a.Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng
* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn sinh trưởng:
- Tuổi mạ: được tính từ khi gieo đến cấy.
- Thời gian từ ngày cấy đến ngày bén rễ hồi xanh:xuất hiện các rễ trắng mới, số lá tăng.
- Thời gian từ ngày cấy đến ngày bắt đầu đẻ nhánh:10% số cây đẻ nhánh dài 1cm nhô khỏi bẹ lá.
- Thời gian từ ngày cấy đến ngày kết thúc đẻ nhánh:ngày có số nhánh không đổi.
- Thời gian trỗ: có một cây có một bông nhô ra ngoài bẹ lá đòng 3-5 cm, nếu là cây phân ly sớm hẳn thì ghi lại và bỏ cây phân ly.
- Thời gian trỗ của cá thể và quần thể: + Thời gian từ gieo đến trỗ 10%. + Thời gian từ gieo đến trỗ 50%. + Thời gian từ gieo đến trỗ 80%. + Thời gian nở hoa.
* Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến chín 95% b. Đặc điểm nông sinh học
Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa từ khi gieo đến khi thu hoạch.
* Thời kỳ mạ
- Gieo riêng từng công thức, cắm thẻở mỗi công thức, khi mạđược 3 lá thì bắt đầu đánh dấu số lá: lá thứ 3 đánh dấu một chấm sơn trắng, lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm, lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm,... theo dõi đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/ thân chính.
- Mỗi công thức đánh dấu 20 cây, chọn 10 cây để theo dõi. - Theo dõi khả năng đẻ nhánh của cây mạở mỗi công thức. - Theo dõi màu sắc lá mạở mỗi công thức.
- Theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh trên ruộng mạ, ghi tên sâu hoặc tên bệnh, cho điểm đểđánh giá mức độ gây hại.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây mạ thông qua chỉ tiêu: chiều cao cây mạ, chiều rộng gan mạ.
* Thời kỳ từ cấy đến thu hoạch
- Động thái sinh trưởng:
+ Động thái đẻ nhánh (theo dõi 7 ngày/ lần): Đếm tất cả nhánh của 10 khóm.
+ Động thái tăng chiều cao (theo dõi 7 ngày/lần): Đo chiều cao 10 khóm,
đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất.
+ Động thái ra lá trên thân chính (theo dõi 7 ngày/lần): Hàng tuần đến
đánh dấu các lá theo số lẻ mới xuất hiện, đếm số lá trên thân chính của 10 khóm. Khi mạđược 3 lá thì bắt đầu đánh dấu số lá:
• Lá thứ 3 đánh dấu 1 chấm sơn trắng.
• Lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm.
• Lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm.
• Lá thứ 9 lại quay vềđánh 1 chấm, cứ theo dõi như vậy đến khi ra lá
đòng ghi số liệu số lá/ thân chính.
Lấy lá hoàn chỉnh làm chuẩn số lá được tính :
• Lá mới nhú 20% tương đương 0,2lá.
• Lá nhú 50% tương đương với 0,5 lá.
• Lá được 80% tương đương với 0,8 lá. - Các đặc điểm nông sinh học khác:
Mỗi dòng đo 10 khóm:
+ Chiều dài lá đòng: Đo từ tai lá đến mút lá .
+ Chiều rộng lá đòng: Đo nơi rộng nhất của phiến lá.
+ Chiều dài bông: Từđốt có gié đến đầu mút bông không kể râu. + Số bông hữu hiệu : Đếm tất cả các bông có hạt chắc và lép.
+ Số hạt /bông trung bình : Tuốt hạt cả khóm, đếm tổng số hạt (chắc và lép), tính tỷ lệ lép, chia tổng số hạt cho số bông.
+ Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ gốc đến mút đầu bông (không kể
râu hạt).
+ Số lá tối đa.
+ Chiều dài và chiều rộng lá đòng. + Chiều dài bông.
+ Góc lá đòng.
+ Số gié cấp 1 trên bông. + Chiều dài cổ bông.
c. Đặc điểm hình thái Mô tả hình thái tại các thời điểm : - Đẻ nhánh rộ mô tả : + Khả năng đẻ: Khoẻ, yếu, trung bình + Kiểu đẻ: Xoè, gọn, chụm. - Đứng cái mô tả : + Màu sắc lá. + Kiểu lá. - Trỗ : + Hình dạng lá đòng. + Mức trỗ nhanh - chậm, trỗ thoát - nghẹn. + Bông : To - nhỏ- trung bình. + Hạt: To - nhỏ- trung bình. + Màu vỏ hạt : Vàng- nâu- sọc,… +Mỏ hạt: Tím- vàng.
+Râu: Có - không- màu râu.
+ Xếp hạt/ bông: Thưa - sít- trung bình. d. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Số khóm/m2. - Số bông hữu hiệu/khóm. - Số hạt/ bông (đếm 10 khóm): Tổng số hạt/ bông. - Tỷ lệ hạt lép (%): là tỷ số hạt lép/ tổng số hạt.
- Khối lượng 1000 hạt (gram): Cân 3 lần mẫu 100 hạt đã khô 13% (lấy 2 chữ số sau dấu phẩy).
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha)
NSLT = số bông hữu hiệu/khóm * số khóm/m2 * số hạt/ bông *tỷ lệ hạt chắc * P1000(gr) * 10-4.
- Năng suất cá thể (g/khóm): thu 10 khóm trên từng dòng, tuốt hạt phơi khô
đưa vềđộẩm 13%, cân tính ra năng suất thực thu.
- Năng suất thực thu (tạ/ha): thu hoạch riêu từng dòng, tuốt hạt phơi khô
đưa vềđộẩm 13%, cân tính năng suất thực thu.
e.Mức độ nhiễm sâu bệnh:
Hàng tuần đi quan sát, thấy dòng nào xuất hiện sâu bệnh gây hại, ghi tên sâu, bệnh; mô tả mức độ sau 3 ngày quan sát lại nếu thấy mức độ tăng lên thì phun thuốc phòng trừ; ghi loại thuốc, nồng độ; thời gian ngừng gây hại sau phun; chỉ tiêu nào cho điểm thì ghi điểm.
- Khả năng chống chịu sâu + Sâu đục thân Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 1-10 3 11-20 5 21-30 7 31-60 9 >60 + Sâu cuốn lá Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 1-10 3 11-20 5 21-35 7 36-50 9 >51
+ Rầy nâu Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị hại 1 Bị hại rất nhẹ 3 Lá thứ nhất và lá thứ 2 bị hại 5 Tất cả các lá bị biến vàng, cây lùn rõ rệt hoặc cả hai 7 Hơn nửa số cây bị chết, số còn lại bị héo vàng và lùn nặng 9 Tất cả các cây bị chết - Khả năng chịu bệnh + Bệnh đạo ôn Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không bị bệnh 1 <5 3 5-10 5 11-25 7 26-50 9 >51 + Bệnh khô vằn Điểm Tỷ lệ bị hại (%) 0 Không có triệu chứng
1 Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cây
3 20-30
5 31-45
7 46-65