PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ BẰNG BẪY
4.4.4. Đánh giá ảnh hưởng của các thời điểm treo bẫy ME
Trong bất kỳ biện pháp phịng trừ sâu bệnh hại nói chung, thì thời điểm áp dụng các biện pháp rất quan trọng vì nếu áp dụng các biện pháp quá sớm thì sẽ gây tốn kém về kinh tế cho người trồng mà hiệu quả lại khơng cao, cịn nếu treo quá mộn thì cây trồng đã bị gây hại nặng, lúc này áp dụng các biện pháp phịng trừ khơng mang lại hiệu quả. Sử dụng bẫy dẫn dụ trong phòng trừ cũng tương tự như vậy, xác định được thời điểm treo hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng trừ cũng như kinh tế nhất cho người trồng. Hiện nay chưa có một nghiên cứu thử nghiệm nào về thời điểm treo bẫy dẫn dụ giới tính ME trong phịng trừ ruồi đục quả B. dorsalis Hendel nào tại Việt Nam, xuất phát từ thực tế đó chúng tơi thực hiện thí nghiệm xác định thời điểm treo bẫy dẫn dụ ME tại vườn ổi đài loan tại Thanh Hà – Hải Dương, bẫy được treo trên ba vườn, mỗi vườn có diện tích là 500 m2 mật độ là 1 bẫy/vườn tại 5 giai đoạn phát triển của cây. Kết quả của thử nghiệm được thể hiện quả bảng 4.14.
Bảng 4.14 Mật độ ruồi B. dorsalis Hendel vào bẫy ME ở các thời điểm treo tại vườn ổi tại Thanh Hà – Hải Dương năm 2016
Thời điểm treo
Mật độ ruồi vào bẫy (Con/bẫy/15 ngày)
Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Trung Bình
CT1: Trước khi ra hoa 1 3 0 1,33 CT2: Ra hoa 6 5 5 5,33 CT3: Quả non 22 27 13 20,66 CT4: Quả bắt đầu chín 175 126 140 147 CT5: Chín rộ 470 456 481 469 CV% 10,12 LSD0,05 24,57
Chú thích: CT1: Trước khi ra hoa từ tháng 2- 3 CT2: Ra hoa từ giữa tháng 3- cuối tháng 4 CT3: Quả non từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 5 CT4: Quả bắt đầu chín giữa tháng 6 đến giữa tháng 7 CT5: Quả bắt đầu chín rộ từ đầu tháng 8 – đến tháng 9
Kết quả thí nghiệm cho thấy số lượng trưởng thành đực bắt được trên bẫy ME phụ thuộc rất lớn vào thời gian đặt bẫy. Thời kỳ đầu từ khi ổi bắt đầu ra hoa
cho đến khi có quả non, số lượng ruồi đục quả thu được trên các bẫy khơng có sự khác nhau. Tuy nhiên khi quả bắt đầu chín và chín rộ thì số lượng ruồi thu được trên bẫy khác biệt rất lớn thu được trung bình 147 và 469 trưởng thành đực /bẫy /15 ngày. Theo Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2004) ruồi cái B. dorsalis chỉ giao phối từ 2- 4 lần trong đời và có khả năng giao phối trước khi trứng phát triển và chỉ đẻ khi trứng đã tích lũy đủ lượng Protein cần thiết cho trứng phát triển. Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong phòng trừ ruồi đục quả, cần phải tiến hành đặt bẫy sớm để tiêu diệt trưởng thành đực, nên đặt bẫy từ khi quả còn non tức là khoảng tháng 5 đối với vùng sản xuất một vụ, qua quan sát thì hiện nay nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tiên tiến nên người dân trồng ổi ở Thanh Hà – Hải Dương có thể điều chỉnh ổi ra trái vụ, ở những vùng này thì nên đặt bẫy cả vụ.