Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tại tỉnh ninh bình (Trang 61 - 64)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.11. Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA

Dựa vào các kết quả làm kháng sinh đồ của các tác giả đã nghiên cứu các năm trước: Nguyễn Văn Thanh (2007), khi nghiên cứu thành phần vi khuẩn trong dịch viêm tử cung âm đạo của bị sữa và tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh thường dùng, Nguyễn Thị Mỹ Dung (2010), nghiên cứu tại tỉnh Ninh Bình; Nguyễn Thị Hồng Minh (2014) nghiên cứu tại 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hoàng Thanh Hiếu (2015) nghiên cứu tại Lạng Sơn thông báo mức độ mẫn cảm với thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu của các vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm đường sinh dục của lợn nái. Những thuốc có độ mẫn cảm cao là : Amoxycillin, gentamycine, cephaxin,... Một số loại kháng sinh thông dụng hay dùng trong thực tiễn sản xuất như streptomycin, penicillin hầu như không mẫn cảm. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm điều trị cho lợn nái mắc hội chứng MMA bằng 02 phác đồ như sau:

* Phác đồ 1:

- Dùng amoxycillin: 10-15mg/1 kg thể trọng/lần điều trị, tiêm bắp, tiêm liêụ trình 3 – 5 ngày.

- Oxytoxin tiêm dưới da liều 6 ml, tiêm 1 lần/ngày liệu trình 3 - 5 ngày. - Tiêm thuốc hỗ trợ nâng cao thể trọng: Canxi-B12, vitamin ADE, vitaminC, B. complex ngày 1 lần.

- Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. * Phác đồ 2:

- Dùng amoxycillin: 10-15mg/1 kg thể trọng/lần điều trị, tiêm bắp, liệu trình 3-5 ngày.

- Dùng hanprost: 2 ml/con, chỉ dùng 1 lần trong suốt quá trình điều trị. - Dung dịch lugol 0,1% thụt rửa với liều 1.500ml/con/ngày.

- Tiêm thuốc hỗ trợ nâng cao thể trọng: Canxi-B12, vitamin ADE, vitaminC, B. complex ngày 1 lần.

- Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Chúng tôi chia làm 02 lô tương đối đồng đều nhau: - Nái mắc Hội chứng MMA được chia đều cho các lô.

Tổng số nái mắc hội chứng MMA bố trí thí nghiệm điều trị là 41 con thể viêm tử cung và viêm vú.

Để đánh giá hiệu quả của các phác đồ chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị, tỷ lệ động dục lại, tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu tiên sau khi khỏi bệnh, số con đậu thai sau một chu kỳ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.

Kết quả bảng 4.11 cho thấy cả 02 phác đồ trên đều có hiệu quả cao: tỷ lệ khỏi bệnh 100% ; thời gian điều trị ngắn dao động từ 3,25- 4,00 ngày; thời gian động dục trở lại nhanh 5,75 - 6,50 ngày; tỷ lệ đậu thai sau chu kỳ động dục thứ nhất đạt 93,75-100%. Khi so sánh thời gian điều trị, thời gian động dục trở lại, tỷ lệ đậu thai sau chu kì động dục thứ nhất giữa hai nhóm, chúng tơi thấy rằng P > 0,05, sự khác biệt là khơng có ý nghĩa thơng kê.

Bảng 4.11. Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA

Chỉ tiêu theo dõi Phác đồ 1 Phác đồ 2

Số điều trị (con) 17 24

Tỉ lệ khỏi (%) 100 100

Thời gian điều trị (ngày) 4,00±0,25 3,25±0,25

Tỉ lệ động dục lại (%) 94,12 100

Thời gian động dục lại (ngày) 6,50±0,50 5,75±0,25

Tỉ lệ đậu thai sau chu kì động dục thứ nhất (%) 93,75 100

Ý nghĩa thống kê P > 0,05

Hiện nay, khi trực tiếp quan sát ở các trại lợn nái chúng tôi nhận thấy các chủ trại chăn nuôi lợn nái, các cán bộ kỹ thuật trại cũng rất ít khi thụt rửa tử cung cho lợn nái. Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs (2002), khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì khơng nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn khơng được đẩy ra ngồi lưu cữu trong đó làm bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin hoặc PGF2α kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Theo tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003), khi nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi ở đồng bằng Sông Hồng, tác giả cho

biết khi tiêm PGF2α kết hợp với lugol 0,1% thụt rửa tử cung ngày 1 lần cho hiệu quả rất cao, rút ngắn thời gian điều trị cũng như thời gian động dục lại của lợn nái. Vì PGF2α tạo ra những cơn co bóp nhẹ nhàng giống như những cơn co bóp sinh lý ở tử cung giúp đẩy các chất bẩn và dịch rỉ viêm ra ngồi, nhanh chóng hồi phục cơ tử cung, phá vỡ thể vàng giúp gia súc động dục trở lại. Kết hợp với iodine trong lugol có tác dụng sát trùng, đồng thời qua niêm mạc tử cung iodine được hấp thu giúp cơ tử cung hồi phục nhanh chóng, buồng trứng hoạt động, noãn bao bao phát triển, làm xuất hiện lại chu kỳ động dục.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác các giả Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997), khi tiêm PGF2α vào tĩnh mạch đã làm tăng lập tức nồng độ oxytoxin trong tĩnh mạch tử cung - buồng trứng và trong máu ngoại vi, oxytoxin kích thích tuyến vú thải sữa nên có tác dụng phòng, trị viêm vú và mất sữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tại tỉnh ninh bình (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)