Là dòng cho phấn dòng A để tạo ra hạt lai F1, cây lúa mọc từ hạt lai F1 có phấn hữu dục, đồng nhất về các tính trạng nông sinh học và có ưu thế lai cao. Các dòng phục hồi đang được sử dụng trong sản xuất đại trà như: Ce64, Minh khôi 63, Quế 99, PK 838… Mức độ ưu thế lai của con lai F1 phụ thuộc rất lớn vào khả năng phục hồi phấn của dòng R và khả năng kết hợp giữa dòng A và dòng R. Do vậy cần phải chọn lọc dòng R phục hồi tốt nhất cho mỗi dòng A.
Virmani et al.(1997) đã phân loại dòng phục hồi đối với lúa lai làm 2 loại: dòng bán phục hồi (PR) có tỉ lệ hạt phấn hữu dục từ 50,1-80% và tỉ lệđậu hạt đạt 50,1-75%; dòng phục hồi (R) có tỉ lệ hạt phấn hữu dục trên 80% và tỉ lệđậu hạt trên 75%.
Theo Zhang et al. (2013), sử dụng 3 quần thể được lai giữa dòng phục hồi MH86 với ba giống năng suất cao (thể cho) là ZDZ057, Phúc khôi 838 và Tai chung đã chọn được 123 cá thểưu tú ở thế hệ BC2F2:4. Thông qua đánh giá đã chọn được 12 dòng có năng suất cao hơn MH86. Trong nghiên cứu đã xác định 55 QTLs có liên quan đến năng suất trong đó có 50 QTLs được xác định bằng phương pháp lai hồi qui từng bước.
Theo Zhan et al. (2012), đã tiến hành phép lai diallele giữa 5 mẫu giống kháng đạo ôn với 5 mẫu giống kháng bạc lá. Một trong cặp bố mẹđó là DH146 × TM487, đều có sựđa hình đối với các chỉ thịđể xác định gen kháng đạo ôn Pi25 và 3 gen kháng bạc lá Xa21, xa13 và xa5. Các cá thể F2 của tổ hợp DH146×TM487 được kiểm tra bởi chỉ thị RM3330 cho gen Pi25. Các cá thể F2 có gen kháng đạo ôn Pi25 được lai qui tụ với cá thể có gen Xa21, xa13 và xa5, sử
dụng các chỉ thị pTA248, RM264 và RM153 để kiểm tra ở các thế hệ tiếp theo. Cuối cùng, sau khi lựa chọn các tính trạng nông sinh học, khả năng phục hồi, trong số 12 dòng qui tụ đã chọn được dòng phục hồi R8012 có cả 4 gen (Pi25+Xa21+xa13+xa5). Tổ hợp lai Zhong 9A/R8012 đã được tuyển chọn kháng được cả bệnh đạo ôn và bạc lá, có năng suất cao.
Theo Yong-Li Zhou et al. (2011), gen kháng bệnh bạc lá Xa23 có nguồn gốc từ lúa dại (Oryza rufipogon) được chuyển sang 3 dòng phục hồi Minghui63,
YR293 and Y1671 và nhờ sử dụng chỉ thị phân tử chọn lọc ở các thế hệ lai lại đã chọn được 3 dòng phục hồi mới có mang gen kháng bạc lá Xa23 là Minghui63- Xa23, YR293-Xa23 và Y1671-Xa23) và tổ hợp lai của chúng với Zhenshan97A (Shanyou63-Xa23), NongfengA (Fengyou293-Xa23) và Zhong9A (Zhongyou1671-Xa23) được thử nghiệm có tính kháng bạc lá tốt.
Theo Jakkrit et al. (2014) khi phân tích ở quần thể F2 của tổ hợp IR80151A/CH1 và IR80151A/CH4 cho thấy tỷ lệ cá thể có hạt phấn hữu dục và bất dục là 15:1. Như vậy, có thể khẳng định gen qui định tính phục hồi hữu dục do 02 cặp gen nhân điều khiển.
Theo Patil et al. (2013), cách tốt nhất để kháng bệnh đạo ôn là chọn tạo giống hoặc dòng bố mẹ (đối với lúa lai) kháng bệnh đạo ôn. Giống lúa lai Pusa RH10 là giống lúa lai thơm, hạt đẹp được trồng nhiều ởẤn Độ. Giống lai này có dòng mẹ là Pusa 6A và dòng bố là PRR78, nhưng đều nhiễm bệnh đạo ôn. Sử
dụng dòng CO39 đồng hợp tử về 2 gen kháng đạo ôn là Pi-1 và Piz-5 như một thể cho để lai trở lại với dòng PRR78. Sử dụng 02 chỉ thị RM5926 và AP5659-5
để kiểm tra sự có mặt của gen Pi-1 và Piz-5. Các dòng được đánh giá cả về đặc
điểm nông sinh học, khả năng phục hồi, khả năng kháng bệnh đạo ôn, chất lượng ngoại trừ nhiệt độ hóa hồ. Kết quả đã chọn được dòng PRR78 kháng bệnh đạo ôn để phát triển giống lúa lai Pusa RH10 kháng bệnh đạo ôn.
Pawan et al. (2012), các giống lúa cổ truyền và các dòng basmati lines là những nguồn gen quí được sử dụng trong nghiên cứu lúa lai. Tác giả đã sử dụng 80 giống cổ truyền, 05 dòng basmati và 36 giống lúa cải tiến để đánh giá khả
năng phục hồi, duy trì đối với dòng bất dục đực IR58025A. Kết quảđánh giá 121 nguồn gen trên cho thấy có 18 mẫu giống có khả năng phục hồi và 16 mẫu giống có khả năng duy trì.
Theo Lalith et al. (2010), các dòng phục hồi (KMR3 và PRR78) và 2 dòng duy trì (IR50825B và Pusa 6B) được qui tụ gen kháng bạc lá Xa4, xa5, xa13 và
Xa21 thông qua lai trở lại và chọn lọc bằng chỉ thị phân tử đã chọn được các dòng phục hồi và duy trì kháng bệnh bạc lá.