Kết quả phân lập vi khuẩn ORT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy hô hấp ở gà ai cập do ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra (Trang 38)

Stt Địa điểm mẫu Số xét nghiệm (mẫu) Số mẫu

dương tính Tỷ lệ (%) 1 Đồng Tĩnh 15 10 66,66 2 Hoàng Tân 12 6 50 3 Hợp Hòa 8 5 62,5 4 Kim Lang 6 2 33,33 5 Thanh Vân 6 2 33,33 6 Đạo Tú 4 0 0,00 Tổng 51 25 49,01

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Trong 6 xã có 25 mẫu trong tổng số 51 mẫu cho khuẩn lạc dương, chiếm tỷ lệ 49,01% (25/51). Trong đó: Đồng Tính có 10 trong tổng số 15 mẫu cho khuẩn lạc dương, chiếm tỷ lệ 66,66%. xã Hoàng Tân có 6 trong số 12 mẫu cho khuẩn lạc dương, chiếm 5,00%. xã Hợp Hòa có 5 trong số 8 mẫu cho khuẩn lạc dương, chiếm 62,5%. Kim Lang và Thanh Vâncó tổng số bằng nhau (2 trong số 6 mẫu cho khuẩn lạc dương tính )chiếm 33,33%, . Đạo Tú có 4 mẫu nhưng không gặp khuẩn lạc nghi ngờ vi khuẩn ORT .

4.1.3. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn ORT

Kiểm tra đặc tính sinh hóa (Bảng 4.3) chúng tôi nhận thấy: 25/25 mẫu dương cho phản ứng glucose dương tính, chiếm tỷ lệ 100% (25/25). Có 22/25 mẫu khuẩn lạc dương cho phản ứng triple sugar iron agar âm tính; lysine decarboxylase và galactose dương tính, chiếm tỷ lệ khoảng 88% (22/25). 19/25 gốc khuẩn lạc cho phản ứng oxidase, urease, lactose, fructose dương tính; nitrate, gelatinase âm tính, chiếm 76% (19/25). Trong tổng số 25 gốc khuẩn lạc được kiểm tra, có 15 gốc cho phản ứng motility, catalase, Indole, MacConkey (hình 4.2), gram, sucrose âm tính, maltose dương tính, chiếm 60% (15/25). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng: vi khuẩn ORT cho phản ứng catalase, indol âm tính; phản ứng oxidase dương tính; các chủng ORT có khả năng phân giải đường fructose, galactose, glucose, lactose, maltose; không có khả năng phân giải đường sucrose và chúng có khả năng phân giải urê nhưng không có khả năng phân giải muối nitrate; không có khả năng di động và vi khuẩn không phát triển trên môi trường thạch nghiêng TSI (Soriano et al., 2002;

Pan et al., 2012).

Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn ORT

Chỉ tiêu Đối chứng Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương Tỷ lệ (%) Số mẫu âm Tỷ lệ (%) Glucose + 25 25 100 0 0,00 Triple sugar iron agar - 25 22 88 3 12 Lysine decarboxylase + 25 22 88 3 12 Galactose + 25 22 88 3 12 Oxidase + 25 25 100 0 0,00 Urease + 25 25 100 0 0,00 Nitrate - 25 19 76 6 24

Chỉ tiêu Đối chứng Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương Tỷ lệ (%) Số mẫu âm Tỷ lệ (%) Gelatinase - 25 19 76 6 24 Lactose + 25 19 76 6 24 Fructose + 25 19 76 6 24 Motility - 25 15 60 10 40 Catalase - 25 0 0,00 25 100 Indole - 25 0 0,00 25 100 Maltose + 25 15 60 10 40 MacConkey - 25 15 60 10 40 Gram - 25 15 60 10 40 Sucrose - 25 15 60 10 40

Hình 4.3. Nhuộm tiêu bản xem hình thái vi khuẩn 0RT

+ Tiến hành kiểm tra hình thái vi khuẩn, chúng tôi nhận thấy: ORT là vi khuẩn gram âm, bắt màu hồng hoặc đỏ, có kích thước dài ngắn khác nhau (đa hình thái) (Hình 4.4). Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây về vi khuẩn ORT - vi khuẩn gram âm, đa dạng về hình thái (kích thước vi khuẩn dài ngắn khác nhau), là vi khuẩn có dạng hình que (Zhara et al., 2013; Soriano et al

2002; Nguyễn Thị Lan và cs., 2016).

