Kết quả nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý đại thể của gà mắc ORT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy hô hấp ở gà ai cập do ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra (Trang 45)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2 Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của gà mắc bệnh

4.2.2. Kết quả nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý đại thể của gà mắc ORT

Kết quả mổ khám và quan sát bệnh tích đại thể của gà mắc ORT được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra bệnh tích đại thể của gà mắc ORT

Stt Bệnh tích đại thể Số

mổ khám

Số

biểu hiện Tỷ lệ (%)

1 Khí quản xuất huyết 25 25 100 2 Ngã ba khí, phế quản có bã đậu 25 25 100 3

Viêm túi khí (túi khí có bọt màu trắng, dịch nhầy giống sữa chua, viêm tơ huyết vó mủ)

25 25

100

4 Viêm phổi 25 24 96

5 Có tơ huyết bám ở nội tạng 25 23 92 6 Mí mắt phù thũng 25 21 84 7 Ngoại tâm mạc vùng tơ huyết 25 20 80 8 Cơ tim sưng, phù, mềm 25 19 76 9 Viêm xương đầu, xương tủy,

xương khớp

25

16 64 10 Lách sung tụ máu đỏ sẫm 25 14 56 11 Gan sung tụ máu đỏ sẫm 25 13 52 12 Viêm màng não 25 11 48 13 Thận tụ máu đỏ sẫm 25 10 40

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: khi gà bị mắc ORT thì tỷ lệ gà bị xuất huyết khí quản, ngã ba thanh khí quản có bã đậu, viêm túi khí (túi khí có bọt màu trắng, dịch nhầy giống sữa chua, viêm tơ huyết vó mủ) chiếm tỷ lệ cao nhất là 100% (25/25). Tiếp đến là con vật bị viêm phổi, có tơ huyết bám ở nội tạng chiếm tỷ lệ lần lượt là 96% (24/25) và 92% (24/25). Con vật bị phù thũng ở

mí mắt, chiếm tỷ lệ tương đối cao, khoảng 84% (21/25). Bệnh lý của tim cũng bị biến đổi khi con vật mắc ORT như: Ngoại tâm mạc viêm tơ huyết; cơ tim sưng, phù, mềm với tỷ lệ gặp phải lần lượt là 80% (20/25) và 76% (19/25). Ngoài ra, con vật cũng bị viêm xương (nhất là vị trí có xương sụn); viêm màng não với tỷ lệ là 64% (16/25) và 56% (14/25). Đối với các cơ quan giải độc của cơ thể như: gan sưng tụ máu đỏ sẫm và lách tụ máu đỏ sẫm cũng có hiện tượng sưng, chiếm tỷ lệ khoảng 52% (13/25) và 52,94% (11/25)và thận tụ máu sẫm chiếm tỷ lệ khoảng 40%(10/25) (Hình 4.6 và 4.7).

Tại các trại, gà có phản ứng dương tính với O.rhinotracheale và có triệu chứng điển hình. Chúng tôi tiến hành mổ khám những con gà chết và những gà có biểu hiện triệu chứng điển hình để kiểm tra tổn thương đại thể. Quá trình mổ khám được thực hiện theo nguyên tắc của ngành-Cục thú y (2006). Tổn thương đại thể của gà mắc bệnh ORT thường tập trung phần lớn ở đường hô hấp như: Thanh quản, khí quản, phổi, túi khí.

Hình 4.6. Bệnh tích đại thể của gà mắc ORT

A) Khí quản xuất huyết; B) Ngã ba khí phế quản có cục bã đậu; C) Túi khí viêm, đục, có bã đậu; D) Phổi viêm, xuất huyết

Hình 4.7. Bệnh tích đại thể của gà mắc ORT

E) Viêm ngoại tâm mạc; F) Gan sưng, xuất huyết; G) Lách sưng, phù thũng; H) Cơ tim sung, phù thũng

