Một số đặc điểm của bệnh ORT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy hô hấp ở gà ai cập do ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra (Trang 25)

2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Ornithobacterium là một bệnh nhiễm trùng của gà và gà tây gây ra do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale (ORT). Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn và các virus, vi khuẩn kế phát , các vấn đề thông gió, độ tuổi bị nhiễm bệnh và đặc biệt là thời gian can thiệp chữa trị có kịp thời hay không cùng với đó là việc dùng thuốc đúng và phù hợp…

Do Ornithobacterium rhinotracheale là một vi khuẩn Gram âm, hình que.

Trước năm 1994, vi khuẩn được đặt tên giống như là Pasteurella, Kingell a hoặc Pleomorphic Gram Negative Rod ( PGNR ). Hiện nay các loại vi khuẩn t hường được gọi là O. rhinotracheale có thể gây bệnh cấp tính ở gia cầm. O. rhin

otracheale đã được phân lập từ nhiều loài như: gà, chim đa đa, vịt, ngỗng, mòng

biển, đà điểu, chim trĩ, chim bồ câu, chim cút và gà tây.

2.3.2. Dịch tễ học của bệnh

- Sự tác động và phân bố

Sau các ghi nhận bắt đầu từ năm 1994, số lượng các chủng

O. rhinotracheale được báo cáo và phát hiện rải rác khắp các quốc gia trên thế giới.

- Vật chủ tự nhiên và thí nghiệm

O. rhinotracheale được phân lập ở các quốc gia trên thế giới trên rất nhiều

đối tượng bao gồm gà, gà gô, vịt, gà tây, ngỗng, ngan, chim cút, bồ câu. Ở gà thương phẩm, ở tất cả các lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh mặc dù các thể gây bệnh thường gặp ở gà trưởng thành.

Nhiều ca bệnh của O. rhinotracheale thường được phát hiện gây bệnh ghép với các nguyên nhân gây bệnh hô hấp khác như Escherichia col, Bordetella

avium, Newcastle virus, IB virus, metapneumovirus, Mycoplasma synoviae,

Chlamydophila psittaci và gần đây nhất là với chủng cúm H9N2 ở Trung Quốc.

chính nó gây ra, O. rhinotracheale thường chỉ gây các triệu chứng bệnh tối thiểu ở gà và gà tây. Chúng chỉ thực sự có các triệu chứng bệnh nghiêm trọng khi đồng thời kết hợp với các virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp khác.

Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho rằng các tổn thương nghiêm trọng tương tự như trong thực địa ở các gà và gà tây chỉ xuất hiện khi gây nhiễm thí nghiệm chỉ với O. rhinotracheale.

+ Truyền lây, vật mang và các Vector dẫn truyền

O. rhinotracheale xuất hiện và truyền ngang thông qua sự tiếp xúc trực

tiếp hay gián tiếp với mầm bệnh có trong không khí hay nước uống. Do đó, các chuồng hở, sự thông thoáng của chuồng nuôi tạo điều kiện cho quá trình phát tán bệnh trở nên dễ dàng hơn. O. rhinotracheale có thể sống 1 ngày ở 37oC, 6 ngày ở 22oC, 40 ngày ở 4oC và ít nhất là 150 ngày ở - 102oC . Sự tồn tại của O.

rhinotracheale ở nhiệt độ thấp có sự liên quan tới sự bùng phát các trường hợp

bệnh tập trung vào các tháng mùa đông của năm. Chúng không thể tồn tại quá 24 giờ ở nhiệt độ 42oC.

Ngoài ra, vi khuẩn này có những bằng chứng cho thấy chúng có khả năng truyền dọc. Thêm nữa, O. rhinotracheale cũng được phân lập từ buồng trứng, ống dẫn trứng, trứng nở, trứng đã thụ tinh, trứng không được thu tinh, trứng chết phôi và chết bên trong vỏ của gà và gà tây. Tuy nhiên, khi tiêm O.

rhinotracheale vào trứng gà có phôi, phôi được giết ở ngày thứ 9 và không

phân lập được .