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA GÀ MẮC BỆNH ORT CỦA GÀ MẮC BỆNH ORT

4.2.1. Kết quả nghiên cứu một số biểu hiện triệu chứng lâm sàng của gà mắc ORT mắc ORT

Xác định triệu chứng lâm sàng của bệnh ORT là rất quan trọng vì giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh có biểu hiện triệu chứng tương tự dễ dàng hơn.

Theo dõi 25 gà có kết quả dương tính khi phân lập vi khuẩn ORT thuộc các đàn gà nuôi tại 6 xã tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Triệu chứng lâm sàng của gà Ai Cập mắc ORT

Stt Triệu chứng Số mẫu theo dõi Số mẫu biểu hiện Tỷ lệ (%)

1 Tăng dịch tiết và vảy mỏ 25 25 100 2 Khó thở (vươn cổ để thở) 25 25 100

3 Giảm ăn 25 18 72

4 Sưng phù mí mắt 25 17 68

5 Lông xơ xác 25 15 60

6 Ủ rũ 25 14 56

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: triệu chứng điển hình nhất của gà Ai Cập bị mắc ORT là: tăng dịch tiết và vảy mỏ, con vật khó thở (vươn cổ để thở), chiếm tỷ lệ 100% (25/25). Tiếp đến là con vật có hiện tượng giảm ăn, chiếm tỷ lệ 72% (18/25). Điều này có thể được lý giải như sau: do vi khuẩn ORT tấn công chủ yếu vào hệ hô hấp của vật chủ trong đó có khí quản. Khi đó, vi khuẩn đóng vai trò là vật lạ kích thích vào niêm mạc khí quản gây nên hiện tượng dị ứng, làm cho niêm mạc khí quản tăng tiết dịch. Mặt khác, theo thời gian mật độ vi khuẩn tấn công ngày một tăng cao do sức đề kháng của con vật giảm; dẫn đến lượng dịch tiết càng nhiều bít kín khí quản làm cho con vật khó thở hoặc thở khò khè; nếu, dịch nhiều và đặc con vật sẽ có biểu hiện vươn cổ lên để thở hoặc vảy mỏ. Quá trình hô hấp của con vật gặp khó khăn làm cho khả năng tiêu hóa thức ăn giảm nên con vật có hiện tượng giảm ăn.

Kết quả bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 cũng cho thấy: con vật có hiện tượng sưng phù mí mắt, chiếm tỷ lệ khoảng 68% (17/25). Ngoài ra, con vật còn có một số triệu chứng như: lông xơ xác; con vật mệt mỏi, ủ rũ, chiếm tỷ lệ lần lượt là 60% và 56%.

Chúng tôi đã tiến hành quan sát 400 gà Ai Cập thuộc các đàn gà được xác định dương tính với ORT nuôi ở 6 xã tại huyện Tan Dương tỉnh Vĩnh Phúc và thấy các biểu hiện về thay đổi liên quan đến trứng, tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ đẻ và tỷ lệ tăng trọng của đàn gà mắc bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Triệu chứng lâm sàng của gà Ai Cập đẻ trứng mắc ORT

Stt Triệu chứng Số theo dõi Số biểu hiện Tỷ lệ (%)