4.2.3. Kết quả nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý vi thể ở gà mắc O.rhinotrachale (ORT)

Để thực hiện việc nghiên cứu những bệnh tích vi thể, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn các cá thể gà có tổn thương đại thể rõ và điển hình trên phổi và khí quản để lấy mẫu và làm tiêu bản vi thể. Kết quả quan sát các tổn thương vi thể của phổi và khí quản ở gà mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tổn thương vi thể ở gà mắc bệnh ORT do O. rhinotracheale gây ra

Tổn thương vi thể Số mẫu kiểm tra (n= 20 block)

Số mẫu có biến đổi Tỷ lệ (%)

Niêm mạc khí quản bong tróc 11 55

Phổi gà có ổ mủ 13 65

Biểu mô khí quản sung huyết 17 85

Khí quản xuất huyết 18 90

Hạ niêm mạc khí quản phù 13 65

Thâm nhiễm đại thực bào ở phổi 15 75

Kết qủa ở bảng 4.7 cho thấy:

- Khí quản: 90 % khí quản xuất huyết, 85% biểu mô khí quản sung huyết - Phổi: Tổn thương vi thể trên phổi là sung huyết, viêm kèm theo các ổ hoại tử.

Nhu mô có một lượng lớn hỗn hợp các fibrin lẫn với đại thực bào và tế bào heterophils nằm tự do trong lòng các mao mạch túi khí và đoạn cuống phổi.

Trong số 20 mẫu kiểm tra có 15 mẫu là có tổn thương ở phổi, phổi viêm, có mủ, chiếm tới 65%. Có tới 75% là có thâm nhiễm đại thực bào ở phổi.

Sự khuếch tán và thâm nhiễm của các đại thực bào với số lượng ít hơn của các tế bào heterophil.

-Túi khí: Túi khí có thể dày lên nghiêm trọng và phù nề do lặng đọng tơ huyết ở các kẽ, sự thâm nhiễm của các tế bào heterophil.

Qua biểu đồ nhận thấy: Hầu hết các biến đổi vi thể tập trung ở đường hô hấp. Trong đó chiếm 90% là khí quản xuất huyết. Ở tất cả các tiêu bản vi thể mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đều có xuất hiện biến đổi rất điển hình. Đây là cơ sở trong việc nghiên cứu về bệnh ORT.

HÌNH ẢNH BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ VI THỂ Ở CÁC CƠ QUAN NỘI TẠNG CỦA GÀ MẮC O. rhinotracheale.

Phổi gà khỏe và khí quản gà khỏe làm đối chứng

Hình 4.8. Khí quản gà khỏe, biểu mô sắp xếp trật tự, cấu chúc chặt chẽ HE10×

Hình 4.9. Phổi gà đối chứng, lòng phế nang trong sáng HE10X

Hình 4.11. Sung huyết phổi HE10× 4.2.4. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu huyết học của gà mắc ORT

Bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng lâm sàng và mổ khám, làm tiêu bản vi thể ở gà mắc ORT do O. Rhinotracheale gây ra, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinh lý máu của gà mắc bệnh có kết quả dương tính với O. rhinotracheale sau khi phân lập.

Mẫu máu được lấy vào ống có dung dịch chống đông, mỗi mẫu lấy bằng 1xilanh riêng biệt. Sau đó được bảo quản lạnh và gửi tới phòng thí nghiệm bộmôn bệnh lý trong ngày.

A) Các mạch máu trong nhu mô não được bao quanh bởi màng mỏng tế bào lympho (HE 100X); B) Tổn thương nhẹ xâm nhập các tế bào đơn nhân trong mạch máu não (HE 200X); C) Các tế bào Purkinje ở tiểu não bị teo lại, thoái hóa và hoại tử (HE 40X); D) Tế bào chất đông tụ, bản sao của một tế bào Purkinje được nhìn thấy (HE 400X).