O. rhinotracheale từ trứng đó. Như vậy, có thể thấy rằng O.

rhinotracheale không truyền qua trứng trong quá trình ấp.

+ Giai đoạn ủ bệnh

Gây nhiêm O. rhinotracheale thí nghiệm với gà tây 22 tuần tuổi cho các triệu chứng như ủ rũ, ho và giảm ăn sau 24 giờ (50). Trong vòng 48 giờ, gà tây có triệu chứng ho ra niêm dịch lẫn máu. Sau 5 ngày sau khi gây nhiễm, các triệu chứng ho có hiện tượng giảm đi và các gà tây sống sót sẽ giảm sự ủ rũ.

Ở thí nghiệm gây nhiễm bệnh cho gà 5 tuần tuổi, O. rhinotracheale

xâm nhiễm vào các tổ chức phổi sau 2, và các triệu chứng bệnh sẽ bắt đầu thấy sau 6 ngày.

2.3.3. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng, trong suốt giai đoạn bệnh và tỷ lệ chết do

O. rhinotracheale ở các ổ dịch bùng phát và diễn biến khá đa dạng. Chúng

thường chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố môi trường như quản lý chăm sóc kém, độ thông thoáng kém, mật độ nuôi cao, hàm lượng amoniac cao, chất lót nền kém, vệ sinh kém, ghép bệnh và chủng loại mầm bệnh thứ phát.

Triệu chứng lâm sàng ở gà thịt thương phẩm thường xuất hiện ở 3 - 6 tuần tuổi với tỷ lệ chết vào khoảng 2 - 10% với các triệu chứng ủ rũ, giảm ăn, giảm tăng trọng và tăng dịch tiết và vẩy mỏ, kèm theo có hiện tượng phù mặt.

O. rhinotracheale có thể là nguyên nhân gây chết đột ngột (dưới 20%

trong 2 ngày) ở gà con với sự nhiễm trùng tại não và xương sọ kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng hô hấp.

Ở gà giống bố mẹ, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn đang đẻ trứng, giai đoạn đầu của đẻ đang đạt đỉnh hay ngay trước khi đưa gà lên chuồng đẻ. Có sự tăng nhẹ tỷ lệ chết, giảm ăn và các triệu chứng hô hấp nhẹ. Tỷ lệ chết thường biến động và ít có liên hệ ở các ca không bị ghép bệnh. Có thế gặp các biểu hiện giảm đẻ, giảm kích thước trứng và chất lượng vỏ trứng kém. Tỷ lệ có phôi và khả năng ấp nở cũng có thể bị ảnh hưởng.

Ở gà đẻ thương phẩm, giảm đẻ, tăng trứng méo và tăng tỷ lệ chết có liên hệ tới sự nhiễm O. rhinotracheale.

Roepke đã tìm ra rằng các triệu chứng bệnh và tỷ lệ chết cao hơn ở gà tây trưởng thành và ở gà non chủ yếu chỉ có các triệu chứng bệnh thông thường. Ở một số trường hợp, gà non mắc bệnh từ 2 đến 8 tuần tuổi . Tỷ lệ chết thường trong khoảng 1 - 15% trong pha cấp tính (8 ngày), nhưng tỷ lệ nhiễm có thể tăng cao với tỷ lệ chết tới 50%.

Các triệu chứng ban đầu bao gồm ho, vẩy mũi và kèm theo dịch nhầy; ở một số trường hợp có hiện tượng trụy hô hấp nặng, khó thở, vươn cổ và viêm xoang mũi. Các triệu chứng sẽ kéo theo các triệu chứng giảm ăn và giảm uống nước. Ở đàn gà tây giống, cũng thấy có hiện tượng giảm đẻ và tăng tỷ lệ trứng ấp nở không đạt tiêu chuẩn.

thần kinh hoặc liệt do viêm màng não, viêm xương và viêm xương tủy ở gà và gà tây.