1 Chất lượng vỏ trứng kém 400 305 76,25 2 Giảm tỷ lệ ấp, nở 400 259 64,75 3 Kích thước trứng giảm 400 242 60,5 4 Trứng méo mó 400 225 56,25 5 Giảm tăng trọng 400 192 48 6 Giảm đẻ 400 153 38,25

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: đối với gà đang thời gian đẻ trứng thì con vật có hiện tượng giảm tỷ lệ ấp, nở; chất lượng vỏ trứng kém, chiếm tỷ lệ lần lượt là 76,25% (305/400) và 64,75% (259/400). Trứng đẻ ra méo mó, chiếm tỷ lệ 60,5% (242/400) và kích thước trứng giảm, chiếm khoảng 56,25% (225/400).

Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây : triệu chứng lâm sàng ở gà thường xuất hiện ở 3 - 6 tuần tuổi với tỷ lệ chết vào khoảng 2 - 10% với các triệu chứng ủ rũ, giảm ăn, giảm tăng trọng và tăng dịch tiết và vảy mỏ, kèm theo có hiện tượng phù mặt. ORT có thể là nguyên nhân gây chết đột ngột (dưới 20% trong 2 ngày) ở gà con với sự nhiễm trùng não và xương sọ kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng hô hấp.

Ở gà giống bố mẹ, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn đang đẻ trứng, giai đoạn đầu của gà đang đẻ đạt đỉnh hay ngay trước khi đưa gà lên chuồng đẻ. Có sự tăng nhẹ tỷ lệ chết, giảm ăn và các triệu chứng hô hấp nhẹ. Tỷ lệ chết thường biến động và ít có liên hệ ở các ca không bị ghép bệnh. Có thể gặp các biểu hiện giảm đẻ, giảm kích thước trứng và chất lượng vỏ trứng kém. Tỷ lệ có phôi và khả năng ấp nở cũng có thể bị ảnh hưởng (Chin and Charlton, 1998; Chin et al., 2008).

Ở gà đẻ thương phẩm, giảm đẻ, trứng dị hình và tăng tỷ lệ chết có liên hệ tới sự nhiễm ORT.

Theo Roepke, các triệu chứng bệnh và tỷ lệ chết cao hơn ở các gà tây trưởng thành và ở các gà non chủ yếu chỉ có các triệu chứng bệnh thông thường. Ở một số trường hợp, gà non mắc bệnh từ 2 đến 8 tuần tuổi. Tỷ lệ chết thường

trong khoảng 1 - 15% trong pha cấp tính (8 ngày); nhưng, tỷ lệ nhiễm có thể tăng cao với tỷ lệ chết tới 50%. Các triệu chứng ban đầu bao gồm ho, vảy mỏ và kèm theo dịch nhày; ở một số trường hợp có hiện tượng trụy hô hấp nặng, khó thở, vươn cổ và viêm xoang mũi. Các triệu chứng sẽ kéo theo các triệu chứng giảm ăn và giảm uống nước. Ở đàn gà tây giống, cũng thấy có hiện tượng giảm đẻ và tăng tỷ lệ trứng ấp nở không đạt tiêu chuẩn (Roepke et al., 1998).

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu trước đây khi con vật bị nhiễm ORT thường có biểu hiện triệu chứng thần kinh do bị viêm màng não và viêm não (Pattison et al., 2008; Swayne et al., 2013). Theo các tác giả có 4 loại nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vẹo cổ bẩm sinh gồm: bệnh do virus Newcastle (bệnh tụ huyết trùng do Pasteurella multocida, bệnh Marek(MD) và thiếu Vitamin E/Selenium (nhũn não (Encephalomalacia) thường ở gà nhỏ hơn 5 tuần tuổi).

