Đặc điểm hình thái của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần ruồi đục quả ổi tại thanh hà, hải dương năm 2016; đặc điểm sinh học loài ruồi đục quả bactrocera dorsalis hendel và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả (Trang 56 - 62)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỌC VÀ SINH HỌC CỦA LOÀ

4.3.2. Đặc điểm hình thái của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel

* Đặc điểm pha trưởng thành

Trưởng thành có màu vàng, trên lưng bụng có một băng ngang đậm cắt nhau hình chữ T, trên lưng ngực có 2 đường màu vàng chạy song song, hai bên của mảnh lưng ngực có đốm vàng, cánh trong suốt có băng màu nâu chạy dọc theo gân costa và gặp gân R2+3 thu hẹp lại và kéo dài qua gân này hướng về phía đỉnh M, cánh sau tiêu biến chỉ còn lại thùy cánh. Con cái và con đực khá giống nhau về hình thái chỉ khác là con cái có máng đẻ trứng ở đốt bụng cuối, con đực khơng có.

Kích thước của con ruồi đực trung bình nhỏ hơn con ruồi cái với kích thước lớn nhất là 8mm thấp nhất là 5,5 mm trung bình là 6,82 ± 0,25 mm,

trong khi đó trưởng thành cái có kính thước lớn nhất là 8 mm nhỏ nhất là 5 mm trung bình là 7,22 ± 0,26 mm.

 Đặc điểm phát triển pha trứng

Trứng ruồi đục quả B. dorsalis được đẻ dưới vỏ quả thành từng chùm từ 1- 20 quả, cũng có khi trứng được đẻ rải rác. Khi mới đẻ trứng có màu trắng trong, khi gần nở trứng có màu trắng đục, dạng thn dài trung bình là 2,23 ± 0,16 mm, trứng có chiều dài lớn nhất là 3 mm và nhỏ nhất là 1 mm.

 Đặc điểm pha sâu non

Sâu non khi mới nở có màu trắng ngà sau chuyển dần sang màu vàng nhạt đến màu vàng trước khi vào nhộng cơ thể thn hình trụ, miệng có một móc cứng màu đen. Kích thước lớn nhất của ấu trùng tuổi cuối là 9mm nhỏ nhất là 5 mm trung bình là 7,44 ± 0,29 mm. Pha sâu non ruồi đục quả B. dorsalis có 3 tuổi, khơng có sự khác biệt về hình thái, chúng chỉ khác nhau về kích thước và màu sắc cơ thể.

 Đặc điểm pha nhộng

Sâu non khi đẫy sức đục quả chui ra ngoài và hóa nhộng trong đất, tuy nhiên đơi khi cũng bắt gặp trường hợp sâu non hóa nhộng ngay bên trong quả. Nhộng ruồi là dạng nhộng bọc, hình trứng mới hóa nhộng màu nâu, khi nhộng chuẩn bị vũ hóa có màu nâu đậm kích thước trung bình là 5,19 ± 0,21 mm. Khi vũ hóa trưởng thành qua lỗ vũ hóa chui ra ngồi.

Bảng 4.6. Đặc điểm hình thái học của lồi ruồi Bactrocera dorsalis Hendel

Pha phát dục

Chiều dài lớn nhất (mm)

Chiều dài nhỏ nhất (mm)

Chiều dài trung bình (mm)

Trứng 3 1 2,23 ± 0,16 Ấu trùng tuổi cuối 9 5 7,44 ± 0,29 Nhộng 6 4 5,19 ± 0,21 Trưởng thành đực 8 5 6,82 ± 0,25 Trưởng thành cái 8 5,5 7,22 ± 0,26

Chú thích: n = 30

Thức ăn: thịt quả ổi và protein nhân tạo Nhiệt độ: 26- 280C, ẩm độ: 60- 80%

Đốt bụng trưởng thành cái Đốt bụng trưởng thành đực Hình 4.8 . Một số hình ảnh các pha phát dục ruồi đục quả