2.3.4.Bệnh tích đại thể

Ở gà thịt thương phẩm, các tổn thương đại thể thường gặp bao gồm: viêm phổi, viêm màng phổi và viêm túi khí. Khi giết thịt hoặc kiểm tra sau giết mổ sẽ thấy dịch dạng bọt, mầu trắng, chất dịch tiết này có màu giống sữa chua và có thể thấy rõ trong các tủi khí, (thùy túi bụng trước), hầu hết các tổn thương chỉ tiến triển ở một bên thùy phổi.

2.3.5. Bệnh tích vi thể

Hậu hết các tổn thương vi thể được gặp tại phổi,màng phổi và túi khí. Trong các ca bệnh , phổi có hiện tượng sung huyết, trong tất cả các mô có một lượng lớn hỗn hợp các fibrin lẫn với đại thực bào và tế bào heterphil (bạch cầu trung tính)nằm tự do trong long các mao mạch, phế nang và đoạn cuống phổi. sự khuếch tán và thâm nhiễm các đại thực bào với số lượng ít hơn các tế bào heterophil.

Các ổ hoại tử lan rộng ở trung tâm các long cuống phổi và nhu mô lan cận. ổ hoại tử thường chứa đầy chặt hỗn hợp của các tế bào hoại tử, heterphil thâm nhiễm hoặc chất tiết, và có thể có sự phân tán thành các cụm nhỏ của

2.3.6. Chẩn đoán

Rất khó để có thể chẩn đoán dựa trên dấu hiệu lâm sàng hay bệnh tích mổ

khám. Để chẩn đoán chính xác phải dựa vào phân lập và xác định được

O. rhinotracheale và/ hay phát hiện được kháng thể.

+ Phân lập và xác định tác nhân gây bênh

Phân lập vi khuẩn

Khí quản, phổi và túi khí là các mô, cơ quan tốt nhất để có thể phân lập được O. rhinotracheale. Xoang dưới hốc mắt và hốc mũi cũng là những vị trí phù hợp phục vụ cho việc nuôi cấy, nhưng O. rhinotracheale dễ dàng bị bao phủ bởi sự phát triển quá nhanh của các vi khuẩn khác. Nuôi cấy vi khuẩn từ máu tim và mô của gan dưới các điều kiện thực tế cho kết quả âm tính, mạc dù trước đó, vi khuẩn đã được phân lập từ các cơ quan cũng như ở các khớp xương, não, buồng trứng và ống dẫn trứng sau khi gây bệnh thực nghiệm .

thạch máu thường hoặc thạch chocolate. Khuẩn lạc phát triển tốt trong 24 giờ, nhưng tốt nhất nên giữ các đĩa gây nhiễm từ 48 – 72 giờ trong điều kiện không khí làm giàu từ 7,5 – 10% CO2. Khuẩn lạc sẽ xuất hiện có kích thước từ đầu đinh gim tới nhỏ (đường kính khoảng 1 – 2mm), màu xám màu tới xám trắng, mặt lồi với cạnh sắc nét. Nhuộm gram cho kết quả vi khuẩn Gram âm đa hình thái đặc trưng. Khuẩn lạc âm tính với catalase và dương tính với oxidase. Nuôi cấy O.

rhinotracheale thuần khiết có mùi riêng biệt, tương tự như mùi acid butyric. Các

thử nghiệm bổ sung là rất cần thiết để xác định các đặc tính của O. rhinotracheale.