4.2.2. Kết quả nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý đại thể của gà mắc ORT

Kết quả mổ khám và quan sát bệnh tích đại thể của gà mắc ORT được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra bệnh tích đại thể của gà mắc ORT

Stt Bệnh tích đại thể Số

mổ khám

Số

biểu hiện Tỷ lệ (%)

1 Khí quản xuất huyết 25 25 100 2 Ngã ba khí, phế quản có bã đậu 25 25 100 3

Viêm túi khí (túi khí có bọt màu trắng, dịch nhầy giống sữa chua, viêm tơ huyết vó mủ)

25 25

100

4 Viêm phổi 25 24 96

5 Có tơ huyết bám ở nội tạng 25 23 92 6 Mí mắt phù thũng 25 21 84 7 Ngoại tâm mạc vùng tơ huyết 25 20 80 8 Cơ tim sưng, phù, mềm 25 19 76 9 Viêm xương đầu, xương tủy,

xương khớp

25

16 64 10 Lách sung tụ máu đỏ sẫm 25 14 56 11 Gan sung tụ máu đỏ sẫm 25 13 52 12 Viêm màng não 25 11 48 13 Thận tụ máu đỏ sẫm 25 10 40

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: khi gà bị mắc ORT thì tỷ lệ gà bị xuất huyết khí quản, ngã ba thanh khí quản có bã đậu, viêm túi khí (túi khí có bọt màu trắng, dịch nhầy giống sữa chua, viêm tơ huyết vó mủ) chiếm tỷ lệ cao nhất là 100% (25/25). Tiếp đến là con vật bị viêm phổi, có tơ huyết bám ở nội tạng chiếm tỷ lệ lần lượt là 96% (24/25) và 92% (24/25). Con vật bị phù thũng ở

mí mắt, chiếm tỷ lệ tương đối cao, khoảng 84% (21/25). Bệnh lý của tim cũng bị biến đổi khi con vật mắc ORT như: Ngoại tâm mạc viêm tơ huyết; cơ tim sưng, phù, mềm với tỷ lệ gặp phải lần lượt là 80% (20/25) và 76% (19/25). Ngoài ra, con vật cũng bị viêm xương (nhất là vị trí có xương sụn); viêm màng não với tỷ lệ là 64% (16/25) và 56% (14/25). Đối với các cơ quan giải độc của cơ thể như: gan sưng tụ máu đỏ sẫm và lách tụ máu đỏ sẫm cũng có hiện tượng sưng, chiếm tỷ lệ khoảng 52% (13/25) và 52,94% (11/25)và thận tụ máu sẫm chiếm tỷ lệ khoảng 40%(10/25) (Hình 4.6 và 4.7).

Tại các trại, gà có phản ứng dương tính với O.rhinotracheale và có triệu chứng điển hình. Chúng tôi tiến hành mổ khám những con gà chết và những gà có biểu hiện triệu chứng điển hình để kiểm tra tổn thương đại thể. Quá trình mổ khám được thực hiện theo nguyên tắc của ngành-Cục thú y (2006). Tổn thương đại thể của gà mắc bệnh ORT thường tập trung phần lớn ở đường hô hấp như: Thanh quản, khí quản, phổi, túi khí.

Hình 4.6. Bệnh tích đại thể của gà mắc ORT

A) Khí quản xuất huyết; B) Ngã ba khí phế quản có cục bã đậu; C) Túi khí viêm, đục, có bã đậu; D) Phổi viêm, xuất huyết

Hình 4.7. Bệnh tích đại thể của gà mắc ORT

E) Viêm ngoại tâm mạc; F) Gan sưng, xuất huyết; G) Lách sưng, phù thũng; H) Cơ tim sung, phù thũng

4.2.3. Kết quả nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý vi thể ở gà mắc O.rhinotrachale (ORT)

Để thực hiện việc nghiên cứu những bệnh tích vi thể, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn các cá thể gà có tổn thương đại thể rõ và điển hình trên phổi và khí quản để lấy mẫu và làm tiêu bản vi thể. Kết quả quan sát các tổn thương vi thể của phổi và khí quản ở gà mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tổn thương vi thể ở gà mắc bệnh ORT do O. rhinotracheale gây ra

