Tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung qua các lứa đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tại tỉnh ninh bình (Trang 44 - 47)

Lợn nái ở các lứa đẻ khác nhau có tỷ lệ mắc viêm tử cung cũng khác nhau. Trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi theo dõi thu thập và tổng hợp số liệu lợn mắc viêm tử cung qua các lứa đẻ. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung qua các lứa đẻ

Lứa đẻ Số lợn nái theo

dõi (con) Số lợn nái viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%) Xác suất (P) Lứa 1 73 34 46,58a < 0,05 Lứa 2 51 14 27,45b Lứa 3 72 19 26,39b Lứa 4 109 27 24,77b Lứa 5 75 18 24,00b Lứa 6 76 24 31,58ab Lứa 7 73 28 38,36ab

(Ghi chú: Trong cùng một cột sự sai khác giữa các giá trị có một chữ cái giống nhau là không có ý nghĩa).

Qua bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy khi theo dõi 73 nái ở lứa đẻ 1 có 34 con nái mắc viêm tử cung chiếm tỷ lệ 48,58%; 51 nái đẻ lứa 2 có 14 con bị viêm tử cung chiếm tỷ lệ 27,45%; 72 nái đẻ lứa 3 có 19 nái mắc viêm tử cung chiếm tỷ lệ

26,39%; 109 nái đẻ lứa 4 có 27 nái mắc viêm tử cung chiếm tỷ lệ 24,77%; 75 nái đẻ lứa 5 có 18 nái mắc viêm tử cung chiếm tỷ lệ 24,00%; 76 nái đẻ lứa 6 có 24 nái mắc viêm tử cung chiếm tỷ lệ 31,58%; 73 nái đẻ lứa 7 có 28 nái mắc viêm tử cung chiếm tỷ lệ 38,36%.

Như vậy từ kết quả bảng 4.2 cho thấy số lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA: Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA cao ở những lợn đẻ lứa đầu và những lợn đẻ nhiều lứa. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Đình Thâu và cs (2010). Theo các tác giả, những nái đẻ lứa đầu, khớp bán động háng mới mở lần đầu nên lợn khó đẻ. Công nhân phải dùng tay và dụng cụ trợ sản để can thiệp, dẫn đến làm trầy xước niêm mạc tử cung và gây viêm, đồng thời là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, sau đó vào máu gây nhiễm trùng máu kế phát, gây viêm vú và mất sữa.

Trong đó, chỉ có lứa 1 là có tỷ lệ viêm tử cung cao hơn các lứa 2,3,4,5, còn tỷ lệ viêm tử cung ở lứa 1 không cao hơn ở lứa 6,7. Tuy nhiên, có khuynh hướng là nó sẽ cao hơn ở lứa 6,7. Tỷ lệ viêm tử cung ở các lứa 6, đặc biệt là 7 cũng có xu hướng là sẽ cao hơn ở các lứa 2, 3, 4, 5. Nguyên nhân của sự khác nhau này là:

Lứa đẻ 1, do lợn mới đẻ lứa đầu nên tử cung còn hẹp, khớp bán động háng mới mở lần đầu, đôi khi số lượng bào thai nhiều. Do đó trong quá trình co bóp đẩy thai ra ngoài làm niêm mạc tử cung tổn thương nhiều, thời gian mở cổ tử cung lâu vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Ngoài ra có thể lứa đẻ đầu tiên hệ thống nội tiết tố thần kinh – thể dịch chưa ổn định cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm tử cung.

Lứa đẻ 2, 3, 4, 5 lợn nái đã thích nghi với việc sinh đẻ. Do ở các lứa đẻ này các cơ quan chức năng đã phát triển hoàn chỉnh, lợn có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, khả năng co bóp của tử cung tốt nên ở giai đoạn này lợn ít mắc bệnh hơn.

Lứa đẻ 6, đặc biệt là từ lứa đẻ 7 trở đi, thì sức khoẻ và sức đề kháng giảm sút, sức rặn đẻ yếu, sự co bóp của tử cung giảm, lợn nái không đủ cường độ để đẩy thai cũng như các sản dịch ra ngoài, dẫn đến sát nhau và kế phát viêm tử cung, viêm vú, mất sữa. Nhau thai còn tồn trong tử cung gây tiết folliculin ngăn trở sự phân tiết prolactin làm cho tuyến vú không sinh sữa dẫn đến viêm vú. Mặt khác, thời gian phục hồi của tử cung chậm, thời gian đóng kín cổ tử cung dài hơn, là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, nhân lên với số lượng độc lực nhiều và gây viêm tử cung.

Theo tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007), lợn nái ở nái ở lứa 1 và lứa ≥ 8 có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ cao hơn các lứa khác. Tác giả cho rằng: ở lứa 1 do xoang chậu còn nhỏ nên lợn thường đẻ khó dẫn đến phải can thiệp và xây sát. Mặt khác, ở lứa ≥ 8 do trương lực cơ tử cung đã giảm nên lợn gặp khó khăn trong việc đẩy thai và các sản dịch ra khỏi tử cung sau đẻ.

Tác giả Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016).

Như vậy, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản không nên nuôi những con nái đã đẻ nhiều lứa dẫn tới hiệu quả chăn nuôi thấp, tỷ lệ mắc bệnh sinh sản cao, đặc biệt là tỷ lệ viêm tử cung trong hội chứng MMA. Lợn nái đẻ lứa đầu nên dùng oxytoxin một cách thận trọng vì nếu tạo cơn co bóp quá mạnh niêm mạc tử cung dễ bị xây xát tổn thương và dẫn tới viêm tử cung cao. Với lợn nái nuôi lâu, đã đẻ nhiều lứa nên loại thải gây nái mới. Do đó mà trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nên dựa dựa vào tiêu chí lứa đẻ để có kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý lợn nái thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tại tỉnh ninh bình (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)