Các nghiên cứu lần đầu tiên ở Iran mô tả trường hợp của gà giống thương phẩm 13 tuần tuổi có biểu hiện bị dị tật vẹo cổ và ngẹo đầu ra phía sau cơ thể đã phân lập được ORT từ não với bệnh tích viêm màng não và viêm não. Trong một báo cáo khác đã chỉ ra rằng khi gà nhiễm ORT thường có hiện tượng kết hợp với một hội chứng thần kinh (Goovaerts et al., 1998). Năm 2009, người ta đã phân lập được O. rhinotracheale từ mẫu tai, xương sọ và thân não từ gà Gô - đối tượng nuôi có dấu hiệu thần kinh do viêm tai giữa và viêm tủy xương không có dấu hiệu hô hấp (Moreno et al., 2009).

Bảng 4.8. Chỉ tiêu hệ hồng cầu của gà Ai Cập mắc ORT ở 19 tuần tuôi.

Chỉ tiêu sinh lý Đơn vị

Gà mắc bệnh (n=30) Gà đối chứng (n=30) Trị số P X ± SE X ± SE

Số lượng hồng cầu Triệu/µl 2,53±0,02 2,23±0,045 >0,05 Hàm lượng Hb g/l 9,61±0,14 9,28 ± 0,18 >0,05 Tỷ khối huyết cầu % 30,79 ± 0,22 30,68 ± 0,5 >0,05

Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy: Không có sự khác nhau có ý nghĩa của các chỉ tiêu như số lượng hồng cầu, hàm lượng Hb và tỷ khối huyết cầu. Như vậy không có sự khác biệt về chỉ tiêu hệ hống cầu giữa gà Ai cập khỏe mạnh và gà mắc bệnh.

Bảng 4.9. Chỉ tiêu sinh lý hệ bạch cầu ở gà Ai cập 19 tuần tuổi mắc bệnh ORT ORT

Chỉ tiêu sinh lý Đơn vị

Gà mắc bệnh n=30 Gà đối chứng n=30 P X±SE X±SE Số lượng bạch cầu Nghìn/µl 30,41 ± 0,34 20,41 ± 0,34 <0,5 Công thức bạch cầu

BC đa nhân trung

tính % 57,8 ± 0,54 47,5 ± 0,64 <0,5 Bạch cầu ái toan % 5,97 ± 0,15 5,77 ± 0,21 >0,5 Bạch cầu ái kiềm % 0,5 ± 0,16 0,5 ± 0,17 >0,5 Bạch cầu đơn nhân

lớn % 3,46 ± 0,3 2,26 ± 0,13 <0,5 Tế bào Lympho (%) % 42,6 ± 0,6 33,7 ± 0,43 <0,5

Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy ở gà khỏe số lượng bạch cầu trung bình là 20,41 ± 0,34 dao động trong khoảng 19-22. Trong khi đó ở gà bệnh số lượng bạch cầu tăng lên đáng kể so với gà khỏe 30,41 ± 0,34 ( nghìn/ µl) dao động trong khoảng 29- 32.

Công thức bạch cầu của gà bệnh và gà khỏe được mô tả ở biểu đồ 3.4a và 3.4b.

Biểu đồ 4.1. Công thức bạch cầu của gà Ai Cập 19 tuần tuổi mắc ORT

Biểu đồ 4.2. Công thức bạch cầu của gà Ai Cập 19 tuần tuổi khỏe mạnh

Về tỷ lệ các loại bạch cầu chúng tôi nhận thấy:

Khi gà bị bệnh thì tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng rõ rệt kéo theo đó là tế bào Lympho tăng đáng kể.

Bạch cầu đa nhân trung tính của gà bệnh là 57,8% trong khi đó ở gà khỏe mạnh thì bạch cầu đa nhân trung tính là 47,5 %. Tăng đáng kể khi gà mắc bệnh.

Tế bào Lympho tăng lên khi gà bị bệnh. Ở gà khỏe tỷ lệ này là 33,7% trong khi đó ở gà bệnh tỷ lệ này tăng lên rõ rệt so với gà khỏe 42,6%.

Cùng với sự tăng của tế bào Lympho thì tỷ lệ bạch cầu ái toan và đơn nhân lớn cũng tăng lên.

