Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kết hợp và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ xuân hè và thu đông năm 2015 (Trang 43)

3.5.1. Thiết kế thí nghiệm

- Thí nghiệm 1: Bố trí theo phương pháp khảo sát không nhắc lại.

- Thí nghiệm 2: Bố trí theo phương pháp khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCRD), ba lần nhắc lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 D i b o v Dải bảo vệ D i b o v Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3 NL 7 NL 2 NL 3 R29 R24 R29 X23 X23 R21 U24 U24 C28 R32 R21 X23 R21 R32 R32 R31 R29 U23 Đ/C HT160 C28 U24 U23 R31 Đ/C HT160 R24 C29 L14 K14 P9 K14 L14 U23 R24 C29 L14 C29 P9 K14 R31 C28 Đ/C HT160 P9 Dải bảo vệ

Mỗi ô thí nghiệm trồng 8 m2, trồng 22 cây/ô, theo dõi 6 cây/tổ hợp được chọn và gắn thẻ theo dõi.

3.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

3.5.2.1. Các giai đon sinh trưởng ca cây cà chua trên đồng rung

- Thời gian từ trồng đến ra hoa: Khi có 70% số cây trong ô thí nghiệm nở

hoa chùm 1.

- Thời gian từ trồng đến đậu quả: Khi có 70% số cây trong ô thí nghiệm

đậu quảở chùm 1.

- Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín: Khi có 30% số cây trong ô thí nghiệm có quả chín ở chùm 1.

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá trên thân chính: Theo dõi 6 cây/ô, 1 lần/ tuần, bắt đầu theo dõi sau trồng 1 tuần.

3.5.2.2. Mt s ch tiêu v cu trúc cây, hình thái, đặc đim n hoa

- Sốđốt từ gốc đến chùm hoa đầu tiên (đốt).

- Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên: đo bằng thước dây (cm).

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): đo bằng thước dây từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng.

- Số lá cuối cùng (lá): Đếm số lá trên thân chính

- Màu sắc lá: Quan sát và phân biệt màu xanh đậm, xanh, xanh sáng. - Dạng chùm hoa: + Đơn giản: hoa ra trên 1 nhánh chính.

+ Trung gian: hoa ra trên 2 nhánh chính. + Phức tạp: chùm hoa chia thành nhiều nhánh. - Đặc điểm nở hoa: quan sát và phân biệt hoa nở rải rác hay nở rộ, tập trung. - Màu sắc vai quả.

3.5.2.3. Các yếu t cu thành năng sut

- Tỷ lệđậu quả = (số quảđậu/số hoa)*100%

Theo dõi trên 5 chùm hoa đầu của cây (từ dưới lên), tính tỷ lệđậu quả trên từng chùm và tỷ lệđậu quả trung bình.

- Số chùm quả trên cây (chùm)

+ Số quả nhóm quả lớn N1 (D > 2,5 cm) + Số quả nhóm quả nhỏ N2 (D < 2,5 cm)

- Khối lượng trung bình quả (gam) của 2 nhóm: Nhóm quả lớn (P1) và nhóm quả nhỏ (P2). - Năng suất cá thể = N1.P1 + N2.P2 - Năng suất ô thí nghiệm (Kg/ô) - Năng suất (tấn/ha) 3.5.2.4. Mt s ch tiêu v hình thái qu - Chỉ số dạng quả: I = H/ D

Trong đó: H: Chiều cao quả (cm), D: Đường kính quả (cm)

I >1: Dạng quả dài I = 0,8-1: Dạng quả tròn I < 0,8: Dạng quả dẹt - Màu sắc vai quả khi chưa chín.

- Số ngăn hạt/quả. - Số hạt trên quả.

3.5.2.5. Mt s ch tiêu v phm cht qu

- Đặc điểm thịt quả: chắc thô (sượng), chắc mịn, chắc bở, mềm mịn, mềm nát. - Độướt thịt quả: dùng dao cắt ngang quả và quan sát:

+ Rất ướt: mặt thịt quảướt, nghiêng có dịch chảy ra

+ Ướt: mặt thịt quảướt, nghiêng không có dịch quả chảy ra. + Khô nhẹ: mặt thịt quả lấm tấm dịch quả.

+ Khô: mặt thịt quả ráo nước.

- Đánh giá khẩu vị nếm theo các mức: chua, chua dịu, nhạt, ngọt dịu, ngọt, ngọt đậm.