Bactrocera dorsalis Hendel

Trưởng thành

Trứng Nhộng

4.3.3. Một số đặc điểm sinh học của loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel

4.3.3.1. Thời gian phát dục của các pha và vòng đời của loài Bactrocera dorsalis Hendel

Trong cơng tác dự tính dự báo để khuyến cáo phịng trừ ruồi đục quả thì hiểu biết về các đặc điểm phát sinh phát dục của tất cả các pha là rất quan trọng. Để góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, làm cơ sở cho cơng tác sản xuất và phịng trừ ruồi đục quả một cách có hiệu quả nhất, chúng tơi tiến hành ni ruồi đục qủa lồi B. dorsalis Hendel trong phịng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 26- 280C, ẩm độ khoảng 60- 80% để xác định vòng đời và thời gian phát dục của từng pha phát dục. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Thời gian phát dục các pha của loài B. dorsalis Hendel

Pha phát dục Thời gian phát dục (ngày)

Thấp nhất Cao nhất Trung bình Trứng 1 3 1,93 ± 0,18 Ấu trùng (giòi) 6 12 8,48 ± 0,42 Nhộng 5 11 7,43 ± 0,37 Tiền đẻ trứng 7 12 8,46 ± 0,56 Vòng đời 19 30 25,3 ±0,89 Tuổi thọ 31 100 77,56 ±6,67 Ghi chú: + Nhiệt độ: 26- 280C + Ẩm độ: 60- 80% + Thức ăn là quả ổi + n = 30

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, khi nuôi ruồi đục quả B. dorsalis ở điều kiện nhiệt độ 26- 280C, ẩm độ từ 60- 80%, thức ăn cho trưởng thành là protein, đường và nước, thức ăn cho ấu trùng là protein, thịt quả ổi và nước thì vịng đời của ruồi đục quả cao nhất là 30 ngày và thấp nhất là 19 ngày. Trứng nở sớm nhất là sau 1 ngày và nở muộn nhất là sau 3 ngày trung bình là 1,93 ngày cao hơn 0,59 ngày so với Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2004) chỉ là 1,34 ngày. Ấu trùng sau khi nở là bắt đầu ăn thức ăn, sau muộn nhất là 12 ngày ấu trùng sẽ hóa nhộng, sớm nhất là sau 6 ngày trung bình là 8,48 ngày, cao hơn so với kết quả nuôi sinh học của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014) là 2 ngày (chỉ có 6,48 ngày). Sau khi sâu non tuổi cuối hóa nhộng trong mùn cưa

thậm chí là hóa nhộng ln trong quả thì sớm nhất là sau 5 ngày và muộn nhất là sau 11 ngày chúng sẽ vũ hóa trưởng thành, trung bình là 7,43 ngày ngắn hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014) là 1,85 ngày. Sau khi vũ hóa trưởng thành, thì ruồi trưởng thành Bactrocera dorsalis cả đực và cái bắt đầu tìm kiếm protein để ăn, ruồi đục quả B. dorsalis cái khơng đẻ ngay mà sau ít nhất 7 ngày chúng mới bắt đầu đẻ trứng và muộn nhất là sau 12 ngày trưởng thành cái sẽ đẻ lứa trứng đầu tiên, thời gian tiền đẻ trứng cũng ngắn hơn nhiều so với kết quả của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014). Như vậy, kết quả cho thấy vòng đời của ruồi đục quả khá dài, dài nhất là 30 ngày và ngắn nhất là 19 ngày, trung bình là 25,3 ngày, ngắn hơn so với công bố của Nguyễn Hữu Đạt (2016). Do vậy số lứa của ruồi đục quả phương Đơng khá ít, tuy nhiên ruồi đục quả có khả năng sinh sản khá nhiều nên thiệt hại gây ra khá lớn. Tuổi thọ trung bình của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis trong thí nghiệm trung bình là 77,56 ngày, cao nhất là 100 ngày, thấp nhấp là 31 ngày. So sánh với kết quả của Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2004), Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014) (140 ngày) thì tuổi thọ của ruồi đục quả B. dorsalis ngắn hơn 40 ngày.

