Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con sinh ra từ lợn nái mắc MMA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tại tỉnh ninh bình (Trang 59 - 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.10. Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con sinh ra từ lợn nái mắc MMA

MẮC MMA

Chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc tiêu chảy trên đàn lợn con được sinh ra từ những lợn nái bình thường và lợn nái mắc hội chứng MMA tại 03 trang trại ni lợn nái sinh sản tỉnh Ninh Bình. Kết quả được trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con sinh ra từ lợn nái mắc hội chứng MMA mắc hội chứng MMA

Đối tượng theo dõi

Số lợn con theo dõi (con) Số lợn con mắc tiêu chảy (con) Tỷ lệ mắc (%)

Lợn con từ nái không mắc MMA 113 36 31,86

Lợn con từ nái mắc MMA 102 75 73,53

Ý nghĩa thống kê P < 0,05

Qua kết quả bảng 4.10 và chúng tơi có nhận xét sau:

Đàn lợn con được sinh ra từ nái mẹ mắc hội chứng MMA bị mắc tiêu chảy với tỷ lệ khá cao 73,53% . Trong khi đó đàn lợn con được sinh ra từ nái mẹ bình thường tỷ lệ con mắc hội chứng tiêu chảy là 31,86%. Như vậy, tỷ lệ lợn con sinh ra từ nái mắc hội chứng MMA bị tiêu chảy cao hơn 41,67% so với đàn lợn con sinh ra từ nái bình thường.

Sở dĩ có kết quả trên theo chúng tơi đó là do khi lợn nái mẹ bị mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú, cơ thể ở trong tình trạng sốt, mất nước qua phân, nước tiểu, tuyến mồ hôi, hô hấp gây nên số lượng sữa tiết ra giảm, chất lượng sữa giảm, thành phần sữa thay đổi đột ngột, trong khi đó sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất của lợn mẹ nuôi dưỡng lợn con khi chưa biết ăn. Mặt khác, do hệ thống tiêu hóa lợn con chưa phát triển hồn chỉnh dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Branstad và Ross (1987), cho biết tình trạng tiêu chảy tăng cao trên lợn con sinh ra từ lợn nái mắc Hội chứng MMA.

thường là do sữa lợn mắc hội chứng MMA đã nhiễm khuẩn với số lượng cao. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ tiêu chảy phân trắng ở những lợn con của lợn mẹ mắc hội chứng MMA cao hơn. Theo đó, số lượng lợn con cịi cọc, chậm lớn cũng tăng cao (Nguyễn Thị Hồng Minh, 2014).

Theo Baer and Bilkei(2005), khi kiểm tra đại thể về bệnh lý học và vi khuẩn học tuyến vú của những lợn nái loại thải (lợn có tiền sử mắc hội chứng MMA và lợn bình thường), cho thấy: lợn nái đã mắc hội chứng MMA thì có nhiều “hình ảnh tạo dội cao” (hyperechologic images) trong tuyến vú lớn hơn so với những lợn khơng có tiền sử mắc hội chứng MMA (P < 0,001). Hiện tượng này làm thay đổi thành phần của sữa, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Khi nghiên cứu thành phần các chất tiết tuyến vú được lấy từ 12 đến 24 giờ sau đẻ của 46 lợn nái có triệu chứng viêm vú cho thấy, nồng độ đường lactose cao hơn, nồng độ protein và Na+ thấp hơn rõ rệt so với các nồng độ này của lợn không bị viêm vú trong khi hàm lượng mỡ và K+ tương tự nhau.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nguyễn Thị Mỹ Dung (2010), khi nghiên cứu tỷ lệ lợn con sinh ra từ nái mắc hội chứng MMA.

Hình 4.5. Lợn con sinh ra từ lợn mẹ mắc MMA bị tiêu chảy, còi cọc chậm lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tại tỉnh ninh bình (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)