đục quả ổi tại thanh hà, hải dương năm 2016; đặc điểm sinh học loài ruồi đục quả bactrocera dorsalis hendel và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả (Trang 26)

2.2.1. Thành phần ruồi đục quả tại Việt Nam

Theo tài liệu cây ăn quả ở Miền Bắc thì ổi thường có có các loại sâu hại: rầy mềm (Aphis sp), rệp sáp, rệp phấn trắng, ruồi đục quả (Bactorcera spp), sâu đục quả (Conogethes punctiferalis), sâu đục cành (Zeuzera cofeae), bọ xít hại quả (Helopeltis bakeri và H. collari) (Đỗ Cao Duy, 2014).

Trong đó ruồi đục quả đối tượng gây hại cây ăn quả chính ở các vùng trồng ổi ở miền Bắc hiện nay. Ruồi đục quả họ Bactrocera (hay còn gọi là ruồi vàng), theo Lê Quốc Điền (2016), ruồi đục quả có nhiều loài, đối tượng hiện diện và gây hại nhiều nhất ở Việt Nam là loài Bactrocera dorsalis (ruồi đục quả phương đông), loài ruồi Bactrocera correcta (gây hại chủ yếu trên các lại quả và rau có màu đỏ) và loài Bactrocera curcubitae (gây hại chủ yếu trên bầu, bí, dưa).

Ở Việt Nam, nghiên cứu một cách hệ thống, khá đầy đủ về ruồi đục quả được bắt đầu từ năm 1999 với các dự án do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Trung tâm Nhiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ. Năm 1999- 2000 tổ chức FAO tài trợ dự án “quản lý ruồi đục quả ở Việt Nam”, các nhà khoa học Viện Bảo vệ thực vật đã phát hiện và giám định được 30 loài ruồi đục quả; bước đầu xác định được 7 loài ruồi hại quả quan trọng, trong đó có 4 loài chủ yếu gây hại trên các loài cây ăn quả là B. dorsalis, B. correcta, B. pyrifoliae, B. cambrolae và 3 loài gây hại trên rau ăn quả là B. cucurbitae, B. tau, B. latifrons. Trong số các loài ruồi hại quả thu được, có 12 loài ruồi chỉ thu được ở miền Bắc và 8 loài chỉ thu được ở miền Nam. Đã xác định được phổ ký chủ ở miền Bắc là 29 loài thực vật, trong đó có 14 loài cây ăn quả, 10 loài rau ăn quả và 5 loài cây dại; phổ cây ký chủ ở miền Nam là 26 loài

thực vật với 12 loài cây ăn quả, 9 loài rau ăn quả, 1 loài cây công nghiệp và 4 loài cây dại khác (Drew et al., 2000).

Thành phần ruồi đục quả tại Việt Nam ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện hơn. Đến năm 2010, theo Lê Đức Khánh và cs thì thành phần ruồi đục quả ở Việt Nam có đến 36 loài thuộc họ Tephritidae gây hại trên 24 loại cây ăn quả, 14 loại rau ăn quả và 8 loại cây dại. Trong đó có 6 loài gây hại nặng nhất trên cây ăn quả là là B. dorsalis, B. correcta, B. carambolae, B. pyrifoliae, B. verbascifoliae và B. tuneonis; 4 loài gây hại rau ăn quả chủ yếu là B. cucurbitae, B. tau, B. scutellata, B. latifrons.

Theo Nguyễn Hữu Đạt (2008), khi thực hiện đặt bẫy ME định kỳ hàng tháng trong 3 năm 2000, 2001, 2002, tại 8 tỉnh thành miền nam đã phát hiện được 5 loài Bactrocera là :B. carambolae, B. correcta, B. dorsalis và B. verbascifoliae, B. zonata. Loài Bactrocera dorsalis và B. correcta có độ thường gặp cao nhất trong bẫy, luôn ở mức 90- 100% ở các tháng trong năm. Các tháng nhìn chung có độ thường gặp ruồi cao là tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 10.

