nhánh của giống HQ21
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽđến quá trình hình thành số bông/khóm và năng suất sau này. Khả năng đẻ nhánh và thời gian đẻ
nhánh của dòng là chỉ tiêu quan trọng trong chọn giống. Dòng sinh trưởng mạnh,
đẻ nhánh khoẻ sẽ cho nhiều bông. Trong khi, tính đẻ nhánh tập trung sẽ làm tăng tỉ lệ nhánh hữu hiệu và nâng cao năng suất ruộng lúa. Khả năng đẻ nhánh, thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào đặc tính của giống, thời vụ, điều kiện dinh dưỡng và
điều kiện canh tác. Vì vậy, theo dõi động thái đẻ nhánh của các dòng, giống là việc làm cần thiết từ đó có những biện pháp kỹ thuật tác động vào thời kỳ này làm tăng số nhánh đẻ, tạo tiền đề cho quá trình tăng năng suất.
Bảng 4.5.a. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số nhánh của giống lúa lai hai dòng HQ21 trong vụ Xuân 2015
Công thức … ngày sau cấy Nhánh hữu hiệu Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) 7 14 21 28 35 42 49 P1 M1 1,0 1,1 2,3 3,8 6,8 7,5 7,8 5,9 75,6 M2 1,1 1,3 2,9 3,9 6,9 7,5 7,4 5,4 73,0 M3 1,0 1,1 2,6 3,7 6,7 6,8 6,8 5,0 73,5 M4 1,0 1,2 2,7 3,9 6,2 6,4 6,2 4,4 71,0 P2 M1 1,0 1,2 2,1 3,4 5,7 6,2 6,8 6,2 91,2 M2 1,0 1,0 2,2 3,4 5,5 6,3 6,1 5,6 91,8 M3 1,0 1,2 2,5 3,6 5,9 6,1 6,3 5,0 79,4 M4 1,0 1,0 2,1 3,4 5,0 5,6 5,5 4,5 81,8 P3 M1 1,0 1,1 2,5 3,6 6,8 7,3 7,3 6,3 86,3 M2 1,0 1,1 2,8 3,8 7,2 7,7 7,7 5,6 72,7 M3 1,0 1,2 2,7 3,9 6,4 6,4 6,4 5,1 79,7 M4 1,0 1,2 3,8 4,0 5,5 5,9 5,4 4,4 81,5 P4 M1 1,0 1,1 2,6 3,8 7,5 8,1 8,9 6,7 75,3 M2 1,0 1,2 2,8 4,2 7,5 7,8 7,8 5,8 74,4 M3 1,0 1,2 2,6 4,0 6,8 7,1 6,7 5,1 76,1 M4 1,0 1,3 2,4 3,7 5,8 6,1 6,1 4,8 78,7
Đồ thị 4.3.a. Động thái tăng trưởng số nhánh của giống HQ21 trong vụ Xuân 2015
Kết quả theo dõi vụ Xuân 2015 cho thấy khả năng đẻ nhánh của HQ21 nhanh và mạnh nhất là ở tuần thứ 3, 4, 5 sau cấy (tăng 1,2-3,7 nhánh/tuần) do thời kỳ này cây lúa bước vào giai đoạn sinh trưởng phát triển thân lá và đẻ nhánh mạnh. Sau đó, khả năng đẻ nhánh giảm xuống nhanh chóng ở tuần thứ 6 (tăng 0- 0,8 nhánh/tuần), số nhánh thậm chí còn giảm ở tuần thứ 7 do thời kỳ này cây lúa bắt đầu bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, giảm dần số nhánh vô hiệu.
Tuy nhiên, khả năng đẻ nhánh ở các công thức phân bón và mật độ khác nhau của giống HQ21 trong vụ Xuân 2015 có sự khác biệt rõ rệt. Ở cùng một mật
độ, số nhánh hữu hiệu ở mức phân bón P1(trung bình 5,2 nhánh) tăng dần qua các mức phân bón P2, P3 và cao nhất ở mức phân bón P4 (trung bình 5,6 nhánh). Tỉ lệ
nhánh hữu hiệu đạt cao nhất ở mức phân bón P2 (trung bình 86,1%) tăng xấp xỉ
13% so với mức phân bón P1. Tỉ lệ nhánh hữu hiệu sau đó lại giảm dần xuống ở
các mức phân bón P3, P4.Số liệu theo dõi cũng cho thấy ở cùng mức phân bón, mật
độ cấy M1 số nhánh hữu hiệu và tỉ lệ nhánh hữu hiệu đạt cao nhất (trung bình 6,3 nhánh), giảm dần qua các mật độ M2, M3 và giảm xuống thấp nhất là M4 (trung bình 4,5 nhánh).
