Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến cấu trúc bông của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng suất giống lúa lai hai dòng HQ21 tại gia lâm, hà nội (Trang 75 - 97)

của giống HQ21

Cấu trúc kiểu bông cũng là đặc điểm quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm để có thể chọn ra những giống lúa tốt. Cấu trúc kiểu bông nằm trong số

các yếu tố cấu thành năng suất vì vậy cần quan tâm nghiên cứu để có các biện pháp thâm canh cho phù hợp làm tăng năng suất cho giống.

Bảng 4.9.a. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến một sốđặc điểm cấu trúc bông của giống lúa lai hai dòng HQ21 trong vụ Xuân 2015

Công thức Chiều dài bông Chiều dài cổ bông Số gié cấp 1

Xtb±Sx (cm) Xtb±Sx (cm) Xtb±Sx (cm) P1 M1 24,9±1,8 1,0±1,3 11,8±1,4 M2 25,5±1,4 1,5±1,7 12,0±1,4 M3 25,4±1,6 0,4±1,2 12,5±1,0 M4 25,0±2,2 1,8±1,3 10,9±1,2 P2 M1 25,7±1,6 0,5±1,4 11,4±1,1 M2 25,3±1,7 1,0±1,6 11,7±1,2 M3 25,9±1,4 0,7±1,5 12,3±1,2 M4 25,0±2,0 2,1±1,6 11,5±1,2 P3 M1 25,2±1,5 0,6±1,7 11,8±1,1 M2 26,0±1,4 1,1±1,1 12,6±1,0 M3 24,6±1,9 0,6±1,3 11,6±1,4 M4 25,1±1,6 1,3±1,4 10,8±1,1 P4 M1 25,8±1,7 0,2±1,7 12,1±1,1 M2 24,2±1,9 0,8±1,6 11,1±1,4 M3 25,2±3,1 1,0±1,5 11,6±1,4 M4 24,3±2,1 0,8±1,0 11,6±1,4

Bảng 4.9.b. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến một sốđặc điểm cấu trúc bông của giống lúa lai hai dòng HQ21 trong vụ Mùa 2015

Công thức Chiều dài bông Chiều dài cổ bông Số gié cấp 1

Xtb±Sx (cm) Xtb±Sx (cm) Xtb±Sx (cm) P1 M1 25,7±2,2 2,2±2,8 13,4±2,1 M2 26,7±2,7 2,0±2, 7 13,2±2,2 M3 24,5±2,3 2,7±2,0 12,4±2,3 M4 25,4±3,0 2,5±2,6 13,1±2.7 P2 M1 24,8±2,7 2,6±2,5 12,9±2,4 M2 24,7±2,7 2,7±2,5 12,3±2,6 M3 23,9±2,6 2,4±2,3 12,5±2,1 M4 24,7±2,2 1,9±2,1 12,4±2,0 P3 M1 25,7±3,3 2,5±2,0 13,2±2,2 M2 25,6±3,0 2,5±2,7 12,7±2,1 M3 26,7±3,5 2,3±4,6 13,2±2,7 M4 26,4±3,0 2,4±2,6 12,1±2,2 P4 M1 25,8±2,5 2,4±2,2 13,8±2,4 M2 26,5±5,2 1,4±2,0 12,4±3,0 M3 25,2±2,7 1,2±2,6 13,4±2,3 M4 26,7±3,4 2,7±2,7 12,8±2,3

Chiều dài bông là đặc điểm di truyền của mỗi giống, nhưng cũng chịu tác

động của điều kiện ngoại cảnh như dinh dưỡng, chếđộ nước. Các điều kiện này gây

ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chiều dài bông vào giai đoạn phân hoá đòng.

