3.1.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng 3.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2016-2018
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQ 1. Tổng tài sản 3.176 100,0 3.621 100,0 3.988 100,0 14,0 10,1 12,1 Tài sản ngắn hạn 1.797 56,6 2.192 60,5 2.526 63,3 22,0 15,2 18,6 Tài sản dài hạn 1.379 43,4 1.429 39,5 1.462 36,7 3,6 2,3 3,0 2. Nguồn vốn 3.176 100,2 3.621 100,8 3.988 102,1 14,0 10,1 12,1 Nợ phải trả 3.054 96,2 3.316 91,6 3.447 86,4 8,6 4,0 6,2 Vốn chủ sở hữu 122 4,0 305 9,2 541 15,7 150,0 77,4 110,6
Nguồn : Phòng Kế toán Tài chính Artexport
* Tài sản
Từ bảng 3.3 cho thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cụ thể: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng 57 % năm 2016 và tiếp tục tăng 4 % năm 2018 do sự gia tăng tỷ trọng của tiền và các khoản phải thu ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm từ 43% năm 2016 xuống còn 37% năm 2018. Nhìn chung cả 3 năm qua, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn tài sản dài hạn là do đặc điểm kinh doanh của Công ty chủ yếu là thương mại, mua bán xuất nhập khẩu hàng hóa. Tài sản dài hạn của công ty đa phần là các khoản đầu tư vào các đơn vị liên doanh, liên kết.
*Nguồn vốn
Bảng 3.4 cũng cho thấy nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay và nợ, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ 4% và có xu hướng tăng qua các năm. Mức tăng về vốn chủ sở hữu là do Công ty đã huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu. Còn tỷ trọng nợ phải trả có giảm xuống 96% năm 2016 xuống còn 86% năm 2018. Tuy nhiên có thể thấy hệ số nợ của công ty rất cao. Tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu lên đến 6 lần.
3.1.4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Qua bảng 3.4. cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty phát triển tốt , doanh thu ổn định và tăng trưởng cao; lợi nhuận đem lại cũng ổn định qua các năm.
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Bình quân 2016-2018
1 Tổng doanh thu Tỷ VNĐ 3.372 3.876 4.440 3.896 2 Tổng chi phí Tỷ VNĐ 3.192 3.800 4.365 3.786 3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ VNĐ 13 11 19 14 4 Tổng quỹ tiền lương Tỷ VNĐ 22 25 26 24 5 Tổng số lao động Số người 278 294 284 285 6 NSLĐ bình quân trđ/ng/năm 81 84 91 85 7 Tiền lương BQ Tr.đ/ng/th 6,73 6,96 7,56 7,08 8 Tốc độ tăng NSLĐ % 3,41 8,59
9 Tốc độ tăng TLBQ % 3,41 8,59
Nguồn : Phòng Kế toán Tài chính Artexport
Như vậy, trong thời gian vừa qua tuy còn gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng của cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ nhưng với chiến lược phát triển đúng đắn, không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nhiệt tình hăng say gắn bó với công việc, công ty vẫn trên đà duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao, không ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động từ đó củng cố và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Số liệu thứ cấp
Các số liệu về cơ sở lý luận, kinh nghiệm trong nước và nước ngoài: thu thập, tìm kiếm qua các giáo trình, tạp chí, các nghiên cứu trước có liên quan, báo điện tử,...
Các số liệu về công ty: thu thập, tìm kiếm, tham khảo các số liệu đã được công bố qua các báo cáo hàng năm của công ty: Tổng lao động, doanh thu, lợi nhuận, số liê ̣u về đào ta ̣o , chính sách lương thưởng , mức lương , mức thưởng trong công ty…. Số liê ̣u được lấy chủ yếu từ phòng tổ chức hành chính và tài chính kế toán của công ty.
3.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 80 người lao động của Công ty dựa trên công thức chọn mẫu. Theo đó, dung lượng mẫu điều tra được xác định bởi công thức:
n = N/ (1+N x e 2)
Trong đó: n: dung lượng mẫu điều tra tối thiểu N: Tổng thể mẫu
e: sai số cho phép với qui mô lao động trong công ty là 285 người.
