Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) trên lợn đang nuôi tại các nông hộ huyện thanh hà tỉnh hải dương nghiên cứu các đặc tính sinh học phân tử của chủng virus PRRS (Trang 31 - 36)

Virus PRRS đã xuất hiện và lưu hành tại nước ta năm 1997, trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh phía Nam, 10 trong số 51 con có huyết thanh dương tính với vi rút PRRS và cả đàn được tiêu hủy ngay. Tuy nhiên, theo điều tra ở một số địa bàn thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cho thấy 25% mẫu huyết thanh lợn có kháng thể virus PRRS (596/2.308 mẫu) và 5/15 trại (chiếm 33%) nhiễm virus PRRS (Nguyễn Lương Hiền và cs, 2001). Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm ở một trại chăn nuôi công nghiệp tại TP Hồ

Chí Minh là 5,97% (Trần Thị Bích Liên và Trần Thị Dân, 2003). Năm 2003, tỷ lệ nhiễm bệnh PRRS trên lợn nuôi tập trung ở Cần Thơ là 66,86% (La Tấn Cường, 2005).

Năm 2007: Dịch bệnh PRRS xuất hiện tại 405 xã, thuộc 75 huyện của 21 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 88.945 con, số chết và phải tiêu hủy là 19.217 con (Cục Thú y 2008), cụ thể:

Hình 2.6. Tình hình dịch bệnh PRRS ở Việt Nam (năm 2007)

Nguồn: http://www.cucthuy.gov.vn/

Theo báo cáo của Cục Thú y (2007), trong nhiều năm qua có một tỷ lệ nhất định lợn giống có huyết thanh dương tính với PRRS. Tuy nhiên, sự bùng phát thành dịch và gây tổn thất lớn đáng báo động cho ngành chăn nuôi lợn Việt Nam thực sự mới bắt đầu từ tháng 3/2007 (Hình 2.6)

+ Ngày 12/3/2007, dịch bệnh trên đàn lợn đầu tiên xuất hiện tại tỉnh Hải Dương. Sau đó, do không quản lý được việc buôn bán, vận chuyển lợn ốm, dịch PRRS đã lây lan nhanh và phát triển mạnh tại 7 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông

Hồng bao gồm: Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng với 31.750 lợn mắc bệnh và số lợn chết lên tới 7.296 con. Sau hơn 1 tháng tích cực khống chế, dịch PRRS ở vùng này đã tạm thời được dập tắt.

+ Ngày 25/6/2007 dịch xuất hiện tại Quảng Nam, dịch bệnh đã lây sang Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng với 33.433 con lợn mắc bệnh và 7.127 con chết.

+ Ngày 13/7/2007, tại tỉnh Long An, đã xác định có dịch bệnh PRRS với 91 lợn mắc bệnh và 8 con chết, địa phương đã tiêu huỷ 34 con. Điều này cho thấy bệnh đã xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu Long (Hình 2.6).

Năm 2008: Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 7/2008 dịch xảy ra tại 17 tỉnh, thành phố.

+ Ngày 28/03/2008 dịch xuất hiện tại Thanh Hoá và Hà Tĩnh. Tỉnh Thanh Hoá có 193.003 lợn bị ốm, tiêu huỷ 192.946 con, Hà Tĩnh với 30.020 con bị ốm, tiêu huỷ 30.015 con. Riêng tỉnh Thanh Hoá chiếm 73% tổng số lợn ốm và tiêu huỷ trong cả đợt dịch trên toàn quốc.

+ Ngày 01/04/2008, tại Nghệ An đã xuất hiện dịch PRRS với 8.455 con mắc bệnh và tiêu huỷ 8.455 con.

+ Ngày 11/04/2008 dịch tái xuất hiện tại Thừa Thiên - Huế làm 16.389 lợn ốm, tiêu huỷ 16.389 con.

+ Ngày 14/04/2008 tại Thái Bình đã xác định có dịch và có 9.447 lợn mắc bệnh, tiêu huỷ 9.447 con.

+ Ngày 18/04/2008 dịch xuất hiện tại Nam Định với số lợn mắc bệnh là 4.784 con và có 4.768 con bị tiêu huỷ.

+ Trong tháng 4/2008 dịch xảy ở Thái Nguyên (17/04), Ninh Bình (19/04), Vĩnh Long (21/04).

+ Tháng 5 đến tháng 7/2008 dịch xảy ra ở các tỉnh: Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Lào Cai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh.

Sau đợt dịch này, tổng số lợn ốm là 271.215 con, số tiêu huỷ là 261.854 con (Đậu Ngọc Hào và cs, 2008).