Số liệu đo đếm được tại bảng 4.9.a cho thấy, vụ Xuân ở cùng mật độ cấy khi tăng liều lương phân bón từ P1 lên P2, P3, P4 thì chiều dài bông cũng tăng dần lên lớn nhất là ở mức phân bón P2 sau đó giảm nhẹ ở mức P3, P4. So sánh chiều dài bông giữa các công thức bón thấy có sự chênh lệch nhau có ý nghĩa giữa P1 và P2 nhưng giữa P2 và P3; P3 và P4 chênh lệch không có ý nghĩa điều này chứng tỏ chiều dài bông có xu thế tăng lên khi mức bón tăng nhưng khi mức bón đủ cho cây sinh trưởng phát triển thì chiều dài bông không tăng dù tăng thêm lượng bón. Chiều dài bông ở các công thức khác nhau của giống HQ21 vụ Xuân 2015 dao động từ 24,2±1,9-26,0±1,4 cm.

Bảng 4.9.b lại cho thấy vụ Mùa chiều dài bông của giống HQ21 tăng lên khi tăng mức độ phân bón ở cùng một mật độ cấy. Và ở cùng một lượng phân

cấy M1 có chiều dài bông ngắn nhất, mật độ cấy M2 chiều dài bông là dài nhất, các mật độ M3, M4 còn lại có chiều dài bông giảm. Chiều dài bông ở các công thức của giống HQ21 trong vụ Mùa dao động 24,5±2,3-26,7±3,5 cm.

Chiều dài cổ bông phản ánh mức độ trỗ thoát của giống. Ở thời kỳ trỗ nếu gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cây lúa có thể bị nghẹn đòng tức là bông không thể trỗ thoát dẫn đến những hạt ở cuối bông bị lép, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Ngược lại, nếu chiều dài cổ bông quá dài thì có thể bị

gãy bông khi lúa chín cũng làm giảm năng suất. Kết quả cho thấy tất cả các công thức của dòng HQ21trong hai vụ Xuân, Mùa đều trỗ thoát 100%.

Ở vụ Xuân khi xét ở cùng một mức phân bón, chiều dài cổ bông có xu hường tăng dần khi tăng mật độ cấy, chiều dài cổ bông cao nhất ở mật độ cấy M4 và giảm dần tới M3, M2 và M1, tuy nhiên tại mật độ cấy M3, M2 sự sai khác về

chiều dài bông là không đáng kể. Khi xét ở cùng một mật độ cấy với các mức phân bón khác nhau chiều dài cổ bông có sự sai khác nhau khá rõ. Cụ thể, tại các mức phân bón P1, P2 chiều dài cổ bông giảm dần, khi mức phân bón tăng lên tới mức P3, P4 thì chiều dài cổ bông lại tăng lên. Chiều dài cổ bông ở các công thức khác nhau của giống HQ21 dao động trong khoảng 0,4±1,2-2,1±1,6 cm, có chiều dài cổ bông thấp nhất là công thức P1M3 và cao nhất là P2M4.

Vụ Mùa 2015, chiều dài cổ bông xét trong cùng một mật độ ở các các mức phân P1, P2, P3 không có sự sai khác nhiều, chiều dài cổ bông ở mức phân bón P4 là thấp nhất. Xét trong cùng mức phân bón thì chiều dài cổ bông giảm dần từ

M1 đến M3 nhưng đến M4 tăng trở lại. Chiều dài cổ bông dài nhất là 2,7±2,7 (cm) ở P4M4, chiều dài cổ bông ngắn nhất là 1,2±2,6 (cm) ở P4M2.

Số gié cấp 1 cũng là các yếu tố cấu thành năng suất. Số gié cấp 1 nhiều tức là khả năng cho nhánh cấp 2 càng nhiều, do đó khả năng mang hạt càng nhiều.

Qua bảng kết quả 4.9.a cho thấy, khi xét ở cùng mật độ cấy các mức phân bón khác nhau ảnh hưởng không rõ rệt tới số gié cấp 1 của giống HQ21. Khi xét

ở cùng một mức phân bón (P1, P2, P3), số gié cấp một có xu hướng tăng lên khi tăng mật độ cấy từ M1 lên M2, M3, nhưng khi tăng mật độ cấy lên quá cao M4 số gié cấp một lại giảm xuống. Tại mức phân bón P4 khi mật độ cấy tăng lên thì số gié cấp một lại giảm xuống, số gié cấp một cao nhất tại mật độ cấy M1, các mật độ cấy M2, M3, M4 có số gié thấp hơn và sự sai lệch về số gié cấp một là không đáng kể giữa ba mật độ cấy này.