Sự sai khác giữa các kết quả nghiên cứu về đặc điểm các pha phát dục của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel là do ni ở các điều kiện khác nhau nên có các dẫn liệu sinh học khác nhau. Kết quả nghiên cứu đặc điểm các pha phát dục của ruồi đục quả B. dorsalis Hendel nuôi bằng thức ăn là quả ổi ở nhiệt độ 26- 280C bổ sung thêm hiểu biết về đặc điểm của ruồi đục quả hại trên cây ăn quả nói chung và cây ổi nói riêng.

4.3.3.2. Tuổi thọ, sức sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng trưởng thành cái loài Bactrocera dorsalis Hendel

Trưởng thành ruồi đục quả Bactrocera dorsalis tuy không gây hại trực tiếp quả, tuy nhiên giai đoạn này có tính quyết định đến mật độ sâu non gây hại trên quả, nên nó sẽ quyết định đến khả năng gây hại của ruồi đục quả cho ký chủ. Do vậy nghiên cứu các đặc điểm phát triển của pha trưởng thành ruồi đục quả để có các biện pháp phịng trừ thích hợp.

Qua nghiên cứu đặc điểm sinh học pha trưởng thành của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel cho kết quả được thể hiện trong bảng 4.8

Bảng 4.8. Một số đặc điểm của pha trưởng thành cái loài B. dorsalis Hendel

Chỉ tiêu theo dõi Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Tuổi thọ (ngày) 72 100 86,26 ± 5,16 Thời gian đẻ trứng (ngày) 27 72 52,53 ± 6,54 Sức đẻ trứng của trưởng thành cái

(trứng/con cái) 226 771 550,06 ± 93,20 Chú thích: + Nhiệt độ: 26- 280C + Ẩm độ: 60- 80% + n = 30

+ Thức ăn: Protein nhân tạo

Trưởng thành cái lồi B. dorsaliscó tuổi thọ trung bình là 86,26 ± 5,16 ngày, tuổi thọ thấp nhất là 72 ngày, cao nhất là 100 ngày, ngắn hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014) là 140 ngày. Trong suốt đời, một trưởng thành cái có thế sinh sản từ 226 – 771 quả/con cái, trung bình là 550,06 ± 93,20 quả/ con cái ít hơn so với kết quả của Bùi Công Hiển và Nguyễn Hữu Đạt (2004) là từ 601- 721 quả. Ruồi đục quả B. dorsalis khơng đẻ ngay sau khi vũ hóa mà sau vũ hóa ít nhất 7 ngày thì mới bắt đầu đẻ trứng, thời gian bắt đầu đẻ trứng cho đến khi kết thúc kéo dài từ 27 ngày cho đến 72 ngày dài hơn 7 ngày so với kết quả của Bùi Công Hiển và Nguyễn Hữu Đạt (2004) (9- 65 ngày), nhưng lại ngắn hơn nhiều so với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014) (57- 96 ngày). Kết quả thí nghiệm cho thấy ruồi đục quả B. dorsalis có thời gian đẻ trứng kéo dài và lượng trứng đẻ trên một con cái là khá lớn. Vì vậy việc phịng trừ rất khó khăn, các biện pháp hóa học gần như khơng mang lại hiệu quả vì ruồi đục quả có khả năng bay để tránh thuốc rất tốt có khi bay xa tới 50- 100 km (CABI, 2016).

 Nhịp điệu sinh sản của ruồi đục quả B. dorsalis.

Trưởng thành cái ruồi đục quả B. dorsalis không gây hại trực tiếp quả ổi, nhưng chúng đẻ trứng vào quả, trứng sau đó sẽ nở thành sâu non gây hại cho quả, do vậy để có thể phịng trừ ruồi đục quả một cách có hiệu quả nhất thì cần phải biết nhịp điệu sinh sản của chúng, dựa trên yêu cầu này chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm ni 15 cặp ruồi trưởng thành để theo dõi nhịp điệu đẻ trứng, kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.9 và hình 4.9.