- Đánh giá hương vị quả: có hay không hương vị thơm đặc trưng của cà chua hoặc có hương vị phụ khác (hăng).

Bốn chỉ tiêu trên được đánh giá theo phương pháp do Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đưa ra.

3.5.2.6. Tình hình nhim mt s sâu bnh hi chính và nt qu sau mưa

* Bệnh chết héo cây ( héo xanh ): Xác định số cây bị bệnh trên tổng số cây

ở ô thí nghiệm.

* Bệnh virus: Xác định theo biểu hiện triệu trứng trên cây. Đánh giá vào 25, 33, 40, 47 ngày sau trồng.

* Một số nấm bệnh khác được xác định theo thang điểm: Bệnh sương mai (Phytophthora infestans) và bệnh đốm nâu (Clasdosporium fulvum).

Bệnh nấm và bệnh virut được đánh giá theo thang điểm từ 0 – 5 (theo hướng dẫn của ARVDC) 0: Không có triệu chứng 1: 1 – 19% diện tích lá bị bệnh 2: 20 – 39% diện tích lá bị bệnh 3: 40 – 59% diện tích lá bị bệnh 4: 60 – 79% diện tích lá bị bệnh 5: > 80% diện tích lá bị bệnh

Riêng với bệnh virus, héo xanh vi khuẩn được tính bằng % số cây bị hại. * Tỷ lệ nứt quả sau mưa

3.5.3. Xử lý số liệu

- Thí nghiệm 1: Số liệu được xử lý bằng Excel, các THL triển vọng

được chọn lọc theo chỉ số SELINDEX và phân tích khả năng kết hợp theo Kemphorne 1957.

- Thí nghiệm 2: Phân tích phương sai (ANOVA) theo IRRISTAT và Excel trên máy tính.

3.5.4. Quy trình kỹ thuật

3.5.4.1. Giai đon vườn ươm:

- Chuẩn bị hạt giống gieo: Chọn hạt mẫu giống có tỷ lệ nảy mầm > 80 %. - Chọn vùng đất thịt nhẹ, thoát nước, tiện tưới tiêu, làm đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 1m, cao 20-25cm.

- Gieo hạt.

- Che phủ rơm rạđể hạn chếảnh hưởng xấu của nhiệt độ thấp đến độ nảy mầm, chăm sóc, tưới nước và giữẩm cho cây.

- Phun thuốc phòng một số bệnh cho cây.

3.5.4.2. Giai đon trng rung sn xut

- Làm đất: Thí nghiệm được trồng trên đất thịt nhẹ cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại.

- Lên lung: lên luống cao dễ thoát nước, luống rộng 1,45m; sâu 30cm, mật độ trồng 2 hàng/luống: cây cách cây: 45cm, hàng cách hàng: 55cm

- Bón phân: Quy trình bón phân trong thí nghiệm (bón cho 1 ha) như sau: * Lượng bón:

+ Phân chuồng hoai mục: 15 tấn

+ Phân vô cơ (kg nguyên chất/ha): 400 kg đạm Ure + 650 kg supe lân+ 360 kg Kali

* Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng cùng với 50% lượng lân. Số phân còn lại dùng để bón thúc, kết hợp với xới xáo làm cỏ.

+ Các lần bón thúc như sau:

Lần 1: Khi cây hồi xanh (7 – 8 ngày sau trồng) bón 10% đạm và 10% lân. Lần 2: Khi cây ra hoa (sau trồng 28 ngày):30% đạm, 40% lân và 30% Kali.

Lần 3: Sau trồng 46 ngày, khi quả rộ, bón 30% đạm và 40% Kali. Lần 4: sau khi thu quảđợt I, bón 30% đạm và 30% Kali.

- Tưới nước: Nguồn nước phải sạch

+ Sau khi trồng cần tưới nước một ngày hai lần (sáng – chiều), giữđộ ẩm

đất thường xuyên 80% đảm bảo cho cây hồi xanh trong tuần đầu.

+ Vào thời điểm phân cành nhánh mạnh và ra hoa kết quả cứ 7 – 10 ngày tháo nước vào ruộng 1 lần: tháo 1/2 cho đến 2/3 rãnh để sau 2 giờ cho tự hút; đồng thời tiêu nước kịp thời tránh úng. Giữđộẩm đất thường xuyên.