Bảng 4.9.b cho thấy số gié cấp 1 không chịu ảnh hưởng nhiều ở liều lượng phân bón, nhưng số gié cấp 1 lại chịu ảnh hưởng của mật độ. Số gié cấp 1 của bông có xu hướng tăng lên khi tăng mật độ cấy,nhưng khi tăng mật độ lên quá cao thì số gié cấp 1 lại giảm xuống. Số gié cấp 1 cao nhất ở M1, ở mật độ này ít bị ảnh hưởng của sâu bệnh hại nên có số gié cao nhất. Sau đó là ở M3, đến M4 thì giảm xuống.

4.1.10. Ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống HQ21

Năng suất lúa luôn là mục tiêu quan trọng nhất của nhà chọn giống và người sản xuất vì nó quyết định giá trị kinh tế của giống trong sản xuất. Năng suất lúa được tạo thành bởi 4 yếu tố cơ bản: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng nghìn hạt. Các yếu tố này được hình thành trong những thời gian khác nhau, có những quy luật khác nhau, chịu tác động của những điều kiện khác nhau song chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Để đạt năng suất cao cần có các yếu tố cơ cấu các yếu tố năng suất một cách hợp lý. Kết quả theo dõi về sựảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp lai HQ21 trong hai vụ lúa Xuân và Mùa được thể hiện ở bảng 4.10.a, 4.10.b dưới đây.

Số bông/m2 là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất đến năng suất lúa. Số bông có thểđóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng lượng 1000 hạt đóng góp 26%. Số bông/m2 phụ thuộc vào đặc tính của giống, kỹ thuật canh tác, đất đai, phân bón, thời vụ... Khi xét ở cùng một mật độ, mỗi mức phân bón khác nhau ảnh hưởng khá rõ tới số bông/m2. Cụ thể, vụ Xuân khi mức phân bón tăng thì số bông/m2 tăng, số bông/m2 cao nhất ở mức phân bón P4 (206,6 bông/m2) và giảm dần ở các mức P3, P2, P1, vụ Mùa khi tăng mức phân bón thì số bông/m2 cũng tăng nhưng đạt cao nhất ở mức phân bón P2 (231,5 bông/m2) sau đó giảm nhẹ ở mức phân bón P3, P4 nhưng sự sai khác giữa các công thức phân P2, P3, P4 không lớn. Khi ta xét ở cùng một mức phân bón thì số bông/m2 tăng dần khi mật độ cấy tăng lên. Cụ thể, trong vụ Xuân số bông/m2 cao nhất tại mật độ cấy M4 (203,6 bông/m2) và giảm dần đến M3, M2, thấp nhất là M1 (188,5 bông/m2); trong vụ Mùa số bông/m2 tăng dần và cao nhất ở mật độ cấy M3 (222 bông/m2), giảm nhẹở mật độ cấy M4. Tuy nhiên, ở cả hai vụ sự chênh lệch về số bông/m2 ở hai mức mật độ M3 và M4 là không rõ rệt. Điều này cho thấy mật độ cấy và liều lượng phân bón có ảnh hưởng đến số bông/m2 của giống HQ21 nhưng chỉở một ngưỡng nào đó, vượt qua ngưỡng thì tăng mật độ cấy hay tăng lượng phân bón đều không có tác dụng.