Bảng 4.9. Nhịp điệu sinh sản của ruồi đục quả B. dorsalis Hendel

Ngày sinh sản Số trứng đẻ của từng cặp qua các ngày (quả)

Cao nhất Thấp nhất Trung bình Ngày 1- 10 1 0 0,25 Ngày 11- 20 46 25 34,40 Ngày 21- 30 166 123 140,65 Ngày 31- 40 153 78 101,80 Ngày 41- 50 214 165 185,20 Ngày 51- 60 118 79 95,00 Ngày 61- 70 35 19 27,45 Ngày 71- 80 9 0 4,25 Số trứng đẻ trung bình/ cặp/ngày 7,36 Chú thích: + Nhiệt độ: 26- 280C + Ẩm độ: 60- 80%

+ Thức ăn: Protein nhân tạo

Hình 4.9. Nhịp điệu sinh sản của loài B. dorsalis Hendel

Qua theo dõi số trứng đẻ trong từng ngày của 15 cặp ruồi đục quả B. dorsalis Hendel ở cùng nhiệt độ 26- 280C và ẩm độ 60- 80% từ khi ruồi đục quả bắt đầu vũ hóa cho đến khi chúng ngừng đẻ và chết cho thấy rằng: Từ ngày 1- 10 sau khi vũ hóa trưởng thành chúng đẻ rất ít hoặc khơng đẻ. Từ ngày 11- 20 lượng trứng đẻ của các cặp đều tăng lên nhanh chóng vào ngày từ 21- 30 cặp nhiều nhất đẻ 166 quả/10 ngày ở cặp đầu tiên và thấp nhất cũng đẻ tới 123 quả/ 10 ngày ở cặp số 5, tuy nhiên sau đó lượng trứng đẻ lại giảm đi rõ rệt sau 10 ngày tiếp theo, trừ cặp số 5 lượng trứng đẻ vẫn tiếp tục tăng. Tuy

nhiên cả 15 cặp đều đẻ nhiều nhất từ ngày thứ 41-50 sau khi vũ hóa đạt đến 214 quả/10 ngày ghi nhận nhiều nhất ở cặp 1 và thấp nhất là 165 quả/10 ngày ở cặp 2. Sau thời điểm này sức đẻ trứng của 15 cặp ruồi đục quả B. dorsalis được nuôi đều giảm rõ rệt, sau ngày thứ 80 tất cả 15 cặp đều không sinh sản nữa và bắt đầu chết. Trung bình một cặp đẻ từ 7,36 quả/ cặp/ ngày. Theo Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2008) thời gian đẻ trứng cao nhất của trưởng thành cái là 17- 32 ngày trên cà rốt tươi, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014) thời gian đẻ trứng cao nhất là 85- 91 ngày sau khi vũ hóa. Điều này có thể giải thích rằng các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng đến thời gian đẻ trứng của ruồi đục quả B. dorsalis.

Kết quả thí nghiệm cho thấy ruồi đục quả B. dorsalis Hendel có thời gian sinh sản dài có thể kéo dài tới 80 ngày và thường đẻ theo từng cụm, mỗi cụm từ 2 -20 quả, có khi đạt đỉnh cao tới 50 quả vào các ngày từ 41- 50, tuy nhiên giai đoạn đầu và cuối chúng đẻ ít nên cũng ghi nhận trứng được đẻ rải rác từng quả.

Tóm lại, kết quả thí nghiệm ruồi trưởng thành cái B. dorsalis đẻ trứng không đều qua các ngày, chúng đẻ nhiều nhất sau khi vũ hóa từ 41- 50 ngày và có thời gian đẻ trứng rất dài. Do vậy, để phịng trừ ruồi đục quả B. dorsalis gây hại thì cần phải phịng trừ từ sớm và liên tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần ruồi đục quả ổi tại thanh hà, hải dương năm 2016; đặc điểm sinh học loài ruồi đục quả bactrocera dorsalis hendel và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)