Tổn thương vi thể Số mẫu kiểm tra (n= 20 block)

Số mẫu có biến đổi Tỷ lệ (%)

Niêm mạc khí quản bong tróc 11 55

Phổi gà có ổ mủ 13 65

Biểu mô khí quản sung huyết 17 85

Khí quản xuất huyết 18 90

Hạ niêm mạc khí quản phù 13 65

Thâm nhiễm đại thực bào ở phổi 15 75

Kết qủa ở bảng 4.7 cho thấy:

- Khí quản: 90 % khí quản xuất huyết, 85% biểu mô khí quản sung huyết - Phổi: Tổn thương vi thể trên phổi là sung huyết, viêm kèm theo các ổ hoại tử.

Nhu mô có một lượng lớn hỗn hợp các fibrin lẫn với đại thực bào và tế bào heterophils nằm tự do trong lòng các mao mạch túi khí và đoạn cuống phổi.

Trong số 20 mẫu kiểm tra có 15 mẫu là có tổn thương ở phổi, phổi viêm, có mủ, chiếm tới 65%. Có tới 75% là có thâm nhiễm đại thực bào ở phổi.

Sự khuếch tán và thâm nhiễm của các đại thực bào với số lượng ít hơn của các tế bào heterophil.

-Túi khí: Túi khí có thể dày lên nghiêm trọng và phù nề do lặng đọng tơ huyết ở các kẽ, sự thâm nhiễm của các tế bào heterophil.

Qua biểu đồ nhận thấy: Hầu hết các biến đổi vi thể tập trung ở đường hô hấp. Trong đó chiếm 90% là khí quản xuất huyết. Ở tất cả các tiêu bản vi thể mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đều có xuất hiện biến đổi rất điển hình. Đây là cơ sở trong việc nghiên cứu về bệnh ORT.

HÌNH ẢNH BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ VI THỂ Ở CÁC CƠ QUAN NỘI TẠNG CỦA GÀ MẮC O. rhinotracheale.

Phổi gà khỏe và khí quản gà khỏe làm đối chứng

Hình 4.8. Khí quản gà khỏe, biểu mô sắp xếp trật tự, cấu chúc chặt chẽ HE10×

Hình 4.9. Phổi gà đối chứng, lòng phế nang trong sáng HE10X

Hình 4.11. Sung huyết phổi HE10× 4.2.4. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu huyết học của gà mắc ORT

Bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng lâm sàng và mổ khám, làm tiêu bản vi thể ở gà mắc ORT do O. Rhinotracheale gây ra, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinh lý máu của gà mắc bệnh có kết quả dương tính với O. rhinotracheale sau khi phân lập.

Mẫu máu được lấy vào ống có dung dịch chống đông, mỗi mẫu lấy bằng 1xilanh riêng biệt. Sau đó được bảo quản lạnh và gửi tới phòng thí nghiệm bộmôn bệnh lý trong ngày.

A) Các mạch máu trong nhu mô não được bao quanh bởi màng mỏng tế bào lympho (HE 100X); B) Tổn thương nhẹ xâm nhập các tế bào đơn nhân trong mạch máu não (HE 200X); C) Các tế bào Purkinje ở tiểu não bị teo lại, thoái hóa và hoại tử (HE 40X); D) Tế bào chất đông tụ, bản sao của một tế bào Purkinje được nhìn thấy (HE 400X).

Các nghiên cứu lần đầu tiên ở Iran mô tả trường hợp của gà giống thương phẩm 13 tuần tuổi có biểu hiện bị dị tật vẹo cổ và ngẹo đầu ra phía sau cơ thể đã phân lập được ORT từ não với bệnh tích viêm màng não và viêm não. Trong một báo cáo khác đã chỉ ra rằng khi gà nhiễm ORT thường có hiện tượng kết hợp với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy hô hấp ở gà ai cập do ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra (Trang 38)