Áp dụng với công thức này với e = 10%, dung lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 75 người. Nghiên cứu tiến hành điều tra 80 người lao động (trong đó 30 người lao động gián tiếp và 50 người lao động trực tiếp) về các chính sách tạo động lực của công ty đối vối họ, cụ thể:
+ Điều tra 80 người lao động trong công ty về nhu cầu và mức độ hài lòng của người họ đối với các chính sách khuyến khích, tạo động lực cho người lao động của công ty. Thang đo Likert 5 mức độ: rất đồng ý, đồng ý, tạm đồng ý, không đồng ý, rất không đồng ý được sử dụng. Từ đó biết được mức độ đánh giá của người lao độ ng cũng như mong muốn về vật chất, phi vật chất của họ để có thể gắn bó với công ty và đạt hiệu quả sản xuất tối ưu nhất. Bên cạnh đó, thang đo nhị phân và câu hỏi 3 mức đô ̣ cũng được sử dụng để đánh giá về mức độ hài lòng của người lao động về các chính sách tiền lương, thưởng của công ty
+ Phỏng vấn chuyên sâu Ban Giám đốc, các Trưởng bộ phận về các chính sách khuyến khích dành cho người lao động Công ty: tiền lương, tiền thưởng, chính sách xã hội, đào tạo phát triển…
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Với các số liệu thứ cấp: số liệu sau khi thu thập được làm sạch, loại bỏ các số liệu không tin cậy, được tổng hợp, trích dẫn theo các nội dung thích hợp.
Với các số liệu sơ cấp: các số liệu sau khi thu thập được làm sạch, loại bỏ các số liệu không tin cậy và xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Mô tả quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp; mô tả các đặc điểm cơ bản của công ty; mô tả tình hình cơ bản của công ty và các nội dung, hình thức tạo động lực cho người lao động của công ty…Các số liệu dùng để mô tả là các số tuyệt đối, tương đối và tốc độ phát triển.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
So sánh từ những thông tin số liệu, tài liệu thu thập được qua quá trình nghiên cứu (giáo trình, tài liệu, số liệu của công ty, báo điện tử...) để tiến hành phân tích, tổng hợp so sánh sự biến động nhân sự, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty; so sánh các nội dung công tác tạo động lực cho người lao động của công ty qua 3 năm (2016 – 2018). Từ đó đưa ra những ý kiến nhận xét của bản thân về đề tài.
3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Các chuyên gia là những cán bộ quản lý có kinh nghiệm về các mảng tiền lương, thưởng; các cán bộ chuyên trách về chính sách xã hội, phúc lợi…các giải pháp về các yếu tố vật chất, điều kiện và môi trường làm việc để thúc đẩy, khuyến khích cho người lao động.
Tham khảo một số ý kiến cán bộ lâu năm, giàu kinh nghiệm về các chính sách lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và ý kiến của họ về các chính sách tạo động lực của công ty. Nhằm thu thập thêm những thông tin cần thiết khác mà các phương pháp khác chưa thu thập được.
3.2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng số lao động của Công ty qua các năm.
- Mức lương và thưởng bình quân/lao động/tháng qua các năm.
- Tạo động lực cho người lao động qua các yếu tố vật chất: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, chính sách phúc lợi.
- Tạo động lực cho người lao động qua các yếu tố phi vật chất: môi trường làm việc, điều kiện làm việc, thi đua khen thưởng…cho người lao động công ty.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT
4.1.1. Xác định nhu cầu của ngƣời lao động trong công ty
Trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport đã luôn chú trọng tìm nhiều giải pháp để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của NLĐ nhằm tạo động lực cho NLĐ. Phần lớn các giải pháp đều tập trung vào các công cụ tạo động lực theo hướng khuyến khích vật chất và khuyến khích về mặt tinh thần.
Đối với việc xác định nhu cầu của NLĐ, hàng năm Công ty đều tổ chức Hội nghị công nhân viên chức hoặc các cuộc họp ở các phòng ban, tổ, đội sản xuất để lấy ý kiến đề đạt về các nguyện vọng của NLĐ. Tuy nhiên, việc làm này chỉ mang tính hình thức, không có hiệu quả cao vì số đông NLĐ còn e ngại, né tránh, không dám đưa ra những nguyện vọng của mình.