Sự thay đổi của công thức bạch cầu, theo chúng tôi có thể xảy ra do tác động của sự nhiễm khuẩn trong quá trình bệnh đã kích thích sự tăng thực sự của bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính trong một phạm vi nào đó để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào một cơ thể đã bị suy giảm sức đề kháng. Tỷ lệ bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan tăng lên là phù hợp với phản ứng tự nhiên của sinh vật, trong các quá trình bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính, tỷ lệ bạch cầu trung tính thường tăng lên (Smith, 1972; Vũ triệu An, 1978; Jubb, K.V. and Kennedy, 1985; Cao Xuân Ngọc, 1997).

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

5.1.1. Chẩn đoán bệnh ORT bằng phương pháp phân lập vi khuẩn

- Gà ở các lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ cao nhất là nhóm 3-6 tuần tuổi.

- Hầu hết các chủng vi khuẩn ORT đều kháng với kháng sinh Gentamycin. - Vi khuẩn ORT là vi khuẩn gram âm, bắt màu hồng hoặc đỏ, có hình que và đa dạng về hình thái.

5.1.2. Đặc điểm bệnh lý chủ yếu của gà mắc bệnh ORT

- Triệu chứng lâm sàng trên gà 3-6 tuần tuổi là ủ rũ, giảm ăn, giảm tăng trọng, tăng dịch tiết,vảy mỏ và kèm theo triệu chứng phù mặt. Tỷ lệ chết ở giai đoạn này khoảng 2-10%. ORT có thể là nguyên nhân gây chết đột ngột (dưới 20% trong 2 ngày) ở gà con với sự nhiễm trùng não và xương sọ kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng hô hấp.

- Trên gà đẻ bệnh thường xảy ra trong giai đoạn đầu của gà đang đẻ đạt đỉnh hay ngay trước khi đưa gà lên chuồng đẻ với triệu chứng hô hấp nhẹ, giảm ăn, giảm kích thước trứng và chất lượng vỏ trứng kém, tỷ lệ phôi và ấp nở cũng có thể bị ảnh hưởng. Tỷ lệ chết tăng nhẹ.

- Tổn thương đại thể của gà mắc ORT thường tập trung phần lớn ở đường hô hấp như: Thanh quản, khí quản, phổi và túi khí.

- Tổn thương vi thể bao gồm:

+ Tổn thương trên khí quản là 90% khí quản xuất huyết, 85% biểu mô khí quản sung huyết.

+ Tổn thương trên phổi là sung huyết kèm theo một số ổ hoại tử.

+Túi khí có sự dày lên nghiêm trọng và phù nề do lắng đọng tơ huyết ở ác kẽ,sự thâm nhiễm của các tế bào heterophil.

- Không có sự khác nhau cảu các chỉ tiêu huyết học của gà mắc bệnh ORT với gà khỏe mạnh.

5.2. KIẾN NGHỊ

triệu chứng khá giống với các bệnh khác như viêm thanh khí quản truyền nhiễm, CRD… nên thường xảy ra nhầm lẫn. Vì vậy, việc xác định được các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh làm cơ sở cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh trên và phương pháp phòng trị thích hợp.

- Từ đặc điểm bệnh lý xây dựng quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh ORT một cách hợp lý và hiệu quả hạn chế hiện tượng lạm dụng kháng sinh phổ biến như hiện nay.

- Hiện tại trên thế giới đã có các nghiên cứu thử nghiệm chủng vacxin phòng bệnh nhưng chưa được sử dụng lưu hành. Ở Việt Nam cần có nghiên cứu chuyên sâu về vi khuẩn ORT làm cơ sở cho việc sản xuất vacxin.

- Cần có chính sách nghiêm ngặt trong công tác sử dụng kháng sinh trong thuốc thú y.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh và Tiết Hồng Ngân, 1996. Sinh lý gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 127-152.

2. http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/day-manh-xuat-khau-thit-ga.aspx.

