Nghiên cứu phương pháp sử dụng chế phẩm nấm Beauveria bassiana BX1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng nấm beauveria bassiana phòng chống bọ xít hại nhãn chín muộn tại hà nội (Trang 63)

- Kết quả xác định liều lượng phun thích hợp trên đồng ruộng

Kết quả thử nghiệm xác định liều lượng phun chế phẩm thích hợp trên đồng ruộng để phòng trừ bọ xít hại nhãn chín muộn (bảng 4.15) cho thấy, trong 3 mức liều lượng là 5, 10 và 20 kg/ha thì mức liều lượng 5 kg/ ha cho hiệu lực phòng trừ bọ xít thấp, chỉ đạt 65,1% sau 14 ngày xử lý. Hai công thức sử dụng 10 và 20 kg chế phẩm trên 1 ha cho hiệu lực phòng trừ bọ xít tương đương nhau đạt tương ứng 81,8% và 81,1%. Như vậy để đạt hiệu quả phòng trừ bọ xít cao, tiết kiệm chi phí thì liều lượng sử dụng chế phẩm là 10 kg/ ha trên 1 lần phun.

Bảng 4.14. Hiệu lực phẩm của chế phẩm B. bassiana BX1 ở các liều lượng khác nhau trên đồng ruộng tại xã Đại Thành, Quốc Oai, Hà Nội năm 2019

Công thức Liều lượng Phun (kg/ha) Mật độ bọ xít trước phun (con / cành )

Hiệu lực trừ bọ xít sau các ngày xử lý

Sau 7 ngày Sau 10 ngày Sau 14 ngày Mật độ bọ xít (con/ cành) Hiệu lực (%) Mật độ bọ xít (con /cành) Hiệu lực (%) Mật độ bọ xít (con/ cành) Hiệu lực (%)

CT1 5 14,5 11,4 35,2a 7,8 62,2a 9,2 65,1a

CT2 10 15,0 6,9 62,5b 5,6 74,8b 4,1 81,8b

CT3 20 15,3 6,7 63,4b 5,3 75,3b 3,9 81,1b

Đ/C Không xử lý 13,6 16,4 19,8 18,6

LSD0,05 3,13 3,73 2,46

CV% 0,3 2,0 1,4

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau đứng sau các chữ số chỉ sự sai khác có ý nghĩa theo phép thử của Duncan với độ tin cậy 95%.

Hình 4.17. Hiệu lực phẩm của chế phẩm B. bassiana BX1 ở các liều lượng khác nhau trên đồng ruộng

- Kết quả xác định thời điểm phun thích hợp trên đồng ruộng

Kết quả nghiên cứu xác định thời điểm phun thích hợp trên đồng ruộng được bố trí với 3 công thức, công thức 1 là xử lý chế phẩm khi ra lộc hoa rộ, công thức 2 là phun vào thời điểm sau khi ra lộc hoa rộ 10 ngày và công thức 3 là phun thời điểm sau khi ra lộc hoa rộ 17 ngày. Kết quả thí nghiệm (bảng 4.15). cho thấy ở công thức 1, thời điểm này lộc hoa mới hình thành, mật độ bọ xít thấp, đa số là trưởng thành đang thời kỳ đẻ trứng nên hiệu quả phòng trừ của chế phẩm không cao, chỉ đạt 71,2% sau 14 ngày xử lý. Ở công thức 2 xử lý chế phẩm vào thời kỳ lộc thành thục, bọ xít non lứa 1 mới nở, mật độ vừa phải 0,1 con/cành nên chế phẩm đạt hiệu quả cao đạt 82,1% sau 14 ngày xử lý. Còn ở công thức 3 xử lý vào giai đoạn 17 ngày sau khi khi ra lộc hoa rộ cho hiệu quả phòng trừ không cao, do giai đoạn này cây bắt đầu ra hoa, mật độ bọ xít tăng cao đạt 0,14 con/cành và nấm có hiệu quả chậm lên khả năng gây hại của bọ xít đối với chùm hoa là rất lớn. Vì vậy, thời điểm 10 ngày sau khi ra lộc hoa rộ là thời điểm thích hợp để phòng trừ bọ xít hại trên cây nhãn chín muộn tại Hà Nội.