Ở một số tỉnh của miền Bắc Việt Nam, qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014), đã thu thập được 21 loài ruồi đục quả họ Tephritidae từ 31 ký chủ bằng phương pháp đặt bẫy dẫn dụ, trong đó 19 loài thuộc giống Bactrocera và 2 loài thuộc giống Dacus. Theo Nguyễn Hồng Thủy (2006), tại Hải Phòng, đã xác định được 4 loài ruồi đục quả là B. dorsalis, B. correcta, B. curcubitae, B. tau thu được từ bẫy dẫn dụ.

2.2.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của ruồi đục quả giống Bactrocera 2.2.2.1. Ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả 2.2.2.1. Ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả

Tác hại của ruồi đục quả không những gây rụng quả hàng loạt làm giảm năng suất sản lượng ảnh hưởng đến chất lượng quả, gây tâm lý xấu cho người tiêu dùng mà còn không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. New Zealand, Nhật Bản và nhiều nước có nhu cầu tiêu thụ quả nhiệt đới và các loại rau ăn quả rất lớn, nhưng rất lo ngại sự di cư gây hại của ruồi đục quả nên các loại nông sản của Việt Nam rất khó xuất sang thị trường các nước này, cụ thể là đầu năm 1990 quả thanh long của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhưng đến giữa năm 1994 phải ngừng lại vì phát hiện có ruồi đục quả. Đến nay cho dù Nhật Bản đã đồng ý cấp phép cho nhập khẩu thanh long từ Việt Nam, nhưng sản lượng xuất sang thị trường Nhật Bản này là rất thấp chỉ

khoảng 3000 tấn thanh long/năm, trong khi đó sản lượng thanh long hàng năm của Việt Nam vào khoảng 550.000 tấn. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu thanh long sang các nước khó tính gặp rất nhiều khó khăn như yêu cầu sản xuất ở vùng phi dịch hại, xử lý hơi nước nóng hay xử lý chiếu xạ, điều này làm cho phần lớn thanh long nói riêng và hoa quả nhiệt đới của Việt Nam nói chung khó xuất khẩu vào các thị trường có giá trị sản phẩm cao (Vietdragonfruit, 2015).

Trong các loài côn trùng gây hại cây ăn quả, ruồi đục quả là một trong những đối tượng gây hại vào bậc nhất nhì, thảm họa do chúng gây ra trên cây ăn quả là khó lường. Mức độ thiệt hại của ruồi phụ thuộc vào thời gian gây hại chính của ruồi trên quả và giống của từng chủng loại cây ăn quả. Một cuộc khảo sát đã được tiến hành năm 1999 và 2000 cho thấy năm 1999 tỷ lệ hại của ruồi đục quả trên đào (Sa Pa – Lào Cai) tăng dần từ 6% lên 65% vào cuối vụ quả; trên cam (Cao Phong – Hòa Bình) tỷ lệ quả bị hại rất thấp, cao nhất là 6% vào đầu tháng 8, khi quả chín không có ruồi đục quả gây hại, năm 2000 tỷ lệ quả bị hại trên đào ( Sa Pa – Lào Cai) cao nhất chỉ là 21%, trên ổi ( Thanh Liêm – Hà Nam) là 12%. Giải thích cho vấn đề này, các tác giả cho rằng việc khác biệt về tỉ lệ hại giữa 2 năm có thể là do mùa đông 1999 – 2000 ở miền Bắc rất lạnh, ở Sa Pa nhiệt độ ban đầu xuối dưới 00C kéo dài trong 1 tháng (Drew et al., 2000).

Tại Hải Phòng theo kết quả điều tra của chi cục Bảo vệ thực vật từ năm 2003 – 2004 ruồi gây hại trên táo, ổi trung bình 34,3%, cao tới 72- 80% số quả bị hại, cá biệt có hộ bị hại 100% số quả, gây thất thu nghiêm trọng. Năm 2006, theo dõi mức độ gây hại của ruồi đục quả trên một số loại cây ăn quả thì doi, ổi, táo là bị hại nặng nhất (tỉ lệ bị hại tương ứng là 89; 88,4; 77,7), tiếp đến là xoài (34,2%) (Nguyễn Hồng Thủy, 2006).