Năm 2009: năm 2009, dịch xảy ra ở 49 xã thuộc 14 huyện của 8 tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Nam, Gia Lai, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tầu và Đắk Lắk với 5.044 lợn mắc bệnh và 4.363 lợn buộc phải tiêu huỷ

(Cục Thú y., 2010).

Năm 2010: xảy ra 02 đợt dịch, đợt thứ nhất tại miền Bắc (Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Ninh, Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La); Đợt thứ hai xảy ra tại một số tỉnh miền Nam (Sóc Trăng, Quảng Trị, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Phước, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Hậu Giang, Bà Rịa- Vùng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau, KomTum, Đắc Nông, Gia Lai, Trà Vinh, Bình Thuận, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Phú Yên, Sơn La, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh) với 1.978 xã thuộc 286 huyện của 52 tỉnh, thành phố có dịch làm 1.114.166 con mắc bệnh và trong đàn có lợn bệnh; số chết, tiêu hủy là 438.699 con (Cục Thú y , 2011).

Nguyễn Lương Hiền và cs (2001) điều tra tình hình lợn mắc bệnh PRRS ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, đã thấy 25% mẫu huyết thanh heo có kháng thể PRRS (596/2.308 mẫu) và 33% (5/15 trại) nhiễm PRRS.

Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2001) cho biết virus PRRS gây bệnh cho lợn ở tất cả các lứa tuổi. Người và các động vật khác không mắc bệnh nhưng loài vịt trời lại mẫn cảm với virus này. Virus PRRS có khả năng nhân lên trong cơ thể vịt trời làm cho mầm bệnh bị reo rắc trên diện rộng

Bùi Quang Anh và cs 2008 nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh PRRS đã kết luận: Lợn nái và lợn con theo mẹ bị mắc với tỷ lệ lớn. tỷ lệ chết của các loại lợn mắc PRRS khoảng 15 - 20%, cao hơn so với các nghiên cứu khác (Bùi Quang Anh và cs, 2008a).

Nghiên cứu về chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu máu ở lợn mắc PRRS tại Hải Dương và Hưng Yên, Phạm ngọc Thạch, Đàm Văn Phải đã kết luận: Thời gian nung bệnh là 3 - 7 ngày, tần số hô hấp, tim mạch, thân nhiệt đều tăng cao so với sinh lý bình thường; Chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu đều thay đổi, đặc biệt là số lượng bạch cầu; Độ dự trữ kiềm trong máu tăng rất cao, trong khi đó hàm lượng đường huyết, protein tổng số của lợn bệnh lại giảm nhiều so với sinh lý bình thường. Đối với lợn nái, số lượng thai chết tỷ lệ thuận với tuổi thai lợn chửa dưới 2,5 tháng có tỷ lệ thai chết là 20%, lợn chửa trên 2,5 tháng có tỷ lệ thai chết

Lê Văn Năm (2007) bước đầu khảo sát các biểu hiện lâm sàng về bệnh tích đại thể bệnh PRRS tại một số địa phương thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ đã thấy: các biểu hiện lâm sàng, bệnh tích đại thể của bệnh PRRS trong đợt dịch năm 2007 trùng hợp với các tài liệu đã công bố. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu chảy chiếm 83,25%, khản tiếng 60,50% ở lợn con theo mẹ, táo bón ở lợn lớn chiếm 50,50%, cao hơn so với tài liệu đã công bố (Lê Văn Năm, 2007).

Nghiên cứu sự biến động kháng thể mẹ truyền cho con của nái nhiễm virus PRRS, Trần Thị Bích Liên và cs năm (2007) cho thấy: Hiệu giá kháng thể ở lợn con của nái dương tính với PRRS cao hơn của nái âm tính với PRRS. Tuy nhiên, lượng kháng thể giảm dần theo tuổi của lợn con và đến 60 ngày tuổi thì lợn con không còn kháng thể (Trần Thị Bích Liên và Trần Thị Dân, 2003).

Năm 2012: dịch xảy ra tại 353 xã, phường của 74 quận, huyện thuộc 23 tỉnh, thành phố, với số lợn mắc bệnh trên 77 ngàn con, số lợn chết và buộc phải tiêu hủy gần 45 ngàn con...

Từ năm 2013 trở về đây dịch bênh PRRS đã được khống chế không thành dịch tuy nhiên vẫn xảy ra lẻ tẻ ở một vài địa phương

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) trên lợn đang nuôi tại các nông hộ huyện thanh hà tỉnh hải dương nghiên cứu các đặc tính sinh học phân tử của chủng virus PRRS (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)