Bảng 4.10.a. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của tổ hợp lai HQ21 trong hai vụ Xuân, Mùa 2015

Công thức Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Khối lượng 1000 hạt (gam) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Năng suất tích lũy (kg/ha/ngày) Vụ Xuân 2015 P1 191,0 196,6 160,6 81,7 27,1 82,9 64,6 59,1 P2 195,5 199,0 166,2 83,7 27,2 88,2 66,9 60,6 P3 197,3 186,4 154,9 83,1 27,0 82,5 62,1 56,9 P4 206,6 191,7 156,5 81,7 27,1 87,4 62,7 56,9 LSD0,05 (P) 2.4 CV% 4,5 Vụ Mùa 2015 P1 204,8 166,1 148,9 89,7 23,9 72,7 60,3 59,4 P2 231,5 155,8 138,2 88,7 24,1 77,0 62,3 61,4 P3 220,0 165,2 142,7 86,4 23,7 74,3 59,7 58,0 P4 207,3 170,1 151,2 88,9 23,9 74,7 55,5 54,0 LSD0,05 (P) 8,5 CV% 10.3 download by : skknchat@gmail.com

Bảng 4.10.b. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp lai HQ21 trong hai vụ Xuân, Mùa 2015

Công thức bông/mSố 2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Khối lượng 1000 hạt (gam) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Năng suất tích lũy (kg/ha/ngày) Vụ Xuân 2015 M1 188,5 203,7 165,5 81,3 27,0 84,2 63,1 57,9 M2 196,7 194,8 163,3 83,9 27,1 86,9 65,7 59,9 M3 201,6 192,5 157,8 82,0 27,1 86,2 65,4 59,2 M4 203,6 182,5 151,6 83,1 27,1 83,7 62,1 56,5 LSD0,05 (M) 2,4 CV% 4,5 Vụ Mùa 2015 M1 204,0 168,4 151,9 90,2 23,7 73,4 54,2 53,3 M2 217,0 164,7 145,5 88,4 23,9 75,0 61,0 59,7 M3 222,0 165,3 143,8 87,1 24,1 76,8 62,3 61,1 M4 220,5 158,9 139,8 88,0 23,9 73,5 60,3 58,7 LSD0,05 (M) 5,2 CV% 10,3 download by : skknchat@gmail.com

Số hạt/bông do đặc điểm di truyền giống quyết định, số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa, hoa thoái hóa. Số gié và hoa phân hóa được quyết định trong thời kỳđầu của quá trình làm đòng. Số hoa phân hóa nhiều hay ít tùy thuộc vào sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Những yếu tố ảnh hưởng đến số hoa phân hóa: số gié cấp 1 và 2 phân hóa, số mạch dẫn ở cuống bông liên quan đến số gié cấp 1, kích thước tiết diện ngang của lóng gốc, hàm lượng đạm trong lá ở thời kỳ làm đòng. Khi xét ở cùng một mật độ cấy,các mức phân bón khác nhau có sự sai khác nhau về số hạt/bông và số hạt chắc trên bông. Trong vụ Xuân số hạt/bông và số hạt chắc cao nhất tại mức phân bón P2 (199 hạt/bông; 166,2 hạt chắc/bông) và giảm dần theo thứ tự P4, P3, P1. Trong vụ

Mùa số hạt/bông và số hạt chắc cao nhất tại mức phân bón P1(166,1 hạt/bông; 148,9 hạt chắc/bông) và giảm dần ở các mức còn lại. Khi xem xét trên cùng một mức phân bón chúng tôi thấy rằng mật độ càng cao số hạt/bông và số hạt chắc càng giảm. Số liệu thu được cho thấy ở cùng mức phân bón thì mật độ cấy M1 có số hạt/bông cao nhất và tăng dần đến M4 đạt số hạt trên bông cao nhất.

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì khối lượng 1000 hạt ít biến động, nó phụ thuộc chủ yếu vào giống. Khối lượng 1000 hạt do 2 bộ phận cấu thành, khối lượng vỏ trấu chiếm 20% và khối lượng hạt gạo chiếm 80% khối lượng toàn hạt. Khi xem xét ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng phân bón đến khối lượng 1000 hạt chúng tôi thấy khối lượng 1000 hạt giữ các công thức mật độ và phân bón khác nhau không chênh lệch nhiều. Điều này chứng tỏ khối lượng 1000 hạt không bị ảnh hưởng nhiều của mật độ cấy và liều lượng phân bón.