Bảng 4.15. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria

bassiana BX1 khi phun ở các thời điểm khác nhau trên đồng ruộng tại xã

Đại Thành, Quốc Oai, Hà Nội – 2019

CT Mật độ bọ xít trước phun (con/ cành)

Hiệu lực trừ bọ xít sau các ngày xử lý

Sau 7 ngày Sau 10 ngày Sau 14 ngày Mật độ bọ xít (con/ cành) Hiệu lực (%) Mật độ bọ xít (con /cành) Hiệu lực (%) Mật độ bọ xít (con/ cành) Hiệu lực (%) CT1

Đ/C 6,4 6,1 4,1 9,5 57,6a - 13,8 4,9 66,7a - 11,8 3,6 71,2a - CT2

Đ/C 10,0 98 14,2 5,5 63,5b 18,7 4,8 74,0b 16,9 3,3 82,1b CT3

Đ/C 14,4 13,9 16,7 6,4 58,4a - 22,8 6,9 79,3a - 21,4 5,9 72,0a

LSD0,05 3,76 2,62 3,34

CV% 2,8 1,7 2,0

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau đứng sau các chữ số chỉ sự sai khác có ý nghĩa theo phép thử của Duncan với độ tin cậy 95%.

CT1: Thời điểm ra mầm (lộc hoa rộ) ứng cuối tháng 4

CT2: Sau thời điểm ra mầm (lộc hoa rộ) 10 ngày ứng với đầu tháng 5 CT3: Sau thời điểm ra mầm (lộc hoa rộ) 17 ngày ứng với giữa tháng 5

Hình 4.18. Hiệu lực phẩm của chế phẩm Beauveria bassiana BX1 ở các thời điểm phun khác nhau trên đồng ruộng

- Kết quả xác định số lần phun thích hợp trên đồng ruộng

Bảng 4.16. Thí nghiệm xác định số lần phun chế phẩm nấm B. bassiana BX1 đạt hiệu quả cao trong phòng trừ bọ xít hại nhãn chín muộn trên đồng

ruộng tại xã Đại Thành, Quốc Oai, Hà Nội – 2019

Công thức Thời gian xử lý (kg/ha) Mật độ bọ xít trước phun (con/ cành)

Hiệu lực trừ bọ xít sau các ngày xử lý 7 ngày 10 ngày 14 ngày Mật độ bọ xít (con/ cành) Hiệu lực (%) Mật độ bọ xít (con/ cành) Hiệu lực (%) Mật độ bọ xít (con/ cành) Hiệu lực (%)

CT1 Xử lý 1 lần 14,4 9,8 59,6a 0,086 65,4a 7,5 71,9a CT2 Xử lý 2 lần 10,0 5,5 64,4b 0,048 75,4b 3,3 82,4b CT3 Xử lý 3 lần 6,4 3,6 64,5b 0,03 75,9b 2,1 82,3b CT4 Đối chứng 6,1 9,5 - 0,138 - 11,8 -

LSD0,05 2,24 1,96 2,76

Ghi chú: CT1: 1 lần vào sau thời điểm ra mầm (lộc hoa rộ) 17 ngày ứng với giữa tháng 5

CT2: 2 lần. Lần 1 sau khi ra mầm (lộc hoa rộ) 10 ngày ứng với đầu tháng 5, xử lý tiếp lần 2 sau 7 ngày ứng với giữa tháng 5

CT3: 3 lần. Lần 1 ra mầm (lộc hoa rộ) ứng với cuối tháng 4, xử lý tiếp lần 2 sau 10 ngày ứng với đầu tháng 5 và lần 3 sau lần 2 là 7 ngày ứng với giữa tháng 5

CT 4: Đối chứng không phun

Hình 4.19. Hiệu lực của chế phẩm B. bassiana BX1 ở các số lần phun khác nhau trên đồng ruộng

Thí nghiệm xác định số lần phun chế phẩm thích hợp trên đồng ruộng (bảng 4.16) cho thấy, công thức xử lý chế phẩm 1 lần cho hiệu quả thấp nhất chỉ đạt 71,9% sau 14 ngày xử lý, Công thức xử lý chế phẩm 2 lần cho hiệu lực phòng trừ bọ xít đạt 82,4% đạt tương tương đương với công thức 3 lần xử lý chế phẩm 82,3%. Do đó, để tiết kiệm chi phí có thể sử dụng 2 lần chế phẩm nấm B. bassiana BX1 để phòng trừ bọ xít hại nhãn vào thời điểm ra mầm (lộc hoa rộ) 10 ngày và xử lý tiếp lần 2 sau lần thứ nhất là 7 ngày.