Dựa trên tháp nhu cầu của Maslow, tác giả đã xác định 5 nhóm nhu cầu cơ bản của người lao động là: nhu cầu sinh lý cơ thể, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện bản thân. Ở mỗi một nhóm nhu cầu, tác giả đã tiến hành khảo sát ở 5 nhu cầu thiết yếu nhất. Các câu hỏi dành cho khảo sát được thiết kế xen kẽ để tránh cách trả lời theo lối mòn của NLĐ. Qua điều tra, mục đích của NLĐ khi làm việc tại Công ty được thể hiện lần lượt trên các bảng: 4.1,4.2,4.3,4.4,4.5 và 4.6 theo thứ bậc từ thấp đến cao. Cụ thể như sau:
Đối với nhu cầu ở tầng thấp nhất là nhu cầu về sinh lý cơ thể (những nhu cầu phục vụ các điều kiện cơ bản như: ăn, ở, mặc, phương tiện đi lại, nghỉ ngơi), tác giả đã khảo sát được bảng 4.1:
Bảng 4.1. Mức độ đánh giá của ngƣời lao động về nhu cầu sinh lý cơ thể
Yếu tố
Tỷ lệ ngƣời lao động đánh giá các mức độ (%)
Điểm TB
1 2 3 4 5
Lao đô ̣ng gián tiếp
Tôi muốn cố gắng hoàn thành
công việc để có mức lương cao 0,0 0,0 6,7 23,3 70,0 4,6 Tôi muốn cố gắng thêm để có
được tiền trang trải tiền thuê nhà ở
0,0 0,0 16,7 20,0 63,3 4,5
Tôi muốn cải thiện điều kiện đi
lại của mình 0,0 0,0 40,0 46,7 13,3 3,7
Tôi muốn có được nhiều tiền để nuôi cho các con ăn học tốt hơn
0,0 0,0 0,0 66,7 33,3 4,3
Tôi muốn được học hành nâng cao trình độ để có thể tăng thu nhập
0,0 13,3 13,3 43,3 30,0 3,9 Lao đô ̣ng trƣ̣c tiếp
Tôi muốn cố gắng hoàn thành
công việc để có mức lương cao 0,0 0,0 8,0 24,0 68,0 4,60 Tôi muốn cố gắng thêm để có
được tiền trang trải tiền thuê nhà ở
0,0 0,0 4,0 30,0 66,0 4,62
Tôi muốn cải thiện điều kiện đi
lại của mình 0,0 0,0 28,0 40,0 32,0 4,04
Tôi muốn có được nhiều tiền để nuôi cho các con ăn học tốt hơn
0,0 0,0 0,0 56,0 44,0 4,44
Tôi muốn được học hành nâng cao trình độ để có thể tăng thu nhập
0,0 8,0 42,0 30,0 20,0 3,62
Chú thích: 1/ Rất không đồng ý; 2/ Không đồng ý; 3/ Tạm đồng ý; 4/Đồng ý; 5/ Rất đồng ý
Nguồn: Kết quả điều tra
Từ bảng số liệu trên ta thấy, nhu cầu mong muốn đạt thu nhập cao để trang trải cho các chi phí sinh hoạt (ăn, ở, đi lại, nuôi dạy con cái) ở người lao động có điểm trung bình cao, từ 3,62 - 4,63 điểm. Đối tượng lựa chọn nhu cầu này chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi dưới 40 tuổi. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi vì: đây là lực lượng lao động trẻ hầu hết mới lập gia đình, chính vì vậy họ cần thu nhập cao để có thể trang trải cho cuộc sống hàng ngày.
