Hiểu biết chung về miễn dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất vacxin nhũ đầu phòng hội chứng giảm đẻ ở gà (egg drop syndrome eds76) tại công ty fivevet (Trang 30 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Hiểu biết chung về miễn dịch

Khi đưa vắc xin vào cơ thể, kháng thể chưa sinh ra ngay lập tức, mà phải sau một thời gian tiềm tàng, dài hay ngắn phụ thuộc vào kháng nguyên chứa trong vắc xin và sự xâm nhập của kháng nguyên trong vắc xin lần đầu hay lần thứ hai, thứ ba... Sau đó kháng thể mới được sinh ra, lượng kháng thể tăng dần, đạt mức cao nhất rồi giảm dần và mất đi theo thời gian nhất định.

Sử dụng vắc xin lần đầu đáp ứng miễn dịch được gọi là sơ cấp hay tiên phát. Sử dụng vắc xin lần hai đáp ứng miễn dịch được gọi là thứ cấp hay thứ phát. Trong đáp ứng miễn dịch thứ phát, thời gian tiềm tàng ngắn hơn, lượng kháng thể sinh ra nhiều hơn và thời gian xuất hiện kháng thể sớm hơn.

Sự khác biệt của đáp ứng miễn dịch sơ cấp và thứ cấp là do vai trò của các tế bào nhớ miễn dịch. Trong đáp ứng miễn dịch thứ cấp, các tế bào này phát triển nhanh và mạnh, tạo ra một lớp tế bào sản xuất kháng thể nhanh và nhiều hơn nên kháng thể xuất hiện sớm, hàm lượng nhiều hơn rõ rệt. Nếu cách lần dùng vắc xin đầu tiên 3-4 tuần , sử dụng tiếp lần thứ hai thì đáp ứng miễn dịch sẽ nhanh hơn, mạnh hơn, có thể gấp hàng trăm lần và thời gian miễn dịch dài hơn. Đây là cơ sở khoa học cho việc tiêm phòng vắc xin nhắc lại tạo mức độ miễn dịch cao cho cơ thể. Khi kiểm tra hàm lượng kháng thể trong cơ thể đã sử dụng vắc xin kết hợp với phương pháp công cường độc, người ta nhận thấy rằng: không phải kháng thể

cứ xuất hiện trong máu là con vật được bảo vệ khỏi sự tấn công của mầm bệnh cường độc mà lượng kháng thể phải đạt đến một trị số nhất định thì cơ thể mới có mức độ miễn dịch bảo vệ. Trị số kháng thể này được gọi là ngưỡng bảo hộ. Hàm lượng kháng thể càng cao hơn ngưỡng bảo hộ thì mức độ miễn dịch của cơ thể càng cao và ngược lại.

Mỗi loại vắc xin khi đưa vào cơ thể sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch và trạng thái miễn dịch ở động vật được duy trì một thời gian nhất định gọi là độ dài miễn dịch. Tùy từng loại vắc xin mà thời gian này dài hay ngắn khác nhau, khi hết thời gian đó, cơ thể không con khả năng chống lại mầm bệnh nữa, vì vậy người ta phải tiến hành tái chủng.

Như vậy để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao khả năng miễn dịch, cứ khoảng một thời gian nhất định nên tái chủng vắc xin một lần cho động vật tùy theo loại vắc xin, tùy theo động vật và tình hình dịch tễ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất vacxin nhũ đầu phòng hội chứng giảm đẻ ở gà (egg drop syndrome eds76) tại công ty fivevet (Trang 30 - 32)