- Vun xi, làm c: Xới xáo, làm xốp đất giữa hàng và giữa cây, làm cỏ

+ Lần 1: Vun xới và làm cỏ sau khi cây hồi xanh.

+ Lần 2: Làm cỏ và vun gốc kết hợp với bón phân lần 2.

rễ tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập và phát triển.

- Làm giàn: Sau khi bón thúc lần 2, cây đạt chiều cao 30-40 cm thì làm giàn hình chữ A.

- Buc cây: Dùng dây mềm buộc cây tựa nhẹ vào giàn theo hình số 8, mối buộc đầu tiên ở chùm hoa thứ nhất.

- Ta cành: Dùng tay đẩy nhẹ làm gãy cành non, không dùng kéo, dao cắt hoặc dùng móng tay để bấm cành. Chỉđể lại hai thân gồm 1 thân chính và một thân phụ phát triển từ nhánh mọc ngay dưới chùm hoa thứ nhất. Sau đó trên mỗi thân chỉ để 2 nhánh, tạo thành 4 ngọn. Tỉa bỏ các nhánh mọc từ nách lá để tập trung dinh dưỡng cho thân chính ra hoa quảđồng thời tạo sự thông thoáng cho luống.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC DÒNG BỐ MẸ VÀ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI TRIỂU VỌNG Ở VỤ XUÂN HÈ 2015 TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI TRIỂU VỌNG Ở VỤ XUÂN HÈ 2015 4.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua vụ Xuân Hè 2015.

Hoàn thành một chu kỳ sống của cây trồng nói chung và cà chua nói riêng phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cà chua được tính từ khi bắt đầu gieo hạt, hạt hút nước trương lên, mầm phôi được phát động, cây sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả và kết thúc vòng đời.

Việc xác định từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cà chua có ý nghĩa quan trọng, nhằm tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp giúp cây sinh trưởng tốt, tạo tiền đề cho việc hình thành các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây.

Tiến hành theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của các THL cà chua khác nhau thu được kết quảở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các THL cà chua vụ Xuân Hè 2015 STT THL Thời gian từ trồng đến…(ngày) Ra hoa Đậu quả Quả bắt đầu chín 1 C21 23 29 76 2 C22 24 30 82 3 C23 23 30 79 4 C24 24 29 78 5 C25 24 31 77 6 C26 25 31 76 7 C27 22 34 78 8 C28 22 31 81 9 C29 23 31 82 10 C30 25 30 78 11 C31 25 30 79 12 C32 25 32 83 13 X21 24 29 76

STT THL Thời gian từ trồng đến…(ngày) Ra hoa Đậu quả Quả bắt đầu chín 15 X23 22 27 72 16 X24 24 28 76 17 X25 22 28 73 18 X26 24 29 78 19 X27 23 32 81 20 X28 24 30 81 21 X29 25 31 80 22 X30 25 32 82 23 X31 23 36 78 24 X32 24 31 81 25 U21 24 33 81 26 U22 29 35 81 27 U23 23 29 81 28 U24 23 28 78 29 U25 23 30 82 30 U26 23 30 84 31 U27 28 32 83 32 U28 29 33 81 33 U29 23 32 77 34 U30 23 32 79 35 U31 25 33 78 36 U32 25 32 81 37 R21 22 35 82 38 R22 29 33 78 39 R23 25 29 81 40 R24 23 27 79 41 R25 27 32 79 42 R26 28 31 83 43 R27 25 31 79 44 R28 25 33 78 45 R29 25 30 82 46 R30 25 35 81 47 R31 25 30 79 48 R32 25 31 82 49 HT160(ĐC) 24 33 77

4.1.1.1. Thi gian t trng đến ra hoa

Thời gian từ trồng đến ra hoa là giai đoạn cây cà chua hoàn thành quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn này cây cần tích lũy nhiều các chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình ra hoa và đậu quả, tạo năng suất. Chính vì vậy, ngoài sự tác động của các yếu tố di truyền, chúng ta cần có các biện pháp chăm sóc, bón phân cân đối,

đầy đủ, và đặc biệt là có chếđộ tưới tiêu hợp lý cho cà chua.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy, phần lớn các THL cà chua trong thí nghiệm có thời gian từ trồng đến ra hoa có sự chệnh lệch nhau đáng kể, trong khoảng từ 22

đến 31 ngày. Giống đối chứng (HT160) có thời gian từ trồng tới bắt đầu ra hoa là 24 ngày. THL có thời gian từ trồng đến ra hoa dài nhất là R26 (dài hơn so với đối chứng 7 ngày), tiếp theo là tổ hợp U22 và U28 (dài hơn so với đối chứng 5 ngày). Các THL có thời gian từ trồng đến ra hoa ngắn nhất là R21, X25, X23, X22 (22 ngày) , ngắn hơn giống đối chứng 1 ngày.