Trong các mẫu bị tạp nhiễm với sự phát triển nhanh của các vi khuẩn khác

như E. coli, Proteus sp. hoặc Pseudomonas sp., khuẩn lạc của O. rhinotracheale

có thể phát triển quá mức và rất khó để xác định khi kiểm tra thường xuyên. Vì đã chứng minh được rằng hầu hết các O. rhinotracheale đều kháng gentamicin, nên khuyến khích sử dụng 10µg gentamicin cho mỗi ml môi trường thạch máu để có thể phân lập được O. rhinotracheale từ các mẫu bị tạp nhiễm. Thạch máu có chứa 5µg/ ml gentamicin và polymixin B cũng cho hiệu quả tốt.

Kiểm tra ngưng kết nhanh trên phiến kính cũng được sử dụng cho mục đích chẩn đoán. Trong một nghiên cứu với 112 mẫu phân lập, tuy nhiên hiện tượng tự ngưng kết thường xuất hiện.

Kiểm tra AGP sử dụng kháng huyết thanh dương tính đã biết có thể được sử dụng để xác định và định typ O. rhinotracheale đã phân lập.

Một phương pháp khác được sử dụng để phát hiện các chủng phân lập nghi ngờ là PCR

+ Phát hiện kháng nguyên

PCR được sử dụng để phát hiện các O. rhinotracheale trong mẫu dịch khí quản được lấy từ các gà mắc bệnh nặng. Ngoài ra, xét nghiệm bằng miễn dịch huỳnh quang và nhuộm hóa mô miễn dịch cũng đã được sử dụng để phát hiện

O. rhinotracheale trên gà . Sau đó, Van Veen et al. (2005) thấy rằng các

xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang và kỹ thuật peroxidase-anti peroxidase (PAP) nhạy cảm như nhau. Sử dụng các xét nghiệm này có thể xác định một tỷ lệ nhiễm

O. rhinotracheale cao ở đàn gà thịt sau giết giết mổ khi so sánh với các phương

2.3.7.Huyết thanh học

Huyết thanh học rất hữu dụng trong việc giám sát cũng như hỗ trợ chẩn đoán bệnh do O. rhinotracheale.

Các phản ứng kiểm tra ngưng kết huyết thanh trên tấm (SPAT) được sử dụng như một xét nghiệm nhanh cho việc phát hiện các kháng thể chống lại.

O. rhinotracheale. SPAT được phát triển bằng cách sử dụng một chủng

của O. rhinotracheale không phân lập từ Minnesota và báo cáo là có độ nhạy và đặc hiệu cao Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác SPAT chỉ phát hiện được 65% gia cầm bị nhiễm bệnh trong 2 tuần đầu gây nhiễm và giảm đáng kể ở các thời gian tiếp theo. Điều này cho thấy rằng SPAT chỉ phát hiện được kháng thể IgM, cái chỉ có khả năng gây ngưng kết với 1 kháng nguyên đặc hiệu. Thêm nữa, hầu hết các SPAT chỉ phản ứng với một serotype nhất định, dù cho phảng ứng chéo xảy ra.

ELISA đã được phát triển bẳng sử dụng các serotype khác nhau và chiết tách kháng nguyên của O. rhinotracheale. Kháng nguyên cô đặc được sử dụng cho việc định typ, có khả năng cho những kết quả chính xác nhất cho các serotype cụ thể. Ngược lại, kháng thể SDS chiết tách và dịch chiết từ lớp màng protein của O. rhinotracheale sẽ cho kết quả nhiều phản ứng kháng chéo, cho phép phát hiện các kháng thể chống lại của nhiều serotype khác nhau trong cùng một lần xét nghiệm.

Điều tra thực địa sử dụng các kỹ thuật ELISA hoặc các bộ kit ELISA thương mại (có sẵn ở châu Âu) rất hữu dụng khi theo dõi đàn gia cầm và chẩn đoán mắc O. rhinotracheale.

Erganis và cộng sự phát triển phương pháp DIA (Dot Imimmobinding assay), một xét nghiệm dường như ít nhạy hơn so với các xét nghiệm ngưng kết khác.