3. Phạm Khắc Hiếu, 2009. Giáo trình Dược lý học Thú y. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Số ĐKKH xuất bản: 375-2009/CXB/14-726/GD, tr. 65. 4. Nguyễn Thị Lan, Chu Đức Thắng, Nguyễn Bá Hiên, Phạm Hồng Ngân, Lê Văn

Hùng và Nguyễn Thị Yến, 2016. Đặc điểm của vi khuẩn Ornithobacterium

rhinotracheale - ORT phân lập từ đàn gà nuôi tại một số tỉnh phía Bắc Việt

Nam. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam. 14 (11). tr. 1734-1740.

5. Nguyễn Thị Bích Liên, Võ Thị Trà An, Trần Thị Ngọc Hân, Hồ Quang Dũng, Niwwat Chansiripornchai, 2014. Nhận dạng, phân lập và xác định mưc độ mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn Orninobacterium rhinotracheale ở gà. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 21 (7). tr. 23-27.

6. Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hoa, Lê Văn Năm, 2014. Bệnh do Orninobacterium rhinotracheale- ORT trên gà những thông tin cơ bản để chẩn đoán, phòng và trị bệnh (bài tổng hợp). Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 21 (5). tr. 77- 83.

II. Tài liệu Tiếng Anh:

1. Allymehr, M. 2006. Seroprevalence of Omithobactenum rhinotra- cheale infection in broiler and broiler breeder chickens in West Azerbaijan Province, Iran. J Vet Med A Physiol Pathol Clin Med 53: pp. 40-42.

2. Amonsin, A., J. F. X. Wellehan, L. L. Li, p. Vandamme, c. Lin- deman, M. Edma, R. A. Robinson, and V Kapur. 1997. Molecular epidemiology of Omithobacterium rhinotracheale. J Clin Microbiol 35: pp. 2894-2898.

3. Ants, c., H. M. Hafez, T. Yano, M. Monteiro, M. Alves, H. Domin- gues, and L. Coswig. 1998. Gmithobacterium rhinotracheale: Detecẹão sorológica em aves matrzes e Fragos de Corte. Association of broiler procedures, APTNCO’98. Campinas, 56.

4. Back, A., R. Gireesh, D. Halvorson, and K. Nagaraja. 1997. Experimental studies of Omithobacterium rhinotracheale (ORT) infection. Proc 46th Western Poult Dis Conf. Sacramento, CA, pp. 7-8.

5. Back, A., D. Halvorson, G. Rajashekara, and K. Y Nagaraja. 1998. Development of a serum plate agglutination test to detect antibodies to Omithobacterium rhinotracheale. J Vet Diagn Invest 10: pp. 84-86.

6. Ballagi, A., G. Holmquist, M. Odmark, and V Leathers. 2000. ELISA test for the detection of Omithobacteiium rhinotracheale infection in chickens and turkeys. Proc 49th Western Poult Dis Conf. Sacramento, CA, pp. 50-51.

7. Bano, s., K. Naeem, and s. A. Malik. 2003. Evaluation of pathogenic potential of avian influenza virus serotypee H9N2 in chickens. Avian Dis 47: pp. 817-822. 8. Beichel, E. 1986. Differenzienmg von 130 X—und V Faktor— unabhãngigen

aviãren Bakterienstămmen der Familie Pasteurellaceae Phol 1901 unter besonderer Beriicksichtigimg neuer taxonomischer Erkenntnisse. Vet Med thesis. Universitat Hannover.

9. Bisschop, S. P., M. van Vuuren, and B. Gummow. 2004. The use of a bacterin vaccine in broiler breeders for the control of Omithobacterium rhmotracheale in commercial broilers. JSAfr Vet Assoc 75: pp. 125-128.

10. Bock, R., P. Freidlin, M. Manoim, A. Inbar, A. Frommer, p. Vandamme, and P. Wilding. 1997. Omithobactenum lỉnnotracheale (ORT) associated with a new

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy hô hấp ở gà ai cập do ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)