Khả năng quang hợp tích lũy vật chất thể hiện ở năng suất tích lũy. Năng suất tích lũy chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện canh tác. Đối với giống HQ21 khi xét trong cùng một mật độ cấy, lượng phân bón tăng nhìn chung năng suất tích lũy tăng lên, thể hiện rõ nét nhất khi tăng lượng phân bón ở mức P1 lên mức P2 (vụ Xuân tăng từ 59,1-60,6 kg/ha/ngày; vụ Mùa tăng từ 59,4-61,4 kg/ha/ngày), tuy nhiên khi tăng lượng phân bón lên mức P3, P4 thì năng suất tích lũy không tăng mà còn giảm. Đối với giống lúa HQ21, khi xét cùng một mức phân bón năng suất tích lũy có xu hướng tăng lên khi mật độ cấy tăng, tuy nhiên khi mật độ

cấy quá cao năng suất tích lũy lại giảm đi. Cụ thể là khi tăng mật độ cấy từ

M1lên M2, M3, M4 thì năng xuất tích lũy cũng tăng lên và cao nhất ở mật độ cấy M3 sau đó giảm xuống hoặc tăng không đáng kểở mật độ cấy M4.

Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng năng suất của giống, dựa vào năng suất lý thuyết để tìm ra yếu tố quyết định tới năng suất và xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống. Năng suất ruộng lí thuyết được tạo thành do số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Mật độ cấy, liều lượng phân bón ảnh hưởng đến các yếu tố trên từđó gây ảnh hưởng tới năng suất lí thuyết. Kết quả cho thấy công thức phân bón P2 (vụ Xuân: 88,2 tạ/ha; vụ Mùa: 77 tạ/ha) cho năng suất lí thuyết cao nhất. Trong vụ Xuân công thức mật độ M2 (86,9 tạ/ha) cho năng suất lí thuyết cao nhất nhưng trong vụ Mùa công thức mật độ M3 (76,8 tạ/ha) lại cho năng suất lí thuyết cao nhất.

Năng suất thực thu là yếu tốđược quan tâm nhất, là lượng thóc thực tế mà chúng ta thu được trên một đơn vị diện tích. Năng suất thực thu là kết quả tổng hợp của các yếu tố như: giống, biện pháp kỹ thuật, điều kiện ngoại cảnh... Đây là chỉ tiêu cuối cùng để đánh giá các công thức thí nghiệm vì tất cả các biện pháp tác động đều hướng tới năng suất thực thu. Kết quả theo dõi thu được ở giống HQ21 cho thấy khi xét ở cùng một mật độ cấy, lượng phân bón tăng năng suất thực thu cũng tăng lên. Cụ thể ở cả hai vụ Xuân và Mùa 2015, khi tăng lượng phân bón ở mức P1 lên mức P2 năng suất thực thu cũng tăng lên thấy rõ, tuy nhiên khi tăng lượng phân bón lên mức P3, P4 thì năng suất thực thu không tăng nữa. Điều này cho thấy lượng phân bón tăng làm tăng năng suất thực thu nhưng khi lượng phân bón đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây thì năng suất sẽ

không tăng thêm dù tăng lượng phân bón. Khi xét ở cùng một mức phân bón, năng suất thực thu tăng lên khi mật độ cấy tăng, tuy nhiên khi mật độ cấy quá cao năng suất thực thu không tăng, thậm chí còn giảm nhẹ. Cụ thể đối với giống HQ21vụ Xuân năng suất thực thu đạt cao nhất ở mật độ cấy M2 (65,7 tạ/ha), vụ

Mùa cao nhất ở mật độ cấy M3 (62,3 tạ/ha).

Hai bảng 4.11.a và 4.11.b cho thấy sự ảnh hưởng của cả hai yếu tố tới các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất cũng như năng suất.

Bảng 4.11.a. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của tổ hợp lai HQ21 trong vụ Xuân 2015 Công thức Số bông/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng suất giống lúa lai hai dòng HQ21 tại gia lâm, hà nội (Trang 75 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)