Sau khi thu thập, phân lập các chủng nấm ký sinh bọ xít hại nhãn, đề tài tiến hành đánh giá, tuyển chọn chủng nấm có hiệu lực cao nhất trong phòng trừ bọ xít trong điều kiện phòng thí nghiệm của Trung tâm Đấu tranh sinh học - Viện Bảo vệ thực vật. Kết quả được trình bày trong bảng 4.3 và hình 4.3.
Bảng 4.3. Hiệu lực gây chết bọ xít của các chủng nấm kí sinh bọ xít (Nhà lưới Viện BVTV, 2018)
Công thức
Chủng nấm thử
nghiệm
Hiệu lực gây chết bọ xít của
các chủng nấm (%) TTB HRTB Sau 7 ngày Sau 10 ngày
24,6 70,5 I BX1 70,6e 81,4g II BX2 51,3b 60,9d III BX3 49,8ab 51,2c IV BX4 49,6ab 51,0c V BX5 42,7f 48,0a VI BX6 48,3a 50,0b VII BX7 67,6d 77,4f VIII BX8 54,8c 66,3e CV% 2,6 1,4 LSD 0,05 2,76 1,73
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau đứng sau các chữ số chỉ sự sai khác có ý nghĩa theo phép thử của Duncan với độ tin cậy 95%.
Sau 7 ngày xử lý, hiệu lực ký sinh gây chết bọ xít đạt từ 42,7 – 70,6%. Trong đó, hiệu lực của chủng BX1 đạt cao nhất 70,6%, hiệu lực thấp nhất chủng BX5 đạt 42,7%. Chủng BX7 cũng cho hiệu lực là 67,6%.
Sau 10 ngày xử lý, hiệu lực gây chết bọ xít của nấm đạt từ 48,0 – 81,4%. Trong 5 chủng nấm thử nghiệm thì hiệu lực gây chết bọ xít của dòng BX1 đạt cao nhất tới 81,4%. Tiếp theo là chủng BX7 đạt hiệu lực 77,4%. Các chủng nấm BX2, BX3, BX4, BX6 cho hiệu lực đạt trung bình, tương ứng là 60,9%, 51,2%, 51,0%, 50,0%. Chủng nấm BX5 đạt hiệu quả thấp nhất, chỉ cho hiệu lực 48,0% (bảng 4.3).
Như vậy chủng nấm BX1 có hiệu lực cao trong gây chết bọ xít. Do vậy đề tài tập trung giám định và nghiên cứu các điều nhân sinh khối để phát triển chế phẩm sinh học phòng trừ bọ xít hại nhãn từ chủng nấm này.
Hình 4.4. Bọ xít hại nhãn bị chủng nấm BX1 ký sinh gây chết
Nguồn: Phòng TN, Viện BVTV (2018)