Như vậy, ừ các thí nghiệm về thời gian và số lần xử lý chế phẩm đã cho

thấy kỹ thuật sử dụng chế phẩm nấm Beauveria bassiana BX1 đạt hiệu quả tốt

nhất: phun 2 lần, lần 1 sau khi nhãn ra mầm (lộc hoa rộ) 10 ngày và xử lý tiếp lần 2 sau lần thứ nhất là 7 ngày.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Đề tài đã phân lập được 08 nguồn chủng nấm thuần thu thập được tại vùng trồng nhãn chín muộn ở Hà Nội, trong đó gồm 05 chủng nấm trắng là BX1, BX2, BX3, BX4, BX5 và 02 chủng nấm tím BX6, BX7 và 1 chủng nấm xanh BX8.

2. Tuyển chọn được 01 chủng nấm ký sinh có hiệu lực cao trong phòng trừ bọ xít hại nhãn là Beauveria bassiana BX1 dựa đặc điểm hình thái và giải trình tự gen vùng ITS.

3. Môi trường thích hợp để phát triển sinh khối nấm B. bassiana BX1 là

MT4 (gạo hấp chín 200 gram + 30 ml dung dịch CaCO3 0,5%)

4. Nhiệt độ thích hợp để phát triển sinh khối nấm B. bassiana BX1 từ 20 - 25oC 5. PH môi trường thích hợp để nấm B. bassiana BX1 phát triển từ 6,0 - 6,5.

6. Ẩm độ thích hợp để phát triển sinh khối nấm B. bassiana BX1 từ 100 -

120 ml/ 300 gr MT4.

7. Chế phẩm sinh học từ nấm B. bassiana BX1 có hiệu quả cao trong phòng trừ bọ xít hại nhãn chín muộn tại vùng Hà Nội, với hiệu lực phòng trừ đạt 82,6% trong điều kiện phòng thí nghiệm, đạt 82,9% trong điều kiện nhà lưới và đạt trên 80% trên đồng ruộng.

8. Xác định được phương pháp sử dụng chế phẩm từ nấm B. bassiana: liều lượng phun là 10 kg/ha/lần phun, thời điểm phòng trừ sau khi nhãn chín muộn ra mầm (lộc hoa rộ) 10 ngày và xử lý tiếp lần 2 sau lần thứ nhất 7 ngày. Hiệu quả quy trình phòng trừ bọ xít hại nhãn chín muộn trên đồng ruộng của chế phẩm đạt trên 80% sau 14 ngày xử lý.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm sinh học trừ

bọ xít từ loại nấm Beauveria bassiana để phòng trừ bọ xít hại nhãn chín muộn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bùi Xuân Đồng, Nguyễn Huy Văn (2000). Vi nấm dùng trong công nghệ sinh học. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. tr. 20.

2. Hồ Khắc Tín, Nguyễn Văn Viên, Phạm Hữu Kế, Phạm Văn Thắng (1979). Đặc điểm sinh vật học và quy luật phát sinh của bọ xít hại vải nhãn (Tessaratoma papillosa Drury). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Văn Trịnh, Đào Thị Huê, Trần Văn Huy, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh, Hoàng Thu Hà, Vũ Thị Hiên (3/2010). Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nấm M. anisopliae phòng trừ rầy nâu hại lúa ở đồng bằng Bắc Bộ. Tạp chí Bảo vệ thực vật. Tr. 31-35.

4. Nguyễn Lân Dũng (1981). Sử dụng vi sinh vật để phòng trừ sâu hại cây trồng. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. tr. 167.