Sự thất thu năng suất do ruồi đục quả gây ra ước tính biến động từ 30- 100%. Theo Lê Thị Điểu và Nguyễn Văn Huỳnh (2009), trên bốn loại quả xoài, ổi, mận và khổ qua tại vùng ĐBSCL ghi nhận tỷ lệ quả bị thiệt hại do nhiễm ruồi đục quả rất cao, với tỷ lệ nhiễm trên xoài, ổi, mận và khổ qua lần lượt là 12%, 94%, 76,33% và 30%.

2.2.2.2. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái học của loài ruồi đục quả Bactrocera tại Việt Nam

Đặc điểm hình thái của các pha phát dục của ruồi đục quả giống Bactrocera khá giống nhau: Trứng có hình hạt gạo dài, kích thước 1x0,2mm. Lúc mới đẻ trứng có màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển sang màu vàng nhạt. Giòi mới nở dài

khoảng 1,5 mm, khi phát triển đầy đủ dài 6- 8mm (tùy thuộc điều kiện thức ăn), miệng có móc. Móc miệng có độ hóa cứng trung bình. Nhộng dài 5 – 7mm, có hình trứng, lúc đầu màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa có màu nâu đen. Trưởng thành có cơ thể dài 7 – 9mm. Đầu có dạng hình bán cầu. Ngực có màu nâu đỏ hoặc màu nâu tối, hai bên ngực có 2 chấm vàng ở gốc trước, tiếp đến là 2 vệt vàng ở cuối ngực. Cánh trong suốt ngoài trừ vùng coastal. Trưởng thành cái có ống đẻ trứng kéo dài ở cuối bụng (Dương Minh Tú và Tống Mai San, 2001).

Theo Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2004), khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học và thức ăn nhân tạo của ruồi đục quả B. dorsalis chỉ ra rằng giai đoạn phát triển pha trứng (từ lúc trứng đẻ ra đến khi trứng nở) trong khoảng 32 giờ ± 11 phút và thời gian phôi trứng đạt được phát triển 100% là 36 giờ ± 18 phút. Căn cứ vào sự xuất hiện móc răng của ấu trùng, tác giả đã xác định được khoảng thời gian phát triển từ lúc trứng nở đến các tuổi của ấu trùng trung bình (giờ ± phút) là: tuổi 1: 48 ± 22; tuổi 2: 77±115; tuổi 3: 112 ± 155. Thời gian từ nhộng đến vũ hóa trưởng thành trung bình 182 giờ ± 11 giờ. Quan sát tập tính giao phối của ruồi trưởng thành, cho thấy một ruồi đực có thể giao phối tối đa tới 36 lần, trung bình là 24 lần trong đời, trong khi đó một con ruồi cái chỉ có khả năng giao phối trug bình 3 lần tối đa là 4 lần trong đời.

2.2.3. Biện pháp phòng trừ

a. Biện pháp dùng bẫy dẫn dụ

Biện pháp sử dụng bẫy dẫn dụ giới tính trên diện rộng để thu hút ruồi đực bay đến tìm con cái để giao phối được áp dụng để diệt con đực, con cái đẻ trứng không được thụ tinh vì thế mật độ ruồi đục quả của thế hệ sau sẽ giảm dần. Ở Việt Nam hiện nay có 3 loại bẫy đang được sử dụng là bẫy Methyl eugenol, Lure eugenol và protein.

