Tỷ lệ lợn nái viêm vú qua các lứa đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tại tỉnh ninh bình (Trang 47 - 49)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Tỷ lệ lợn nái viêm vú qua các lứa đẻ

Chúng tôi nghiên cứu sự ảnh hưởng của lứa đẻ đến bệnh viêm vú của đàn nái sinh sản tỉnh Ninh Bình. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ viêm vú qua các lứa đẻ

Lứa đẻ Số lợn nái theo dõi (con) Số lợn nái viêm vú (con) Tỷ lệ (%) Lứa 1 73 18 24,66 Lứa 2 51 8 15,69 Lứa 3 72 11 15,28 Lứa 4 109 18 16,51 Lứa 5 75 14 18,67 Lứa 6 76 12 15,79 Lứa 7 73 15 20,55 Ý nghĩa thống kê P > 0,05

Qua bảng 4.3 cho thấy khi chúng tôi theo dõi 529 lợn nái sinh sản trong đó: 73 nái đẻ ở lứa 1 có 18 nái mắc bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ 24,66%; 51 nái đẻ ở lứa 2 có 8 nái mắc bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ 15,69%; 72 nái đẻ ở lứa 3 có 11 nái mắc bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ 15,28%; 109 nái đẻ ở lứa 4 có 18 nái mắc bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ 16,51%; 75 nái đẻ ở lứa 5 có 14 nái mắc bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ 18,67%; 76 nái đẻ ở lứa 6 có 12 nái mắc bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ 15,79%; 73 nái đẻ ở lứa 7 có 15 nái mắc bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ 20,55%; Phương pháp kiểm định Khi bình phương cho thấy khơng có sự khác nhau về tỷ lệ viêm vú qua các lứa đẻ nên lứa đẻ không ảnh hưởng tới tỷ lệ viêm vú.

Baer and Bilkei (2005), khi nghiên cứu vấn đề này cho rằng lợn đẻ nhiều lứa dễ mắc hội chứng MMA. Khi siêu âm tuyến vú, sẽ có nhiều hình ảnh “tạo dội cao” (hyperechologic image) và có nhiều biến đổi đại thể ở tuyến vú hơn so với lợn đẻ lứa 1 và lứa 2 (P < 0,01).

Theo Muirhead and Alexander (2010), nguyên nhân gây viêm một hay nhiều vú ở lợn do nhiều loại vi khuẩn hoặc có thể do kế phát từ bệnh khác, xảy ra lác đác ở từng cá thể hoặc cả đàn. Bệnh thường xuất hiện tập trung từ khi lợn đẻ đến 12 giờ sau đó, vi khuẩn xâm nhập vào một hay nhiều bầu vú thông qua núm vú do trầy xước (do răng của lợn con hay nền chuồng cứng). Nhóm vi khuẩn gây viêm vú gồm: Coliform, Klebsiella, Staphylococcus, Streptococcus, Miscellaneous. Trong đó

vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus chỉ gây viêm từng tuyến vú,

Klebsiella spp gây viêm vú cấp tính và nhóm vi khuẩn E. coli với nhiều type

khác nhau đã được phân lập ở hầu hết các trường hợp viêm vú, độc tố của E. coli sinh ra là nguyên nhân gây viêm vú, mất sữa.

Theo White (2013), nguyên nhân chủ yếu gây viêm vú cấp tính do các loại vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, đôi khi Pseudomonas nhiễm qua núm vú từ phân và nền chuồng. Vì vậy, việc vệ sinh chuồng trại và núm vú đóng vai trị quan trọng trong phịng bệnh.

Theo chúng tơi việc lứa đẻ khơng ảnh hưởng tới tỷ lệ viêm vú có thể được giải thích là do mặc dù tỷ lệ tuyệt đối của viêm vú ở lứa 1 và lứa 7 cao hơn ở các lứa khác nhưng số lượng lợn ở từng lứa đẻ bị viêm vú tương đối nhỏ nên đây có thể là một nguyên nhân làm cho ảnh hưởng của lứa đẻ đối với viêm vú không được xác định trong nghiên cứu này. Trong nghiên cứu này mặc dù lứa đẻ có ảnh hưởng tới viêm tử cung, nhưng viêm vú thường kế phát từ viêm tử cung nên ảnh hưởng của lứa đẻ đối với viêm vú có phần gián tiếp và nhẹ hơn so với viêm tử cung và do

đó ảnh hưởng của lứa đẻ với viêm vú không rõ ràng trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tại tỉnh ninh bình (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)