5. Nguyễn Lân Dũng, Bùi Xuân Đồng, Lê Đình Lương (1982). Vi nấm. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Cửu Thị Hương Giang (1997). Bảo vệ cây trồng từ các chế phẩm từ vi nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP, Hồ Chí Minh.tr. 155.

7. Nguyễn Thị Lộc (6/2009a). Khả năng ký sinh, cơ chế xâm nhiễm của nấm xanh Metarhizium anisopliae đối với côn trùng gây hại định hướng sản xuất chế phẩm sinh học M.anisopliae trừ sâu hại cây trồng, Hội thảo định hướng phát triển ứng dụng BPSH trong phòng chống dịch hại cây trồng, Sóc Trăng. Tr. 90- 98.

8. Nguyễn Văn Thú (2011). Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ xít hại nhãn vải (Tessaratoma papillosa Drury ) tại Lục Nam, Bắc Giang năm 2011, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp.

9. Nguyễn Xuân Hồng (2006). Kết quả điều tra sâu bệnh hại nhãn vải và biện pháp phòng trừ một số đối tượng gây hại chính. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Phạm Thị Thùy (2004). Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

11. Phạm Thị Thuỳ, Trần Văn Huy, Nguyễn Duy Mạn (2005). Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu vi nấm Beauveria và Metarhizium để phòng trừ sâu hại đậu tương và đậu xanh ở Hà Tĩnh, Kỷ yếu hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội 11-12/04/2005, Tr. 494-497.

12. Phạm Văn Nhạ (2011). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, quy luât phát sinh và biện pháp phòng trừ sâu đo hại vải, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp cơ sở Viện bảo vệ thực vật (2009 - 2011).

13. Phạm Văn Nhạ (2011). Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học phòng chống rệp sáp và nấm cộng sinh hại cà phê, Báo cáo khoa học nghiệm thu đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp (2009-2011).

14. Phạm Văn Nhạ, Hồ Thu Giang, Phạm Thị Vượng, Đồng Thị Thanh, Trần Thị Tuyết, Đặng Thanh Thúy, Phạm Thị Bình (2011). Giám định một số chủng nấm ký sinh rệp sáp hại cà phê bằng phương pháp DNA. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 9 (5).tr. 713 – 718. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

15. Tạ Kim Chỉnh (1996). Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi nấm diệt côn trùng gây hại ở Việt Nam và khả năng ứng dụng, Luận án Tiến sỹ khoa học sinh học, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam.tr. 154.

16. Trần Văn Huy, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh, Vũ Thị Hiên, Phạm Thị Minh Thắng, Phùng Quang Tùng (2012). Một số đặc điểm hình thái sinh học và khả năng ký sinh của nấm Paecilomyces javanicus đối với rầy nâu và rầy lưng trắng hại lúa, Tạp chí Bảo vệ thực vật. (3).

17. Viện Bảo vệ thực vật (1975). Kết quả điều tra côn trùng ở Miền Bắc Việt Nam năm 1967-1968. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Viện Bảo vệ thực vật (1997). Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật (Tập 1). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Viện Bảo vệ thực vật (2000). Tuyển tập công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật 1996 -2000. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Viện Bảo vệ thực vật (2001). Kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ sâu bệnh cho một số cây ăn quả vùng núi phía Bắc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr 60-tr 68.

21. Viện Bảo vệ thực vật (2005). Nghiên cứu chế phẩm sinh học đa chức năng bằng công nghệ sinh học. Báo cáo tổng kết đề tài KH cấp nhà nước KC 04-12 (2001 – 2005).

II. Tài liệu tiếng Anh:

22. Am Wu, J. W (1988). ‘‘Use of Paecilomyces farinosus and Beauveria bassiana to control overwintring individuals of Dendrolimus tabulacfomis", Scinantina, Vol 24 (1): 34-40.

23. Barnett H. L. (1960). Illustrated genera of imperfect fungi, West Virginia University, Morgantown, West Virginia, USA.

24. Bowman B H, Taylor J. W., Brownlee A.G., Lee J, Lu SD, and White T.J. (1992). Molecular evolution of the fungi: relationships of the Basidiomycetes, Ascomycetes and Chytridiomycetes, Mol Bio E, 9:285-296.