4.1.1.2. Thi gian t trng đến đậu qu

Tốc độ diễn ra quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây cà chua phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống. Thông thường, quá trình thụ phấn kéo dài từ 2 – 3 ngày trước nởđến 3 – 4 ngày sau nở hoa. Trong điều kiện thuận lợi, sau thụ

phấn 2 ngày, quá trình thụ tinh sẽ xảy ra, bầu noãn phát triển thành quả non sau nở hoa từ 4 – 5 ngày. Cà chua là cây thụ phấn điển hình, trong điều kiện thuận lợi tỷ lệ giao phấn đạt 4%. Thời gian từ ra hoa đến đậu quả phụ thuộc khá nhiều vào

điều kiện ngoại cảnh và có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đậu quả, số lượng và chất lượng quả. Do có sự tương quan chặt chẽ nên ác tổ hợp có thời gian ra hoa sớm

đều có thời gian đậu quả sớm hơn so với các tổ hợp còn lại.

Các THL thí nghiệm có thời gian đậu quả có sự chênh lệch với nhau, dao

động trong khoảng từ 27 – 36 ngày sau trồng và 4 – 13 ngày sau khi nở hoa.

Đối chứng HT160 có thời gian từ trồng tới đậu quả là 33 ngày. THL có thời gian từ trồng đến đậu quả sớm nhất là X23 (27 ngày, sớm hơn đối chứng 6 ngày) và có thời gian từ nở hoa đến đậu quả là 5 ngày. THL có thời gian từ

trồng đến đậu quả muộn nhất là X31 (36 ngày, muộn hơn đối chứng 3 ngày),

đồng thời cũng là THL có thời gian từ nở hoa đến đậu quả kéo dài nhất (13 ngày). Thời gian từ nở hoa đến đậu quả càng kéo dài càng bất lợi cho quá trình hình thành năng suất cà chua.

4.1.1.3. Thi gian t trng đến qu bt đầu chín

Sau khi hình thành thì quả bắt đầu phát triển. Trong thời kỳ này các yếu tố

ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả khi chín. Quả sẽ phát triển và đạt kích thước tối đa vào nửa đầu thời gian từ khi ra hoa đến khi quả chín hoàn toàn nếu gặp điều kiện thuận lợi. Thời gian sau, chủ

yếu là quá trình tích luỹ tinh bột và đường vào trong quả, tích luỹ pectin ở thịt. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều sẽ thúc đẩy quá trình chín của quả diễn ra nhanh, mạnh hơn và tập trung hơn, và điều này cũng là một trong những nguyên nhân tác động làm ảnh hưởng tới màu sắc quả khi chín.

Theo bảng 4.1, các THL có thời gian từ trồng đến bắt đầu chín dao động trong khoảng từ 72 tới 84 ngày. Phần lớn các tổ hợp có thời gian bắt đầu cho thu hoạch gần sát so với đối chứng HT160, có thời gian từ trồng tới bắt đầu chín là 77 ngày và thời gian tính từ khi đậu quảđến quả bắt đầu chín là 44 ngày. THL có thời gian từ trồng tới bắt đầu chín muộn nhất là U26 (muộn hơn đối chứng 9 ngày), tiếp theo là các tổ hợp C32 và R26 (muộn hơn đối chứng 8 ngày). THL có thời gian từ trồng tới bắt đầu chín sớm nhất vẫn là X23 (sớm hơn đối chứng 5 ngày), tiếp theo là tổ hợp X25 (sớm hơn đối chứng 6 ngày).

4.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá trên thân chính của các tổ hợp lai cà chua hợp lai cà chua

Động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá được tốc độ tăng trưởng của cây, từđó chúng ta có thể tiến hành tác động một số biện pháp kỹ thuật một cách kịp thời, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, nhằm thu được năng suất và chất lượng quả cao nhất.

Tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng về chiều cao cây và số lá qua 6 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Thời gian tiến hành theo dõi được bắt đầu sau khi cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kết hợp và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ xuân hè và thu đông năm 2015 (Trang 43)