Theo số liệu điều tra ruồi đục quả ở các huyện Châu Thành gần như là trong suốt vụ với mật số khá cao. Vào các thời điểm mà mật số của ruồi đục quả ở bẫy ME đạt đỉnh cao cũng là giai đoạn của các vườn cây thanh long mang quả chính rộ. Mật độ ruồi đục quả bình quân trên các bẫy CUE thấp hơn trên bẫy ME và các đỉnh cao của bẫy CUE cũng không trùng với đỉnh cao của bẫy CUE là do khả năng dẫn dụ của mỗi loại pheromone có khác. Về thành phần ruồi đục quả, bẫy ME thu được 2 loài ruồi là Bactrocera dorsalis và B. correcta. Ở đầu vụ, mật số trung bình của loài B. correcta cao hơn với đỉnh cao là 35 con/bẫy, tuy nhiên ở cuối vụ thì mật độ B. dorsalis cao hơn với đỉnh cao là 41 con/bẫy. Tần số xuất

hiện của B. correcta là 100% tuy nhiên tỉ lệ hiện diện chỉ 31%, còn tần số xuất hiện của B. dorsalis là 94% nhưng tỉ lệ hiện diện đến 69%. Ngược lại bẫy CUE thu được 4 loài khác là Bactrocera curcubitae, Bactrocera hochii, Bactrocera tau và Dacus longicornis. Loài B. curcubitae có mật số trung bình cao nhất là 34 con/bẫy với số lần xuất hiện và tỉ lệ hiện diện là 86 và 90% tương ứng, kế đến là B .hochii với 69 và 6%, B. tau với 31 và 4%, thấp nhất là D.longicornis với 13 và 0,12%. Song song với việc đặt bẫy pheromone việc điều tra cũng được tiến hành bằng cách thu trái chín trên cây tại 7 vườn có điều kiện canh tác khác nhau. Kết quả cho thấy tỷ lệ trái bị nhiễm ruồi thấp 14%, chỉ có 2 loài B. dorsalis và B. correcta, trong đó B. dorsalis chiếm tỉ lệ 82% và B. correcta chiếm 18% (Lê Thị Điểu và Nguyễn Văn Huỳnh, 2009). Biện pháp sử dụng bẫy dẫn dụ giới tính có khả năng tiêu diệt ruồi cao, tuy nhiên cần phải áp dụng trên diện rộng mới có thể mang lại hiệu quả tốt.

b. Biện pháp phòng trừ bằng bả protein

Các nhà khoa học Viện BVTV đã áp dụng biện pháp sử dụng bả Protein (có pha thêm một lượng thuốc trừ sâu) phun điểm trên cây để thu hút ruồi trưởng thành bay đến ăn và bị tiêu diệt, biện pháp này an toàn cho người sản xuất và tiêu dùng đã được thực hiện trên cây đào tại Mộc Châu (Sơn La), trên ổi (Hà Nam)… và một số địa phương khác cho kết quả tương đối khả quan, mở ra hướng sử dụng trong thời gian tới để phòng trừ ruồi đục quả (Lê Đức Khánh và cs., 2007).

Phương pháp sử dụng bẫy bả trong phòng trừ ruồi đục quả đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc làm giảm mật độ ruồi đục quả tại một số địa phương trên cả nước, đây là biện pháp không gây hại cho sức khỏe của con người và môi trường. Hải Dương là một tỉnh có sản lượng ổi cao nhất ở miền Bắc, tuy nhiên vấn đề sâu bệnh hại là một trong những khó khăn của người trồng ổi, đặc biệt là ruồi đục quả. Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về thành phần ruồi và thử nghiệm phòng trừ ruồi đục quả bằng bẫy tại vùng trồng ổi này. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ sức khỏe con người và môi trường thì cần phải tiến hành các nghiên cứu, áp dụng các phương pháp phòng trừ theo hướng tổng hợp, tiếp cận các phương pháp mới ở trên thế giới trong phòng trừ sâu bệnh hại, góp phần tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập xuất khẩu nông sản.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Địa điểm 3.1.1. Địa điểm

- Điều tra thành phần ruồi đục quả tại huyện Thanh Hà- Hải Dương. - Thí nghiệm nuôi sinh học tại chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 1 – Hải Phòng.