Bảng 4.2: Mức độ đánh giá của ngƣời lao động về nhu cầu an toàn Yếu tố
Tỷ lệ ngƣời lao động đánh giá
các mức độ (%) Điểm
TB 1 2 3 4 5
Lao đô ̣ng gián tiếp
Trong công việc tôi luôn chú ý tới việc
bảo vệ mình khỏi xảy ra tai nạn 0,0 0,0 13,3 56,7 30,0 4,17 Tôi rất mong muốn được hưởng mức
cao Bảo hiểm sau này 0,0 3,3 16,7 40,0 40,0 4,17 Tôi mong muốn nếu bị mất việc sẽ có
đựợc một khoản trợ cấp tìm việc 0,0 0,0 10,0 66,7 23,3 4,13 Tôi muốn đóng bảo hiểm y tế để đảm
bảo khi chữa bệnh được yên tâm hơn
0,0 3,3 23,3 43,3 30,0 4,00
Tôi mong muốn công việc luôn ổn
định 0,0 0,0 6,7 20,0 73,3 4,67
Lao đô ̣ng trƣ̣c tiếp
Trong công việc tôi luôn chú ý tới việc
bảo vệ mình khỏi xảy ra tai nạn 0,0 0,0 20,0 40,0 40,0 4,20 Tôi rất mong muốn được hưởng mức
cao Bảo hiểm sau này 0,0 4,0 28,0 50,0 18,0 3,82 Tôi mong muốn nếu bị mất việc sẽ có
đựợc một khoản trợ cấp tìm việc 0,0 0,0 6,0 70,0 24,0 4,18 Tôi muốn đóng bảo hiểm y tế để đảm
bảo khi chữa bệnh được yên tâm hơn
0,0 2,0 28,0 34,0 36,0 4,04
Tôi mong muốn công việc luôn ổn
định 0,0 0,0 0,0 12,0 88,0 4,88
Chú thích: 1/ Rất không đồng ý; 2/ Không đồng ý; 3/ Tạm đồng ý; 4/Đồng ý; 5/ Rất đồng ý
Nguồn: Kết quả điều tra
Tiếp nối nhu cầu mong muốn đạt mức thu nhập cao, thì nhu cầu về ổn định công việc, cũng như an toàn trong quá trình làm việc cũng có số điểm tương đối cao, điểm trung bình từ 3,82 - 4,67 điểm. Nhu cầu mong muốn có công việc ổn định đạt số điểm cao nhất kể cả ở nhóm lao động gián tiếp và trực tiếp. Đối với nhu cầu mong muốn có mức bảo hiểm cao sau này và mong muốn đóng bảo hiểm y tế để yên tâm khi chữa bệnh thì phần lớn là do lao động gián tiếp (CBCNV khối phòng, ban) lựa chọn. Nhu cầu mong muốn có khoản trợ cấp nếu thất nghiệp cũng đạt điểm trung bình cao với 4,12 điểm ở cả hai khối gián tiếp và
trực tiếp. Điều này cho thấy, việc mong muốn được ổn định công việc, được chăm sóc và đảm bảo về sức khỏe là rất quan trọng đối với người lao động.
Bảng 4.3. Mức độ đánh giá của ngƣời lao động về nhu cầu xã hội Yếu tố
Tỷ lệ ngƣời lao động đánh giá các mức độ (%)
Điểm TB 1 2 3 4 5
Lao đô ̣ng gián tiếp
Tôi rất muốn được giao lưu, mở rộng
mối quan hệ 0,0 0,0 10,0 43,3 46,7 4,37 Tôi rất muốn cấp trên, cấp dưới đồng lòng 0,0 6,7 16,7 30,0 46,7 4,17
Tôi rất muốn được mọi người tin cậy 0,0 0,0 30,0 40,0 30,0 4,00
Tôi rất thích làm việc theo
nhóm hay trong các tổ chức khác nhau 0,0 3,3 16,7 46,7 33,3 4,10 Tôi thích làm việc với người khác hơn
làm việc một mình 6,7 6,7 46,7 20,0 20,0 3,40
Lao đô ̣ng trƣ̣c tiếp
Tôi rất muốn được giao lưu, mở rộng
mối quan hệ 0,0 4,0 30,0 34,0 32,0 3,94 Tôi rất muốn cấp trên, cấp dưới đồng
lòng 0,0 4,0 30,0 36,0 30,0 3,92 Tôi rất muốn được mọi người tin cậy 0,0 0,0 50,0 22,0 28,0 3,78 Tôi rất thích làm việc theo
nhóm hay trong các tổ chức khác nhau 0,0 6,0 44,0 32,0 18,0 3,62 Tôi thích làm việc với người khác hơn
làm việc một mình 8,0 20,0 34,0 20,0 18,0 3,20
Chú thích: 1/ Rất không đồng ý; 2/ Không đồng ý; 3/ Tạm đồng ý; 4/Đồng ý; 5/ Rất đồng ý
Nguồn: Kết quả điều tra
Khi được hỏi về các nhu cầu xã hội, thì phần lớn NLĐ đều mong muốn