- Thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc. Đây là khâu quan trọng trong kiểm soát việc tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của người chăn nuôi. Giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh qua vận chuyển, mua bán và giết mổ gia súc.
- Điều tra dịch tễ, xây dựng bản đồ dịch tễ của địa phương, có kế hoạch xây dựng, kiểm soát hiệu quả các vùng an toàn dịch bệnh.
- Chú trọng trong công tác chẩn đoán lâm sàng, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm kịp thơì, đồng thời lập kế hoạch giám sát chủ động để đánh giá nguy cơ, xá định chủng virus để chủ động chiến lược tiêm phòng vacxin PRRS thích hợp, hiệu quả.
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia súc, đặc biệt là gia súc làm giống phải được giám sát và theo dõi cách ly, có liên hệ chặt chẽ với các tỉnh khác để giám sát, theo dõi nhập, xuất gia súc. Phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng, hải quan, chính quyền và nhân dân các xã biên giới phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu động vật và sản phẩm vật từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh.
- Xử lý gia súc chết, gia súc bệnh và vệ sinh tiêu độc môi trường.Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bãi chăn thả gia súc, phương tiện vận chuyển, nơi giết mổ gia súc. Xử lý chất thải, chất độn chuồng theo sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ thú y.
- Công tác tiêm phòng
Việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng theo quy định đối với bệnh PRRS do Cục Thú y hướng dẫn. Tiến hành tiêm phòng vacxin định kỳ và có kế hoạch chủ động tiêm bổ sung đảm bảo đạt tỷ lệ 100% đàn gia súc ở vùng khống chế và vùng đệm, tiêm phòng đúng quy trình kỹ thuật, và chủ động nguồn vacxin dự trữ để tiêm phòng chống dịch.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