3.1.2. Thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2016 – 11/2016.

3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Ruồi đục quả giống Bactrocera (họ Tephritidae bộ Diptera) gây hại chính trên quả ổi đài loan.

3.3. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

- Cây trồng: Cây ổi giống ổi đài loan (Psidium guajava) 5 năm tuổi. - Thức ăn cho ruồi trưởng thành và ấu trùng:

Thức ăn nuôi ruồi trưởng thành

Thành phần Protein Đường Nước

Tỷ lệ % 20 75 5

Thức ăn nuôi trưởng thành trên được trộn đều với nhau, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, chuyển hỗn hợp vào bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Thay thức ăn cho trưởng thành 3 ngày/lần.

Thức ăn nuôi sâu non

Thành phần Thịt quả ổi Torula yeast Đường trắng nipagin

Tỷ lệ% 86 10 3 1

- Thức ăn nuôi sâu non: Quả ổi chín rửa sạch cho xay nhỏ và dùng máy quấy trộn với các thành phần đã nêu trên sao cho thật nhuyễn, để trong ngăn đá tủ lạnh sau 24h lấy ra cho rã đông. Khi thức ăn rã đông hoàn toàn mới đem sử dụng cho thí nghiệm nuôi sâu non của ruồi đục quả (Allwood, 1996).

- Vật liệu khác: bông, giấy thấm, khăn lau, màn, mùn cưa tiệt trùng, đĩa petri, bút lông….

- Phòng nuôi ruồi đục quả có điều hòa nhiệt độ 26- 280C

- Bẫy giới tính Multilure: Có cấu tạo hình trụ (Hình 3.5) có hai phần lắp ghép. Phần trên trong suốt và phần đế bên dưới màu vàng, bẫy cao 18 cm có đáy

rộng 15 cm. Phần bên trên và phần đế có thể tách rời để tiện cho việc vệ sinh và đặt lại mồi nhử. Bẫy có 2 cửa nằm đối xứng nhau, mỗi cửa rộng 3 cm, dài 5 cm bên trên cửa bẫy có khung nhựa nhỏ để che mưa. Một sợi đây móc được nối vào phần thân trên của bẫy trên cành cây. Bẫy được sử dụng cho cả 3 loại chất dẫn dụ.

- Chất dẫn dụ giới tính parapheromone:

+ Methyl eugenol: công thức: 4- allyl-1,2- diMEthoxybenzencacbonxylate + CUE Lure eugenol: công thức: [4-(3-Oxobutyl)phenyl] acetate (C12H14O3)

+ Protein thủy phân + 20% Pyrinex 20EC, các chất dẫn dụ được nhập ngoại. - Lồng nuôi ruồi đục quả trưởng thành: khung nhựa PVC, phủ vải màn, kích thước 53 x 53 x 53 cm. Lồng nuôi để ghép cặp trưởng thành có hình trụ đường kính là 8cm, bằng nhựa trong, hai đầu gắn vải màn.

- Hộp nhựa nhỏ hình vuông với cạnh 25 cm chứa nhộng và sâu non, hộp nhựa nhỏ hình trụ có đường kính là 6m, cao 1,5cm theo dõi cá thể trứng và sâu non, hộp nhựa (kích thước 15 x 20 x 20) nuôi tập thể.

- Kính lúp soi nổi

- Các dụng cụ khác: panh, nước cất, cồn, kim côn trùng, hộp tiêu bản.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

+ Điều tra thành phần ruồi đục quả chính trên cây ổi tại Thanh Hà – Hải Dương.

+ Điều tra diễn biến của các loài ruồi đục quả tại Thanh Hà – Hải Dương + Xác định đặc điểm sinh học của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel giống Bactorcera, họ Tephritidae, bộ Diptera.

+ Xác định hiệu quả của biện pháp phòng trừ ruồi đục quả bằng bẫy ME.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần ruồi đục quả ổi tại thanh hà, hải dương năm 2016; đặc điểm sinh học loài ruồi đục quả bactrocera dorsalis hendel và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)