PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần ruồi đục quả ổi tại thanh hà, hải dương năm 2016; đặc điểm sinh học loài ruồi đục quả bactrocera dorsalis hendel và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả (Trang 32 - 35)

3.5.1.Phương pháp xác định thành phần ruồi đục quả (Bộ: Diptera; Họ: Tephritidae; Giống: Bactrocera) trên ổi tại Thanh Hà, Hải Dương

- Điều tra thành phần ruồi đục quả bằng các loại bẫy: Phương pháp đặt các chất dẫn dụ vào trong bẫy Multilure:

+ Chất đẫn dụ Methyl eugenol: dùng ống hút sạch lấy 3ml dung dịch chất dẫn dụ tẩm vào miếng bông, đặt miếng bông vào bên trong bẫy Multilure, sau đây gọi tắt là bẫy ME.

+ Chất dẫn dụ CUE Lure eugenol: dùng ống hút sạch lấy 3 ml dung dịch chất dẫn dụ tẩm vào miếng bông, đặt miếng bông vào trong bẫy Multilure, sau đây gọi tắt là bẫy CUE.

+ Protein thủy phân: Tách phần đế dưới của bẫy Multilure, cho 200ml nước sạch vào phần đế vàng, lấy 2 gram Protein hòa vào nước trong đế bẫy, đóng phần trên của bẫy, sau đây gọi tắt là bẫy Pb.

Phương pháp treo bẫy

Treo 3 loại bẫy ME, CUE và PB, số lượng: 2 bẫy/ loại trên cùng một vườn ổi đài loan có diện tích 1000 m2.

+ Treo bẫy cách mặt đất 1,5m, các bẫy cách nhau 40m, bẫy treo theo sơ đồ hình 3.1.

+ Thời gian thay mồi và thu mẫu định kỳ là 15 ngày/lần.

Hình 3.1. Sơ đồ đặt bẫy

Chú thích: ME: Bẫy ME

CUE: Bẫy CUE Pb: Bẫy Pb

- Tính lượng ruồi bắt được trên một bẫy một ngày (FTD) (con/ bẫy/15 ngày) FTD= F/ TD

F: Tổng số ruồi đục quả bắt được; T: Tổng số bẫy;

D: Số ngày trung bình giữa các lần kiểm tra bẫy.

Bảo quản mẫu ruồi trưởng thành thu được bằng cách sấy khô để phân loại và giám định loài. Đo kích thước chiều dài cơ thể và chiều dài cánh của từng loài, mô tả đặc điểm hình thái của loài ruồi đục quả thu thập được từ bẫy, số cá thể đo là 30 cá thể/ loài. ME ME CUE CUE Pb Pb 50m m 20mm

- Chỉ tiêu điều tra: Tần suất xuất hiện các loài ruồi đục quả để từ đó xác định mức phổ biến của chúng.

- Mức độ phổ biến (OD) được tính như sau: Tổng số điểm bắt gặp

OD = --- × 100 Tổng số điểm điều tra

* Ký hiệu mức độ phổ biến:

"-" Ít phổ biến: (OD < 5 %);

"+ " Mức độ phổ biến trung bình: (OD = 5%- 25%); "+ + " Phổ biến: (OD = 25- 50%);

"+ + + " Rất phổ biến: (OD > 50%).

Số lượng từng loài ruồi đục quả Tỷ lệ từng loài ruồi đục quả (%) = --- × 100

Tổng số ruồi đục quả thu được

- Điều tra thu thập thành phần và mức độ phổ biến theo phương pháp ngẫu nhiên theo quy chuẩn QCVN 01- 38/2010/BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn không cố định điểm điều tra trong vườn ổi (càng nhiều điểm càng tốt), thu thập các quả ổi bị nhiễm ruồi đục quả từ khi quả bắt đầu còn non bắt đầu từ ngày 02/6/2016 cho vào túi nilon, đem về phòng thí nghiệm Điều tra định kỳ 15 ngày/ lần. Quả đem về đặt quả trong hộp thu nhộng dưới có lót mùn cưa khô dày 0,5 cm. Khoảng 6- 7 ngày sau tiến hành sàng để thu nhộng, chuyển vào hộp khác để theo dõi vũ hóa trưởng thành.

* Xác định thành phần hại trong quả:

Ổi đài loan thu được từ vườn thí nghiệm đem về phòng thí nghiệm cho vào hộp nhựa có lót mùn cưa ẩm. Sàng thu nhộng 2 ngày/lần. Nhộng thu được chuyển vào hộp nhựa có lót mùn cưa và được giữ ẩm. Sau vũ hóa giết ruồi bằng nhiệt độ thấp trong tủ lạnh. Giám định thưởng thành ruồi đục quả để xác định thành phần.

* Xác định đặc điểm hình thái trưởng thành ruồi đục quả giống Bactrocera thu thập được từ bẫy và quả ổi:

Trưởng thành đực thu thập được từ bẫy đưa vào tủ lạnh ở nhiệt độ thấp để giết trưởng thành. Lấy ngẫu nhiên 30 cá thể của mỗi loài ruồi đục quả thu được ở bẫy ở Thanh Hà – Hải Dương đo kích thước cơ thể:

+ Chiều dài cơ thể: đo từ đầu đến hết đốt bụng cuối, tính trung bình 30 cá thể được đo.

+ Đo chiều dài sải cánh: đo từ mép trong của cánh đến mép ngoài của cánh (hết đỉnh M) tính trung bình 30 cá thể.

* Theo dõi diễn biến ruồi đục quả trên ổi đài loan:

Sử dụng 3 loại bẫy ME, CUE và Pb trong vườn ổi để thu thập ruồi trưởng thành, mẫu ruồi đục quả được mang về phòng thí nghiệm phân lập xác định loài ruồi. Tính mật độ ruồi trung bình/bẫy/15 ngày để theo dõi diễn biến của ruồi đục quả giống Bactrocera. Công thức tính mật độ ruồi trưởng thành thu được.

FTD=F/ TD

F: Tổng số ruồi đục quả bắt được; T: Tổng số bẫy;

D: Số ngày trung bình giữa các lần kiểm tra bẫy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần ruồi đục quả ổi tại thanh hà, hải dương năm 2016; đặc điểm sinh học loài ruồi đục quả bactrocera dorsalis hendel và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)