Popp và Hafez đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc sử dụng amoxicillin trong điều trị tới động học kháng thể sau khi gây bệnh thực nghiệm. Họ nhận thấy rằng việc điều trị tức thì không ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch, tron gkhi điều trị sau 7 ngày gây nhiễm sẽ cho một đáp ứng kháng thể thấp hơn.

2.3.8. Chẩn đoán phân biệt

Các tổn thương do O. rhinotracheale trên hệ thống hô hấp khá giống với các nguyên nhân gây bệnh hô hấp khác như E. coli, Pasteurella multocida, R.

anatipestifer, Haemophilus paragallinarum, and Chlamydophyla psittaci.

2.3.9.Phòng bệnh và điều trị

+ Quy trình chăm sóc

O. Rhinotracheale gây bệnh với tỷ lệ bùng phát thành dịch khá cao và các

tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn sinh học nên được sử dụng để ngăn chặn lây lan ra toàn đàn. Tuy nhiên sau khi toàn trang trại đã bị nhiễm, O. rhinotracheale

trở thành một dịch địa phương, đặc biệt là ở các trại gà có nhiều lứa gà trong cùng một khu vực và trại chăn nuôi với mật độ chăn nuôi lớn.

+ Điều trị

Phương pháp điều trị gia cầm mắc bệnh do O. rhinotracheale bằng kháng sinh là một điều rất khó bởi rất nhiều chủng của O. rhinotracheale có khả năng làm giảm độ nhạy hoặc có tính kháng cao với nhiều loại kháng sinh như amoxicillin, ampicillin, doxycycline, enrofloxacin, flumequine, gentamicin, lincomycin, trimethoprim sulfonamide, tetracycline và tylosin.

Tính nhảy cảm với kháng sinh có thể phụ thuộc vào chế độ sử dụng kháng sinh ở ngành chăn nuôi gia cầm ở các quốc gia, khu vực khác nhau. Ví dụ: Ở một số quốc gia, trứng thường được nhúng vào một loại kháng sinh như enrofloxacin thì gần như tất cả các chủng sẽ có thể kháng với kháng sinh đó.

Vào năm 1996, Hafez báo cáo rằng sử dụng uống amoxicillin pha ở liều 250 ppm cho 3 - 7 ngày cho kết quả khá tốt ở nhiều trường hợp và việc sử dụng chlortetracycline với liều 500 ppm pha nước uống 4 – 5 ngày cũng cho hiệu quả. Trong một vài trường hợp, tiêm tetracycline và penicillins cũng cho hiệu quả cao. 68 chủng O. rhinotracheale phân lập tại Mỹ cho kết quả mẫn cảm với ampicillin, erythromycin, penicillin, spectinomycin và tylosin; 54 trong số 68 chủng phân lập mẫn cảm với neomycin, sarafloxacin và tetracyclin. Điều này cũng được kiểm chứng với các chủng phân lập ở Đức nhưng tỷ lệ mẫn cảm thấp hơn đáng kể đối với erythromycin và sarafloxacin khi so sánh với các chủng phân lập tại Mỹ.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Bộ môn Bệnh lý Thú y, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Sinh học Thú y, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

- Các trang trại nuôi gà Ai Cập ở 6 xã tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Động vật nghiên cứu 3.3.1. Động vật nghiên cứu

- Gà mắc bệnh do O. rhinotracheale lấy tại các ổ dịch tại các trại chăn nuôi gà Ai Cập.

3.3.2. Mẫu bệnh phẩm nghiên cứu

Mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong nghiên cứu là: Máu, khí quản, phổi, máu của nhóm gà mắc bệnh do O.rhinotracheale gây ra tại các trại chăn nuôi.

3.3.3. Hóa chất

- Môi trường, hóa chất:

+ Thạch Columbia Blood Aagar Base (Oxoid); + Brain Heart Broth (Merck);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy hô hấp ở gà ai cập do ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra (Trang 25)