25. Cantone F. A. and Vandenberg D. (1998). Intraspecific diversity in Paecilomyces fumosoroseus, Mycol Res. 102.pp.209- 215.

26. Diogo Robl1; Letizia B. Sung1; João Henrique Novakovich3; Paulo R. D. Marangoni1; Maria Aparecida C. Zawadneak1; Patricia R. Dalzoto1; Juarez Gabardo2; Ida Chapaval Pimentel1 (2009). Spore production in Paecilomyces lilacinus (Thom.) Samson strains on agro - industrial residues, Brazilian Journal of Microbiology.40.pp. 296-300.

27. Driver F, Milner R. J. and Trueman J. W. H. (2000). A taxonomic revi-sion of Metarhizium based on a phylogenetic analysis of rDNA sequence data, Mycol Res.104.pp.143-150.

28. Dyck V. A. and B. Thomas (1979). The brown planthopper problem. In Brown planthopper, Thread to rice produce in ASIA, IRRI, Los Banos Philippines.pp. 3-21. 29. Ferron P. (1978). Biological Control of Insect Pests by Entomogenous Fungi,

Annual Review of Entomology, Vol. 23: 409-442.

30. Gabriel Moura Mascarin; Sérgio Batista Alves; Rogério Biaggioni Lopes (2010). Culture media selection for mass production of Isaria fumosorosea and Isaria farinose, Braz. arch. biol. Technol, vol.53 no.4.

31. Gillespie A. T. (1986). Effect of entomogenous fungi on the brown planhopper of rice, Nilaparvata lugens, Biotechnology and crop Improvement and protection monograph, British Crop Protection council, Cambridg.pp. 264.

32. Hibbett D. S. (1992). Ribosomal RNA and fungal systemati, Trans Mycol Soc Jap, 33.pp.533-556.

33. Hu Q. B., An X. C., Qian M. H. (2007). Insecticidal activity influence of destruxins on the pathogenicity of Paecilomyces javanicus against Spodoptera litura, Journal of Applied Entomology. 131. (4). pp. 262-268.

34. Huang Zhen, Ren Shun-xiang (2004). Biology of Paecilomyces fumosa-roseus Isolates and Their Pathogenicity Against Bemisia tabaci, Chinese journal of biological control. 20 (4). pp. 248-251.

35. Chen Chien C. (2007). Molecular cloning, characterization, and gene expression of endochitinase cDNA from the entomopathogenic fungi, Paecilomyces Javanicus, Current microbiology, Taiwan. 55. pp. 8-1.

36. Jeanne M. M. I., Anne M. H. Trinci A. P. J. (1986). Growth and blastospore formation by Paecilomyces fumosoroseus, a pathogen of brownplanthopper (Nilaparvata lugens), Transactions of the British Mycological Society, Volume 87, Issue 2, September 1986.pp. 215–222.

37. Jiaan Cheng (2009). Rice planthopper problems and relevant causes in China. Planthoppers: new threats to the sustainability of intensive rice production systems in Asia, Los Bađos (Philippines): International Rice Research Institute.pp.157-178.

38. Jin S. F., Feng M. G. , Chen J. Q. (2008). Selection of global Metarhizium isolates for the control of the rice pest Nilaparvata lugens (Homoptera: Delphacidae). Institute of Microbiology, College of Life Science, Zhejiang University, Hangzhou, Zhejiang 310058, People's Republic of China.

39. Keith Seifert, Gareth Morgan-Jones, Walter Grams, and Bryce Kendrick, 2011, The Genera of Hyphomycetes.pp.997.

40. Khachatourians G. G (1992). Virulence of five trains Paecilomyces farinosus and Verticilium lecanii against migraytory grasshopper Melanoplus sangguinipes, Jounal of pathology.59 (2). pp.212-14.

PHỤ LỤC

1. XỬ LÝ SỐ LIỆU HIỆU LỰC KÝ SINH GÂY CHẾT BỌ XÍT CỦA CÁC CHỦNG NẤM BEAUVERIA

BASSIANA

BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE BB 10/ 8/19 5:53

--- :PAGE 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng nấm beauveria bassiana phòng chống bọ xít hại nhãn chín muộn tại hà nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)