Bảng 4.5.b. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số nhánh của giống lúa lai hai dòng HQ21 trong vụ Mùa 2015
Công thức ... ngày sau cấy
Nhánh hữu hiệu Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) 7 14 21 28 35 42 P1 M1 1,0 3,1 6,6 9,9 9,3 8,6 6,2 72,1 M2 1,0 3,3 6,3 9,0 8,3 8,7 5,6 64,4 M3 1,0 2,9 5,1 7,8 7,8 7,6 5,3 69,7 M4 1,0 2,8 5,2 7,6 7,5 7,1 5,0 70,4 P2 M1 1,0 2,7 5,5 8,7 8,7 8,1 7,3 90,1 M2 1,0 2,9 5,7 9,4 9,1 8,3 6,8 81,9 M3 1,0 2,8 5,0 7,8 7,8 7,6 6,1 80,3 M4 1,0 3,1 5,4 8,0 8,0 7,6 5,0 65,8 P3 M1 1,0 2,8 6,2 9,3 9,2 8,5 6,9 81,2 M2 1,0 2,9 5,8 8,6 8,5 7,8 6,5 83,3 M3 1,0 2,9 4,7 7,8 7,8 6,7 5,4 80,6 M4 1,0 2,9 5,1 6,9 7,0 6,9 5,1 73,9 P4 M1 1,0 2,8 6,4 9,0 8,9 8,7 6,8 78,2 M2 1,0 3,1 6,5 8,5 8,4 8,3 5,9 71,1 M3 1,0 3,1 5,7 8,4 8,5 8,3 5,4 65,1 M4 1,0 2,9 5,4 8,0 7,9 7,8 4,5 57,7 Đồ thị 4.3.b. Động thái tăng trưởng số nhánh của giống HQ21
Vụ Mùa 2015, cho thấy khả năng đẻ nhánh nhanh và mạnh của HQ21 ngay
ở tuần thứ 2 sau cấy và tăng đều dặn ở các tuần thứ 3, 4 (tăng 1,7-3,6 nhánh/tuần). Sang tuần thứ 5, 6 sau cấy tốc độ đẻ nhánh chậm lại, thậm chí số
nhánh còn giảm bớt đi các nhánh vô hiệu nhiều hơn (giảm 0,1-0,7 nhánh/tuần). Kết quả theo dõi vụ Mùa 2015 cho thấy khả năng đẻ nhánh của giống HQ21 là khác nhau ở các công thức mật độ phân bón khác nhau. Trong cùng một công thức mật độ, số nhánh hữu hiệu ở công thức phân bón P1 đạt trung bình 5,5 nhánh, cao nhất ở công thức phân bón P2 trung bình là 6,3 nhánh và giảm dần ở
các mức phân bón P3, P4. Tỉ lệ số nhánh hữu hiệu ở mức phân bón P2 (79,5%) là cao nhất cao hơn ở mức phân bón P1(69,2%), tỉ lệ này giảm dần ở các công thức phân bón P3(79,8%), P4(68%). Xét trong cùng một mức phân bón, bảng số liệu cho thấy ở mật độ cấy M1 có tỉ lệ nhánh hữu hiệu và số nhánh hữu hiệu cao nhất (trung bình 6,8 nhánh), tỉ lệ và số nhánh hữu hiệu giảm dần ở các mật độ cấy M2, M3, M4 và M4 có số nhánh hữu hiệu thấp nhất (trung bình 4,9 nhánh).
Kết quả theo dõi cho thấy khả năng đẻ nhánh của HQ21trong hai vụ Xuân, Mùa năm 2015 chịu ảnh hưởng của cả mật độ phân bón và liều lượng phân bón.
Ở cùng một mật độ cấy khả năng đẻ nhánh của HQ21 ở các mức bón khác nhau là khác nhau ở cả hai vụ. Số liệu theo dõi cho thấy lượng phân bón tăng lên thì số nhánh hữu hiệu tăng lên, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cũng tăng lên. Tuy nhiên, số nhánh hữu hiệu và tỷ lệ nhánh hữu hiệu chỉ tăng khi tăng lượng phân bón từ mức P1 lên mức P2, khi vượt ngưỡng mức phân bón P2 thì tỉ lệ nhánh hữu hiệu lại liên tục giảm dần tại các mức phân phân bón P3 và P4. Điều này cho thấy tỷ lệ nhánh hữu hiệu có xu hướng tỉ lệ nghịch với lượng phân bón khi lượng phân bón tăng lên vượt quá ngưỡng nhu cầu của cây. Nguyên nhân là do khi tăng lượng phân bón từ mức P2 lên các mức phân bón cao hơn làm cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh, cây đẻ nhánh cao dẫn đến cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng nên những bông đó thường nhỏ, tỉ lệ hạt lép cao hoặc trở thành nhánh vô hiệu vì không đủ dinh dưỡng.
Khi xem xét ở cùng mức bón, các mật độ cấy khác nhau cũng ảnh hưởng rất rõ đến khả năng đẻ nhánhở cả hai vụ trồng. Kết quả theo dõi cho thấy ở mật độ
cấy M1 tỉ lệ nhánh hữu hiệu và số nhánh hữu hiệu cao nhất, giảm dần qua các mật
độ M2, M3 và xuống thấp nhất là mật độ M4. Điều này cho thấy, khi mật độ cấy tăng lên thì khả năng đẻ nhánh giảm xuống. Nguyên nhân do mật độ càng cao sự
cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng của cây càng cao, dinh dưỡng hút vào càng ít dẫn đến cây thiếu dinh dưỡng nên đẻ nhánh ít hơn.
Kết quả theo dõi qua hai vụ, giống HQ21 có số nhánh hữu hiệu và tỉ lệ
nhánh hữu hiệu cao nhất tại công thức P2M2 là 91,8% và P2M1 là 91,2 % trong vụ Xuân, tại công thức P2M1 là 90,1% trong vụ Mùa.