Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kết hợp và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ xuân hè và thu đông năm 2015 (Trang 44 - 46)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

3.5.2.1. Các giai đon sinh trưởng ca cây cà chua trên đồng rung

- Thời gian từ trồng đến ra hoa: Khi có 70% số cây trong ô thí nghiệm nở

hoa chùm 1.

- Thời gian từ trồng đến đậu quả: Khi có 70% số cây trong ô thí nghiệm

đậu quảở chùm 1.

- Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín: Khi có 30% số cây trong ô thí nghiệm có quả chín ở chùm 1.

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây và số lá trên thân chính: Theo dõi 6 cây/ô, 1 lần/ tuần, bắt đầu theo dõi sau trồng 1 tuần.

3.5.2.2. Mt s ch tiêu v cu trúc cây, hình thái, đặc đim n hoa

- Sốđốt từ gốc đến chùm hoa đầu tiên (đốt).

- Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên: đo bằng thước dây (cm).

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): đo bằng thước dây từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng.

- Số lá cuối cùng (lá): Đếm số lá trên thân chính

- Màu sắc lá: Quan sát và phân biệt màu xanh đậm, xanh, xanh sáng. - Dạng chùm hoa: + Đơn giản: hoa ra trên 1 nhánh chính.

+ Trung gian: hoa ra trên 2 nhánh chính. + Phức tạp: chùm hoa chia thành nhiều nhánh. - Đặc điểm nở hoa: quan sát và phân biệt hoa nở rải rác hay nở rộ, tập trung. - Màu sắc vai quả.

3.5.2.3. Các yếu t cu thành năng sut

- Tỷ lệđậu quả = (số quảđậu/số hoa)*100%

Theo dõi trên 5 chùm hoa đầu của cây (từ dưới lên), tính tỷ lệđậu quả trên từng chùm và tỷ lệđậu quả trung bình.

- Số chùm quả trên cây (chùm)

+ Số quả nhóm quả lớn N1 (D > 2,5 cm) + Số quả nhóm quả nhỏ N2 (D < 2,5 cm)

- Khối lượng trung bình quả (gam) của 2 nhóm: Nhóm quả lớn (P1) và nhóm quả nhỏ (P2). - Năng suất cá thể = N1.P1 + N2.P2 - Năng suất ô thí nghiệm (Kg/ô) - Năng suất (tấn/ha) 3.5.2.4. Mt s ch tiêu v hình thái qu - Chỉ số dạng quả: I = H/ D

Trong đó: H: Chiều cao quả (cm), D: Đường kính quả (cm)

I >1: Dạng quả dài I = 0,8-1: Dạng quả tròn I < 0,8: Dạng quả dẹt - Màu sắc vai quả khi chưa chín.

- Số ngăn hạt/quả. - Số hạt trên quả.

3.5.2.5. Mt s ch tiêu v phm cht qu

- Đặc điểm thịt quả: chắc thô (sượng), chắc mịn, chắc bở, mềm mịn, mềm nát. - Độướt thịt quả: dùng dao cắt ngang quả và quan sát:

+ Rất ướt: mặt thịt quảướt, nghiêng có dịch chảy ra

+ Ướt: mặt thịt quảướt, nghiêng không có dịch quả chảy ra. + Khô nhẹ: mặt thịt quả lấm tấm dịch quả.

+ Khô: mặt thịt quả ráo nước.

- Đánh giá khẩu vị nếm theo các mức: chua, chua dịu, nhạt, ngọt dịu, ngọt, ngọt đậm.

- Đánh giá hương vị quả: có hay không hương vị thơm đặc trưng của cà chua hoặc có hương vị phụ khác (hăng).

Bốn chỉ tiêu trên được đánh giá theo phương pháp do Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đưa ra.

3.5.2.6. Tình hình nhim mt s sâu bnh hi chính và nt qu sau mưa

* Bệnh chết héo cây ( héo xanh ): Xác định số cây bị bệnh trên tổng số cây

ở ô thí nghiệm.

* Bệnh virus: Xác định theo biểu hiện triệu trứng trên cây. Đánh giá vào 25, 33, 40, 47 ngày sau trồng.

* Một số nấm bệnh khác được xác định theo thang điểm: Bệnh sương mai (Phytophthora infestans) và bệnh đốm nâu (Clasdosporium fulvum).

Bệnh nấm và bệnh virut được đánh giá theo thang điểm từ 0 – 5 (theo hướng dẫn của ARVDC) 0: Không có triệu chứng 1: 1 – 19% diện tích lá bị bệnh 2: 20 – 39% diện tích lá bị bệnh 3: 40 – 59% diện tích lá bị bệnh 4: 60 – 79% diện tích lá bị bệnh 5: > 80% diện tích lá bị bệnh

Riêng với bệnh virus, héo xanh vi khuẩn được tính bằng % số cây bị hại. * Tỷ lệ nứt quả sau mưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kết hợp và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ xuân hè và thu đông năm 2015 (Trang 44 - 46)